Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.5. Thực trạng quản lý đất đai
a. Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Nhân sự: gồm 08 biên chế (trong đó: Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng, 04 chuyên viên) và 02 nhân viên hợp đồng.
- Trình độ gồm: 01 thạc sĩ và 07 kỹ sư, cử nhân.
- Trang thiết bị gồm:
+ 03 phòng làm việc và 01 kho lưu trữ tài liệu chung với các phòng, ban khác trong UBND huyện.
+ 01 máy photo, 07 bộ máy vi tính để bàn, 01 máy tính xách tay, 01 máy scan A4, 01 máy in A3, 05 máy in A4, 02 máy ảnh.
b. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
- Nhân sự: gồm 07 biên chế, trong đó có Giám đốc, 01 phó giám đốc và 05 viên chức.
- Về trình độ gồm: 01 thạc sỹ, 05 kỹ sư và 01 cử nhân.
- Trang thiết bị gồm: 02 máy tính xách tay, 05 máy vi tính để bàn, 01 máy GPS cầm tay, 01 máy toàn đạc điện tử, 02 máy in A3, 02 máy in A4, 01 máy scan A3, 01 máy scan A4.
Nhìn chung, trình độ cán bộ, công chức phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hoành Bồ hiện tại khá
đồng đều, tuy nhiên, số lượng chỉ tiêu biên chế ít, lực lượng mỏng, trang thiết bị văn phòng còn thiếu, phòng làm việc chật chội, thiếu kho lưu trữ hồ sơ, khối lượng công việc nhiều, hồ sơ cần lưu trữ lớn nên gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận và cập nhật, đăng ký chỉnh lý biến động, lưu trữ, bảo quản hồ sơ.
c. Đội ngũ công chức địa chính xây dựng cấp xã
Toàn huyện có 01 thị trấn và 12 xã với tổng số công chức địa chính xây dựng là 26 người, cụ thể như bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Hiện trạng trình độ công chức địa chính xây dựng cấp xã TT Tên đơn vị hành
chính cấp xã
Số cán bộ địa chính
(người)
Trình độ
1 Thị trấn Trới 2 đại học
2 Xã Thống Nhất 3 đại học
3 Xã Lê Lợi 2 đại học
4 Xã Sơn Dương 2 đại học
5 Xã Đồng Lâm 2 đại học
6 Xã Đồng Sơn 2 01 đại học, 01 cao đẳng
7 Xã Kỳ Thượng 2 01 đại học, 01 cao đẳng
8 Xã Dân Chủ 1 đại học
9 Xã Quảng La 2 đại học
10 Xã Tân Dân 2 01 đại học, 01 cao đẳng
11 Xã Bằng Cả 2 01 đại học, 01 trung cấp
12 Xã Hòa Bình 2 đại học
13 Xã Vũ Oai 2 đại học
Toàn huyện 26
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Hoành Bồ 2015) Công chức địa chính xây dựng cấp xã hiện đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, tuy nhiên về trình độ chuyên môn chưa đồng đều, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin, chính sách pháp luật chuyên môn trong thực thi nhiệm vụ còn hạn chế ở 1 số địa bàn xã. Trang thiết bị, văn phòng một số xã còn
sơ sài, thiếu thốn, địa bàn rộng nên chưa đáp ứng để phục vụ công tác quản lý đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
3.1.5.2. Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Về bản đồ địa chính: tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã được đo đạc lập bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác cấp GCN, gồm 36 tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 được đo vẽ từ năm 2006 đến năm 2008 và 1.232 tờ bản đồ địa chính đất nông nghiệp và đất ở tỷ lệ 1/500, 1/1.000 và 1/2.000 được đo vẽ từ năm 2007 đến năm 2012 được thể hiện chi tiết qua bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3. Tình hình đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hoành Bồ
STT Tên xã, thị trấn
Số tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp (tỷ lệ
1/10.000)(tờ)
Số tờ bản đồ địa chính đất NN và đất
ở (tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000) (tờ)
1 Thị trấn Trới 1 140
2 Xã Kỳ Thượng 4 59
3 Xã Hoà Bình 3 34
4 Xã Đồng Sơn 5 159
5 Xã Vũ Oai 2 60
6 Xã Đồng Lâm 5 127
7 Xã Thống Nhất 3 248
8 Xã Tân Dân 3 69
9 Xã Bằng Cả 2 21
10 Xã Quảng La 2 42
11 Xã Dân Chủ 2 23
12 Xã Sơn Dương 3 106
13 Xã Lê Lợi 1 144
Toàn huyện 36 1.232
(Nguồn: Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Hoành Bồ 2015) - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hoành Bồ đến năm 2020 được phê duyệt năm 2014.
