Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp được lấy từ: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bến Tre, các báo cáo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư về thu hút FDI giai đoạn 2006 – 2011, Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 – 2011 và tài liệu có liên quan trên tạp chí, báo, internet.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp so sánh và mô hình hồi quy để thấy được sự tác động của nguồn vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bến Tre.
a) Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu gốc. Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh tế hay trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có hai phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh số tương đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (kỳ cơ sở). Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch đề ra hoặc so sánh kết quả thực hiện kỳ này so với kết quả thực hiện kỳ trước.
Công thức: Y = Y1- Y0 Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau
Y :là phần chênh lệch thể hiện sự tăng (giảm) của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện sự chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh sự biến động bên trong của chỉ tiêu.
Công thức: gy = (Y1 – Y0)/Y0 Trong đó:
gy là tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
b) Phân tích mô hình hồi quy
Dùng mô hình hồi quy để phân tích sự tác động của nguồn vốn FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bến Tre. Mô hình hồi quy có hai dạng: hồi quy tuyến tính đơn giản và hồi quy tương quan bội.
Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản
Là một trong các phương pháp thống kê hữu ích là phân tích hồi quy tương quan. Phương trình hồi quy biểu diễn tương quan hai biến (biến phụ thuộc và biến độc lập) gọi là phương trình hồi quy đơn. Nếu đồ thị của hàm hồi quy là đương thẳng thì gọi là hàm tuyến tính. Phương trình có dạng:
y= ax+b Trong đó:
y: là biến phụ thuộc x: là biến phụ thuộc
Phân tích hồi quy tương quan bội
Đây là dạng phân tích mô hình hồi quy đa biến, phương trình có dạng:
y = f(xi) Trong đó:
y: là biến phụ thuộc
xi = x1, x2, x3, … là các biến độc lập. Nếu là quan hệ tuyến tính thì hàm hồi quy tuyến tính có dạng:
y = a1x1 + a2x2 + a3x3+…+anxn + b
Phân tích hệ số tương quan
Hệ số tương quan (ký hiệu là r) cho ta thấy mức độ ảnh hưởng giữa hai biến X và Y với nhau, thể hiện qua các trường hợp sau:
+ Nếu ( r > 0) thì hai biến X và Y biến thiên cùng chiều, tức là khi X tăng thì Y tăng, khi X giảm thì Y giảm.
+ Nếu (r < 0) thì X và Y biến thiên nghịch chiều, tức là khi X tăng thì Y giảm và khi X giảm thì Y tăng.
+ Nếu ( r = 0) cho thấy hai biến X và Y là hoàn toàn độc lập với nhau.
+ Nếu (r = -1 hay r = 1) thì mối liên hệ của X và Y hoàn toàn được xác định, có nghĩ là bất cứ giá trị nào của X ta cũng có thể xác định được giá trị của Y.
c) Phân tích ma trận SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong các tình huống. SWOT là viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Strengths ( điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
Strengths – Các điểm mạnh: Đây là những yếu tố có giá trị hoặc điểm mạnh của tổ chức, cá nhân. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong (internal) và hữu dụng (helpful) của đối tượng đang xem xét.
Weaknesses – Các điểm yếu: Đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là thuộc tính bên trong (internal) và có tính gây hại (harmful) của đối tượng đang xem xét.
Opportunities – Các cơ hội : Đây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho cá nhân và tổ chức, là các yếu tố bên ngoài (external) và hữu ích (helpful) cho cá nhân hoặc tổ chức đang xem xét.
Threats – Các mối nguy cơ: Đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài (external) mà cá nhân hoặc tổ chức của bạn có thể phải đối mặt.