4.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BẾN TRE
4.2.2. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bến Tre
a. Tác động của FDI đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bến Tre.
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu có sự tăng trưởng nhanh hay chậm của một bộ phận cấu thành nào đó của nền kinh tế thì có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc nghiên cứu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho ta thấy vai trò vị trí của các bộ phận cấu thành nhằm đạt mục tiêu như mong muốn. Để có thể phân tích sự tác động của FDI đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ta sẽ đi vào xem xét sự tác động của nguồn vốn FDI đối với từng khu vực kinh tế.
Bảng 4.11: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC KHU VỰC KINH TẾ VÀO GIÁ TRỊ GDP TỪ NĂM 2006 – 2011
ĐVT: Triệu đồng Năm
Nông lâm nghiệp thủy sản
(KV1)
Công nghiệp xây dựng
(KV2)
Dịch vụ (KV3)
Tỷ trọng (%) KV1 KV2 KV3 2006 76.888 157.867 158.276 19,56 40,17 40,27 2007 79.723 174.259 171.391 18,74 40,97 40,29 2008 82.717 192.065 186.562 17,93 41,63 40,44 2009 86.587 203.554 200.317 17,65 41,50 40,85 2010 88.166 214.799 213.061 17,09 41,63 41,28 2011 90.613 231.336 229.660 16,43 41,94 41,63 Tổng 504.694 1.173.880 1.159.267 17,78 41,37 40,85
(Nguồn: niên giám thống kê và phòng tổng hợp kinh tế tỉnh Bến Tre)
Giá trị đóng góp vào GDP của các khu vực kinh tế nhìn chung đều tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm. Năm 2006, đóng góp vào giá trị GDP là 76.888 triệu đồng, chiếm đến 19,56% trong cơ cấu GDP. Đến năm 2011 giá trị tăng lên 231.336 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 16,46%. Điều này cho thấy sự gia tăng đáng kể giá trị đóng góp vào GDP của khu vực ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng của GDP khu vực công nghiệp năm 2006 là 40,17%, tăng lên 41,94% năm 2011, nguyên nhân là do các doanh nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như: Cơm dừa nạo sấy, các mặt hàng thủy
sản, may mặc và lao động tại chỗ. Bên cạnh còn do có các chương trình hỗ trợ phát triển làng nghề, hoạt động khuyến công,… Từng bước mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đóng góp của khu vực dịch vụ năm 2006 là 158.276 triệu đồng chiếm 40,27%, nhưng đến năm 2011 tăng lên 229.660 triệu đồng, tỷ trọng cũng tăng lên 41,63%.
Sự tăng trưởng của các khu vực trong nền kinh tế có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu như trước đầy phần lớn diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, thì hiện nay với nền công nghiệp phát triển, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần do một phần lớn diện tích đất bị quy hoạch để hình thành các KCN, cụm công nghiệp. Vì thế, cần phải tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vao nông nghiệp để nâng cao năng suất sản xuất giúp người nông dân có mức thu nhập ổn định.
0 50 100 150 200 250
2006 2007 2008 2009 2010 2011
KV1 KV2 KV3
Hình 4.3: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC KHU VỰC KINH TẾ VÀO GIÁ TRỊ GDP NĂM 2006 – 2011
Cùng với việc tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, Bến Tre còn chủ động đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản đặc thù thông qua việc xây dựng hoàn chỉnh các vùng nguyên liệu, nhân rộng mô hình sản xuất lúa, thủy sản, rau quả theo tiêu chuẩn GAP. Ngoài ra tỉnh còn phải thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp tuyên truyền giới thiệu nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản về số lượng, loại nông sản, cách thức đầu tư của doanh nghiệp,… Để kêu gọi ký kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân.
