4.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BẾN TRE
4.2.1. Đóng góp của FDI tới sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre
Nguồn vốn FDI có đóng góp vào phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre, làm gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là sản xuất công nghiệp, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6: ĐÓNG GÓP CỦA FDI VÀO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994
Năm
Giá trị SXCN tỉnh
Bến Tre Giá trị SXCN khu vực có FDI
(Tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng hằng
năm (%) (Tỷ đồng)
Tỷ trọng so với giá trị SXCN tỉnh
(%)
Tốc độ tăng trưởng
hằng năm (%)
2006 2.336 - 44 1,9 -
2007 2.745 17,5 73 2,7 65,9
2008 3.067 11,7 122 3,9 67,1
2009 3.196 4,2 155 4,8 27,0
2010 3.710 16,1 292 7,9 88,4
2011 4.109 10,8 465 11,3 59,2
2006 - 2011 19.163 10,8 1.151 6,0 57,4
(Nguồn: Văn bản báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Bến Tre )
Qua bảng số liệu thống kê ở trên cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bến Tre tăng liên tục qua các năm từ 2006 – 2011, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng hằng năm không đều, tốc độ tăng trưởng trung bình 2006 – 2011 đạt 10,8%.
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có FDI chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và có xu hướng tăng từ 2006 – 2011.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI đang phát triển với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát triển chung của ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 57,4%. Nguyên nhân là do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường ổn định, được khuyến khích đầu tư bằng các cơ chế. Những đóng góp của khu vực FDI vào sản xuất công nghiệp tỉnh Bến Tre giữ vị trí quan trọng và có tác động thúc đẩy ngành công nghiệp tỉnh phát triển nhanh hơn về số lượng và chất lượng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, phù hợp với xu hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020.
b) Đóng góp FDI vào vốn đầu tư xã hội
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đóng góp vào ngành công nghiệp mà còn góp phần tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre.
Bảng 4.7: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2006 – 2011
ĐVT: Tỷ đồng Các nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn đầu tư do nhà
nước quản lý 567,1 825,8 916,0 736,2 1.274,0 1.507,2 Vốn đầu tư ngoài
nhà nước quản lý 5,238,9 6.148,6 6.440,6 7.077,8 6.896,0 7.313,4
FDI
Giá trị 117,0 174,4 201,3 666,0 1.170,0 1.102,4 Tỷ trọng trong
tổng nguồn vốn (%)
2,0 2,4 2,7 7,9 12,5 11,1
Tổng 5.932,0 7.148,8 7.557,9 8.480,0 9.340,0 9.923,0
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2011)
Qua bảng 4.7 về số tuyệt đối thì ta thấy vốn FDI tăng đáng kể, năm 2006 có giá trị là 117 tỷ đồng và đạt 1.120, 4 tỷ đồng vào năm 2011. Giá trị FDI sụt giảm từ năm 2010 – 2011. Tuy tỷ trọng FDI so với các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý và vốn ngoài nhà nước còn thấp, nhưng với những đóng góp như trên cũng chứng tỏ vị trí quan trọng của FDI trong tiến trình xây dựng và phát
triển kinh tế tỉnh. Nguồn vốn FDI không chỉ tạo ra nguồn đầu tư trực tiếp mà còn góp phần quan trọng giúp gia tăng nguồn vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế trong nước thông qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu, bao bì, vận tải,… Qua đây thấy rằng FDI cũng góp phần khai thác nhiều nguồn vốn của tỉnh Bến Tre.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn ngoài nhà nước
Vốn Do nhà nước quản lý
Hình 4.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH BẾN TRE 2006 - 2011
Qua hình 4.1 cho ta thấy trong giai đoạn 2006 – 2011 vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư của tỉnh chiếm 80,70%, vốn đầu tư do nhà nước quản lý chiếm 12,02%. Đóng góp của nguồn vốn FDI còn rất thấp chỉ chiếm 7,28% tổng nguồn vốn phát triển của tỉnh Bến Tre. Nguyên nhân do số dự án FDI đầu tư vào tỉnh còn khá thấp, quy mô về vốn của các dự án đó thì rất nhỏ. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI của tỉnh Bến Tre đã dần có những đóng góp cơ bản vào vốn đầu tư toàn xã hội, cụ thể là đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng từ 2,0% năm 2006 lên 12,5% năm 2010, nhưng năm 2011 giảm còn 11,1%, qua đó ta thấy vốn FDI đã có xu hướng đóng góp ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư tỉnh Bến Tre.
Đối với việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì đóng góp của vốn đầu tư là rất quan trọng. Trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút và thực hiện trên địa bàn tỉnh Bến Tre so với nhu cầu đầu tư phát triển thì chưa
nhiều, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn quá thấp so với tổng nhu cầu đầu tư của toàn xã hội. Nguyên nhân là do tỉnh chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư FDI, số lượng các dự án hạn chế, quy mô vốn thấp. Tuy nhiên xét về khía cạnh kinh tế thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng góp cho tỉnh trong thời gian qua đã có ý nghĩa quan trọng. Nó đã góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Như vậy, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre.
c) Đóng góp FDI vào ngân sách nhà nước
Nguồn vốn FDI ngoài đóng góp vào ngành công nghiệp, góp phần tăng nguồn vốn đầu tư phát triển, và góp phần tăng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre.
