Chương 3 TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN FDI Ở TỈNH BẾN TRE TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN FDI Ở TỈNH BẾN TRE
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẾN TRE TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
3.1.3. Đặc điểm về xã hội
Dân số tỉnh Bến Tre có sự phân bố không điều giữa các khu vực với nhau, bảng dưới đây thể hiện rõ hơn về điều này.
Bảng 3.1: DÂN SỐ VÀ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HÓA CỦA TỈNH BẾN TRE 2006 – 2011
Khoản mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dân số (nghìn người) 1.269,3 1.264,8 1.259,6 1.256,1 1.256,7 1.257,3
Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100
Thành thị (%) 9,49 9,66 9,84 10,01 10,02 10,09 Nông thôn (%) 90,51 90,34 90,16 89,99 89,98 89,91
(Nguồn: niên giám thống kê và tổng hợp từ phòng kinh tế tỉnh Bến Tre )
Qua thống kê số liệu dân số bảng 3.1 cho thấy dân số tỉnh Bến Tre có xu hướng giảm dần qua các năm. Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu dân số, tuy có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ giảm này vẫn còn rất thấp, từ đó cho thấy tốc độ đô thị hóa của tỉnh Bến Tre hiện nay nhìn chung vẫn còn chậm, dân cư khu vực nông thôn còn tập trung hoạt động kinh tế từ các làng nghề truyền thống như làng bánh tráng Mỹ Lòng, làng bánh phồng Sơn Đốc,... Hoạt động trong khu vực này đã tạo mức thu nhập đáng kể cho nhân dân địa phương.
Dân số thành thị chiếm tỷ trọng thấp, tỷ trọng này dần có sự chuyển đổi tích cực nhưng sự chuyển đổi này vẫn còn rất chậm. Vì vậy tỉnh cần phải có chính sách phù hợp để tiến hành đô thị hóa nông nghiệp nông thôn, bên cạnh phát triển các ngành nông nghiệp còn phải đẩy mạnh phát triển các ngành trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội cho người dân ở khu vực nông thôn.
Để rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí khu vực nông thôn so với khu vực thành thị. Tạo dựng môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa tỉnh.
3.1.3.2. Về lao động
Bến Tre có tỷ lệ người nằm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số của tỉnh, có tạo sự thu hút cho các doanh nghiệp FDI hay không.
Dưới đây là bảng số liệu về lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên của tỉnh.
Bảng 3.2: LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CỦA TỈNH BẾN TRE 2006 – 2011
Năm LLLĐ (Nghìn người)
LLLĐ/Tổng dân số (%)
LLLĐ có việc làm/Tổng dân số(%)
LLLĐ thất nghiệp/Tổng
dân số (%)
2006 717,1 56,49 53,1 3,39
2007 732,8 57,94 55,8 2,14
2008 760,5 60,38 58,8 1,58
2009 771,1 61,39 59,6 1,79
2010 792,6 63,07 61,1 1,97
2011 795,4 63,26 61,2 2,05
(Nguồn: niên giám thống kê và phòng kinh tế - tổng hợp tỉnh Bến Tre)
Qua bảng 3.2 cho thấy lực lượng lao động của tỉnh Bến Tre chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số của tỉnh, đây là một cơ hội lớn trong phát triển kinh tế, từ số liệu trên cho thấy LLLĐ có việc làm chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng này đều tăng qua các năm. Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dân số của tỉnh Bến Tre, tuy năm 2011 tỷ lệ LLLĐ thất nghiệp tăng nhưng không đáng kể, từ đó cho thấy công tác giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh được chú trọng. Tỉnh Bến Tre có nguồn lao động dồi dào cơ cấu trẻ. Đây là tiềm năng và cơ hội để tỉnh có thể phát triển kinh tế, là một trong những điều kiện để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bến Tre.