0 50 100 150 200 250 300 350
2006 2007 2008 2009 2010 2011
0 1 2 3 4 5 6
Công nghiệp Nông nghiệp
Hình.4.4: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP KHU VỰC CÓ VỐN FDI TỈNH BẾN TRE THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994
(Nguồn: Niên giám thống kê, tình hình phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ĐBSCL năm 2011)
Qua hình 4.4 ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực có vốn FDI nhìn chung có sự biến động tăng qua các năm. Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp là 84,2 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 292,4 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trong giai đoạn 2006 – 2011 là 33,4%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp FDI khi đầu tư chủ yếu là đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp như: sản xuất kinh doanh hàng may mặc, sản xuất chế biến hàng thủ công mỹ nghệ lấy nguyên liệu từ dừa, chế biến bảo quản hàng nông thủy sản,…bởi vì các ngành này mang lại cho doanh nghiệp giá trị kinh tế cao, ít rủi ro. Trong khi đó, giá trị nông nghiệp trong khu vực FDI có xu hướng giảm qua các năm từ năm 2006 – 2011. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 là 5,4 triệu đồng, nhưng đến năm 2010 – 2011 giá trị này giảm xuống còn không là do ngành nông nghiệp của tỉnh còn vào phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thu hoạch theo thời vụ, khi đầu tư vào sẽ làm cho các doanh nghiệp tốn nhiều chi phí về cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy mà các doanh nghiệp FDI họ rất hạn chế trong việc bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre từ năm 2006 – 2011, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh.
Công nghiệp
(Triệu đồng) Nông nghiệp
(Triệu đồng)
- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Hình.4.5: TỔNG MỨC BÁN LẺ VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KHU VỰC CÓ VỐN FDI TỈNH BẾN TRE THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994
(Nguồn: niên giám thống kê, tình hình phát triển kinh tê – xã hội tỉnh Bến Tre năm 2011) Qua hình trên ta thấy ngành dịch vụ trong khu vực FDI tỉnh Bến Tre có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2006 – 2011. Năm 2006 là 18.247 triệu đồng tăng lên 47.489 triệu đồng năm 2011. Tốc độ tăng trung bình hằng năm trong cả giai đoạn 2006 – 2011 là 18,32%. Nguyên nhân là do lượng hàng hóa trên thị trường dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và mua sắm của nhân dân trong tỉnh; công tác quản lý thị trường được tập trung chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh đã góp phần bình ổn giá thị trường, duy trì tật tự kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác xây dựng và nâng cấp các chợ được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, ngoài ra tỉnh thực hiện cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mục đích nhằm nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc cải tiến chất lượng kinh doanh, thu hút người tiêu dùng hướng về hàng Việt, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ bằng chứng là tỉnh tổ chức nhiều phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn ở thị trấn Châu Thành, Bình Đại,Thạnh Phú.
Sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự chuyển hướng đầu tư vào các khu vực kinh tế của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngành công nghiệp và dịch vụ được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn. Những Triệu đồng
ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi được đầu tư mạnh cũng góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp trên địa bàn phát triển để cung ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy.
Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự cải tiến trong sản xuất canh tác, đòi hỏi các cơ quan chức năng và người dân phải có sự nghiên cứu, tích cực chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất sản phẩm để đủ nguồn cung ứng cho công nghiệp chế biến. Điều này cũng góp phần cải thiện đời sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ như thu mua nông sản, thủy hải sản,… Đã góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa của tỉnh Bến Tre trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua đây ta nhận thấy rằng việc thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Bến Tre đang đi đúng hướng trong kế hoạch phát triển của tỉnh.
b. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
Ta sẽ đi phân tích mô hình hồi quy gồm ba biến (GDP, FDI và vốn do nhà nước quản lý). Trong đó, GDP là biến phụ thuộc; FDI và vốn do nhà nước quản lý là biến độc lập.
Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy:
Giả sử với mức ý nghĩa 5%
reg lngdp lnvonnnql lnfdi
Source | SS df MS Number of obs = 20 ---+--- F( 2, 17) = 112.58 Model | 3.03666145 2 1.51833072 Prob > F = 0.0000 Residual | .229283246 17 .01348725 R-squared = 0.9298 ---+--- Adj R-squared = 0.9215 Total | 3.26594469 19 .171891826 Root MSE = .11613
---
lngdp | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
---+---
Lnvonnnql .5288651 .0989499 5.34 0.000 .3200992 .7376311 lnfdi | .2434614 .0863734 2.82 0.012 .0612295 .4256933 _cons | 3.260689 .2439827 13.36 0.000 2.74593 3.775448
--- Phương trình hồi quy:
lnGDP = 3.260 + 0,243 lnFDI + 0,528ln Von NNQL
Khi nguồn vốn FDI đầu tư vào Bến Tre tăng thêm 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bến Tre tăng 0,243%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này chứng tỏ khi vốn FDI đầu tư vào Bến Tre thì nó có tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Khi nguồn vốn do nhà nước quản lý tăng thêm 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bến Tre tăng 0,528%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Với R2 = 92,98%, điều này chứng tỏ, tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bến Tre được giải thích bởi hai nguồn vốn đó là nguồn vốn FDI và nguồn vốn do nhà nước quản lý, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Qua đây ta thấy kinh tế tỉnh Bến Tre phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, mà tỉnh cần phải có chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảng 4.12. Hệ số tương quan giữa GDP với vốn FDI và vốn do nhà nước quản lý của tỉnh Bến Tre năm 1992 – 2011
lnGDP lnVon NNQL lnFDI
lnGDP 1,0000
lnVonNNQL 0,9471 1,0000
lnFDI 0,9010 0,8509 1,0000
Sau khi phân tích hệ số tương quan giữa GDP với vốn do nhà nước quản lý, vốn FDI. Kết quả là hệ số tương quan của các biến đều dương, cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa các biến với GDP. Mối tương quan của vốn FDI và nguồn vốn do nhà nước quản lý với GDP là rất cao, hệ số tương quan gần bằng 0,9. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bến Tre có ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy vốn FDI rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngoài những đóng góp quan trọng trên, FDI còn thể hiện những đóng góp của mình vào một số lĩnh vực sau:
Thông qua hoạt động FDI các nước có thể mở rộng và nâng cao mối quan hệ với nhau, đôi bên cùng có lợi. Hoạt động FDI cũng làm cho lưu thông kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, uy tín của các nước cũng được nâng cao trên thị trường quốc tế.
Góp phần vào chuyển giao công nghệ: Là một trong những vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là chuyển giao công nghệ. Các nhà đầu tư FDI không chỉ góp vốn bằng tiền và tài sản, mà họ còn góp vốn bằng bí quyết quản lý, kỹ thuật công nghệ của mình vào dự án. Các dự án FDI vào tỉnh Bến Tre từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, đã góp phần làm đa dạng hóa kỹ thuật công nghệ còn nghèo nàn, lạc hậu của tỉnh. Mặc dù đa số thiết bị công nghệ đưa vào tỉnh Bến Tre thuộc loại trung bình trên thế giới, nhưng những thiết bị này vẫn tiên tiến hơn những thiết bị hiện tại của tỉnh nhà.
Góp phần tạo khu công nghiệp, phát triển kinh tế địa phương: Đa số các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre với quy mô tương đối lớn đầu tư chủ yếu vào các KCN, cụm công nghiệp theo quy định được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt và thực hiện đúng định hướng phát triển của tỉnh, các KCN là khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính vì thế để tạo động lực thu hút FDI và tăng sự hấp dẫn về môi trường đầu tư, thì tỉnh phải tiến hành quy hoạch đầu tư và xây dựng các KCN, KCX và cụm công nghiệp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong tỉnh: FDI cũng có những đóng góp tích cực trong việc tạo ra cơ chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như kích thích các ngành dịch vụ phục vụ đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của tỉnh trở thành kênh phân phối cho các doanh nghiệp FDI.
Bên cạnh những thành quả đạt được của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thực tiễn từ những năm qua cho thấy FDI còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Hiệu quả hoạt động của các dự án còn thấp, giá trị gia tăng chưa cao; cơ cấu đầu tư FDI vào tỉnh chủ yếu là vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, ngành nghề mang tính gia công, nên giá trị sản phẩm đều chứa hàm lượng tỷ lệ cao nguyên liệu nhập khẩu, tỷ lệ nguyên liệu trong nước còn thấp, nên giá trị gia tăng
thấp. Bên cạnh đó, cơ chế kiểm tra giám sát tài chính của các đơn vị chức năng tỉnh Bến Tre chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp này nên làm thất thu ngân sách của tỉnh.
Đời sống của người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI chưa được đảm bảo. Tuy doanh nghiệp FDI có góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tiền lương được cải thiện. Nhưng môi trường làm việc không đảm bảo (tăng ca nhiều, vấn đề ăn uống), cùng với quyền lợi của người lao động chưa được thỏa đáng xảy ra trình trạng sức khỏe, dẫn đến lao động đình công ở một số doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề này đã làm ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người lao động và kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Đa số dự án đầu tư vào tỉnh chỉ với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản và sử dụng nhiều năng lượng, về trình độ tuy cao hơn trong nước nhưng vẫn còn lạc hậu so với thế giới.
Chương 5