- Về sổ mục kê: đối với đất ở và đất nông nghiệp ở 13 xã, thị trấn đều đã có sổ mục kê tạm thời lập từ năm 2009 đến 2011, được lưu 01 bộ tại phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Sổ địa chính: đã lập sổ địa chính cho 13 xã, thị trấn từ năm 2009 đến 2011.
- Sổ cấp giấy chứng nhận: được lập đầy đủ cho cả 13 xã, thị trấn từ năm 2009 theo mẫu giấy chứng nhận mới.
- Sổ theo dõi đăng ký biến động QSDĐ: chưa lập.
Qua đây cho thấy tài liệu, bản đồ để phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện khá đầy đủ tạo nên thuận lợi cho công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ và chỉnh lý biến động đất đai khi người sử dụng đất thực hiện các quyền.
3.1.5.3. Khái quát tình hình thực hiện cấp giấy CNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận) trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2013-2015
Trong giai đoạn 2013-2015, UBND huyện Hoành Bồ đã tập trung cao độ để đẩy nhanh công tác cấp GCN. Hằng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường đều tiến hành rà soát nhu cầu cấp GCN trên địa bàn các xã để tham mưu cho UBND huyện Hoành Bồ ban hành Kế hoạch cấp GCN. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thực hiện Văn bản số 732/UBND-QLĐĐ1 ngày 19/02/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/HU ngày 14/05/2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất huyện đã:
- Tăng cường đẩy nhanh công tác thẩm tra hồ sơ, hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện kế hoạch cấp GCN.
- Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp để giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ cấp GCN.
- Thường xuyên tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện công tác cấp GCN với UBND huyện.
Vì vậy tỷ lệ cấp GCN đạt rất cao vượt kế hoạch cả về diện tích và số GCN, tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình, làm cơ sở cho việc quản lý Nhà nước về đất đai, tài sản theo quy định của pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
a. Tình hình cấp giấy chứng nhận lần đầu
Tính đến ngày 31/12/2015, UBND huyện Hoành Bồ đã cơ bản hoàn thành cấp GCN lần đầu trên toàn địa bàn huyện.
Theo Báo cáo kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2014, diện tích còn lại chưa cấp GCN lần đầu tính đến ngày 01/07/2015 vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ do nguyên nhân: tranh chấp đất đai, chưa thống nhất được diện tích ranh giới thửa đất, thửa đất nhận thừa kế gia đình chưa thống nhất việc phân chia, thửa đất có nguồn gốc do tự lấn chiếm, vi phạm quy định của pháp luật đất đai khi thực hiện việc cấp giấy có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính gia đình không có khả năng nộp tiền vào ngân sách nhà nước, một số trường hợp nằm trong quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trong hành lang các công trình như hành lang an toàn lưới điện, giao thông, chủ hộ đi vắng không có mặt tại địa phương hoặc không có nhu cầu đề nghị cấp GCN. Để hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lầm đầu cho người sử dụng đất UBND huyện đã xây dựng kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2016 với mục tiêu hoàn thành việc đăng ký đất đai (bắt buộc theo quy định của Luật Đất đai) đối với toàn bộ chủ sử
dụng đất trên địa bàn huyện và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
b. Về cấp GCN sau đăng ký biến động
Trong thời gian từ ngày 01/01/2011 đến 31/12/2015, tình hình cấp giấy chứng nhận sau đăng ký biến động (gồm cấp GCN sau chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển mục đích, tách thửa, cấp đổi, cấp lại GCN) UBND huyện chỉ đạo cơ quan Tài nguyên và Môi trường chủ động tuyên truyền, hướng dẫn chủ sử dụng đất thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đúng quy định để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số liệu cụ thể được thể hiện theo bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận sau đăng ký biến động trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu
Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị và đất vườn ao
liền kề đất ở)
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Các loại đất khác
Tổng cộng Số GCN
(giấy) 1218 185 156 15 1574
Diện tích
(ha) 40,90 22,40 223,10 0,55 286,95
(Nguồn: Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Hoành Bồ 2015) Giấy chứng nhận cấp sau đăng ký biến động phần lớn hồ sơ tập trung ở địa bàn thị trấn Trới, xã Thống Nhất, xã Lê Lợi, xã Sơn Dương là các địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển có lượng giao dịch lớn, thị trường bất động sản sôi động hơn, các địa phương còn lại có lượng giao dịch ít hơn.
Như vậy cho thấy tình hình cấp GCN trên địa bàn huyện được triển khai khá tốt và đạt hiệu quả cao. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho người dân trong quá trình thực hiện các QSDĐ của mình.