3.1.3.3. Về cơ sở hạ tầng
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua đã tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Giao thông vận tải
Bến Tre là một tỉnh có nhiều đường và cầu so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL gây nhiều khó khăn trong việc đi lại và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng từ năm 2006 đến nay Bến Tre đã xây dựng được 970 cây cầu và hơn 116km đường. Điều đó cho thấy hệ thống giao thông tỉnh Bến Tre đã không ngừng phát triển, tạo sự thuận lợi trong việc đi lại liên thông giữa các trung tâm xã huyện với
nhau, vận chuyển hàng hóa, phát triển dịch vụ ngành nghề nông thôn, góp phần tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị,…
Theo kế hoạch dự kiến giai đoạn 2011 – 2020 của Nhà Nước sẽ đầu tư xây dựng hai tuyến đường huyết mạch là nâng cấp đoạn đường từ cầu Rạch Miễu đến An Hóa, xây dựng tuyến đường từ cảng Giao Long về thành phố Bến Tre để phục vụ nhu cầu vận chuyển, giao lưu hàng hóa từ Bến Tre ra các tỉnh khu vực và cả nước, tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp. Ngoài ra, còn đầu tư nâng cấp đường ĐT.884, ĐT.887, ĐT.886, quốc lộ 57, mở rộng đường ĐT.885 và xây dựng các cầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông vận tải ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế Bến Tre, đây cũng là điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khu công nghiệp, khu chế xuất
Năm 2008 cầu Rạch Miễu hoàn thành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Bến Tre tìm cơ hội đầu tư càng tăng, hứa hiện các KCN sẽ chuyển mình mạnh bắt đầu từ năm 2008. Hiện tại Bến Tre có 02 KCN, gồm khu công nghiệp Giao Long với diện tích 148,9 ha đặt tại xã An Phước huyện Châu Thành, khu công nghiệp An Hiệp với diện tích là 72 ha tại xã An Hiệp huyện Châu Thành, 01 cụm công nghiệp Ba Tri hơn 20 ha đặt tại một phần của thị trấn Ba Tri và xã An Đức.
Ngoài ra, tỉnh đang tiến hành nghiên cứu quy hoạch các KCN: khu công nghiệp Bình Thới với diện tích 12 ha tại Bình Đại, khu công nghiệp Khánh Thạnh Tân tại Mỏ Cày, phát triển công nghiệp, phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020,… Để tạo động lực thu hút các nhà đầu tư lớn vào tỉnh Bến tre trong ngành công nghiệp và dịch vụ những năm tới.
Hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống ngân hàng của tỉnh Bến Tre đa dạng và phát triển, trong đó có 18 đơn vị ngân hàng – tổ chức tín dụng và 01 ngân hàng nhà nước được phân bố rộng khắp tất cả các huyện và thành phố, với hệ thống ngân hàng của tỉnh đã giải quyết thỏa đáng và kịp thời nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thông qua việc càng ngày càng mở rộng thêm đối tượng, phương thức huy động vốn và cho vay luôn đổi mới, ngày càng đơn giản hóa thủ tục để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên ở lĩnh vực này vẫn chưa hội tụ những nhân tố để có thể tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn về lĩnh vực tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài do đó ở Bến Tre chưa có dự án FDI nào thuộc lĩnh vực tài chính.
3.1.3.4. Về văn hóa và giáo dục
Bến Tre là quê hương đồng khởi, những con người với tinh thần tự lực, tự cường, thông minh, bất khuất vượt mọi khó khăn để chinh phục vùng đất hoang vu từ những buổi đầu khai sinh lập địa. Nổi tiếng với tên tuổi của Bà Nguyễn Thị Định và liệt sĩ Trần Văn Ơn,… đã góp phần làm rạng rỡ trang sử vẻ vang của quê hương. Vùng đất này còn sinh ra nhiều danh nhân như: nhà giáo Võ Trường Toản, học giả Phan Thanh Giản, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu,…
Bến Tre có số học sinh giỏi cấp quốc gia thuộc loại cao của khu vực ĐBSCL, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bến Tre được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng III, hạng II, hạng I. Ngày nay hệ thống giáo dục của tỉnh ngày càng được hoàn thiện với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp của tỉnh. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 01 Trường Đại học, Trường cao đẳng, Trường trung cấp và trung tâm dạy nghề.
Hằng năm tỉnh đã đào tạo hàng ngàn nhân lực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh và các tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL, cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức kể cả các doanh nghiệp FDI.