Bảng 4.8: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ĐVT: tỷ đồng Các khoản mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thu từ kinh tế nhà nước 363,1 391,7 426,5 532,6 628,1 754,5 Thu từ khu vực ngoài quốc
doanh 178,8 196,0 256,0 205,0 240,0 359,7
Thu từ doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 1.1 1,3 2,5 3,0 4,9 5,8
Tổng 543,0 589,0 685,0 740,6 873,0 1.120,0
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre qua các năm)
Qua bảng 4.8 cho thấy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 – 2007 cho tạo ra nguồn thu thấp cho ngân sách nhà nước. Vì đây là giai đoạn các doanh nghiệp bắt đầu triển khai xây dựng, số lượng doanh nghiệp đi vào sản xuất chưa nhiều nên chưa tạo nguồn thu lớn. Từ năm 2008 – 2011, nguồn thu từ khu vực kinh tế này liên tục tăng, đóng góp vào ngân sách năm 2010 cao gấp 4,27 lần so với năm 2006, giá trị đóng góp của khu vực này tăng trưởng không đều.
Giá trị đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách tỉnh Bến Tre đã tăng liên tục từ năm 2006 – 2011 và được thể hiện như hình sau:
1.1 1.3
2.5 3.0
4.9
5.8
- 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài
Hình 4.2: ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE
Ngoài việc bổ sung vào nguồn vốn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp FDI cũng có những đóng góp ngày càng quan trọng vào ngân sách tỉnh Bến Tre. Đây là nguồn vốn bổ sung có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế Bến Tre đang trên đà xây dựng và phát triển.
d) Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động
Việc thu hút FDI vào địa bàn tỉnh đã góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập. Đóng góp về mặt xã hội của FDI được thể hiện như sau:
Bảng 4.9: LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT HẰNG NĂM CỦA TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2006 – 2011
Năm
Số lao động được giải quyết việc làm mới
(Người)
Số lao động được giải quyết việc làm mới từ FDI
(Người) Tỷ trọng (%)
2006 30.902 2.500 8,09
2007 31.546 2.714 8,60
2008 30.000 1.000 3,33
2009 29.975 2.000 6,67
2010 30.000 2.500 8,33
2011 26.218 2.100 8,01
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre qua các năm) Tỷ đồng
Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lao động được giải quyết việc làm mới của tỉnh Bến Tre trung bình mỗi năm là 29.773 người. Trong đó các doanh nghiệp FDI cũng góp phần vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh. Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết việc làm mới cho 2.136 người lao động.
Tỷ trọng đóng góp vào công tác tạo việc làm mới của khu vực FDI có sự biến động qua các năm, giá trị sụt giảm từ năm 2007 – 2008, trong năm 2008 do sự biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của dự án, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và hạn chế việc thuê mướn lực lượng lao động, nên trong năm 2008 khu vực FDI chỉ giải quyết cho 1.000 người lao động trong tổng số 30.000 người.
Từ khi Bến Tre thu hút FDI, người lao động địa phương có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, môi trường làm việc tiên tiến hơn, chế độ tiền lương và tiền thưởng được ưu đãi hơn. Bên cạnh đó, khi dự án bắt đầu hoạt động thì các nhà đầu tư đưa vào Bến Tre những chuyên gia giỏi, áp dụng những chế độ quản lý và tổ chức kinh doanh hiện đại, còn đào tạo nguời lao động để phù hợp với trình độ công nghệ của dự án đang hoạt động. Nhằm mục đích thực hiện dự án có hiệu quả. Đây chính là điều kiện tốt để người lao động tỉnh Bến Tre học hỏi và nâng cao trình độ quản lý đối với đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, đồng thời nâng cao năng lực và tác phong làm việc công nghiệp của lực lượng công nhân.
e) Góp phần tăng giá trị xuất khẩu
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mang lại giá trị cao của tỉnh như gạo, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thủy sản và hàng dệt may. Ngoài mặt hàng gạo là thuộc lĩnh vực nông nghiệp, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh hầu hết thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, trong khi đó các doanh nghiệp FDI của tỉnh lại chuyên sản xuất các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực này, cụ thể như: Hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí, giày da, nông sản, và các sản phẩm hàng dệt may.
Nên đóng góp của doanh nghiệp FDI vào giá trị xuất khẩu của tỉnh tương đối cao, trung bình giai đoạn 2006-2011 đóng góp vào giá trị xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 14,63%.
Bảng 4.10: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH BẾN TRE
Năm Tổng giá trị xuất khẩu Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
1000 USD % 1000 USD %
2006 123.000 100 15.190 12,35
2007 134.000 100 23.154 17,28
2008 188.192 100 34.529 18,35
2009 193.000 100 24.177 12,53
2010 230.000 100 39.086 16,99
2011 363.931 100 55.114 15,14
2006 – 2011 1.232.123 100 180.250 14,63
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Bến Tre qua các năm)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy giá trị xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục qua các năm 2006 – 2011 (tuy năm 2009 giá trị xuất khẩu giảm nhưng không đáng kể), năm 2006 chỉ đạt 123.000 nghìn USD sang năm 2011 tăng cao và đạt 363.931 nghìn USD, chiếm tỷ trọng là 15,14% trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Ta thấy đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào giá trị xuất khẩu của tỉnh ngày càng gia tăng về giá trị.
Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh có sự thay đổi qua các năm, tỷ trọng này giảm từ năm 2008 – 2009 (cụ thể là giảm 5,36%). Vì trong giai đoạn này bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn do tình hình biến động giá cả làm cho chi phí đầu vào tăng lên, tiêu thụ sản phẩm có xu hướng chậm lại nên sản xuất bị thu hẹp, một số doanh nghiệp thua lỗ đã làm sụt giảm tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp FDI. Với sự đóng góp như trên, tỉnh cần thực hiện nhiều chính sách thu hút FDI để gia tăng nhiều dự án và vốn đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển đồng thời tăng giá trị xuất khẩu của tỉnh.