Phương pháp ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tich lủy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị (Trang 24 - 28)

Chương 2: MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp

2.4.2.1. Lập ô tiêu chuẩn

- Căn cứ vào hồ sơ về hiện trạng rừng hiện có, qua thực tế điều tra rà soát và sơ thám đề tài tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình tạm thời mỗi cấp tuổi bố trí các ÔTC nằm ở vị trí chân, sườn, đỉnh ( Mỗi vị trí 03 ô). Ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 500 m2 (20x 25m).

- Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng: D1.3 (Đường kính thân cây tại vị trí cách mặt đất 1.3m), Hvn (Chiều cao vút ngọn), DT (Đường kính tán) trên các ô tiêu chuẩn.

2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn

* Điều tra tầng cây cao

- Đường kính ngang ngực (D1,3): Dùng thước kẹp kính có độ chính xác đến mm đo tại vị trí 1,3m.

- Chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thước đo cao Bumleiss, tuỳ theo địa hình mà đứng cách cây theo các khoảng cách trên thước tiến hành đo (ngắm vào hai điểm gốc và đỉnh cây) độ chính xác của thước đến 0,1m, sau đó tính toán chiều cao của cây.

16

- Đo đường kính tán cây (Dt) bằng cách đo gián tiếp thông qua hình chiếu của nó bằng thước dây có độ chính xác đến 1cm theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn.

* Đánh giá chất lượng rừng trồng

Dựa vào Hvn, D1,3, độ thẳng thân cây, khả năng tỉa cành, tình hình sâu bệnh hại để đánh giá chất lượng theo 3 cấp như sau:

- Cây sinh trưởng tốt (T): Là những cây sinh trưởng khoẻ mạnh, thân thẳng, tán lá cân đối, không bị sâu bệnh.

- Cây sinh trưởng trung bình (TB): Là những cây có hình thái trung gian sinh trưởng trung bình.

- Cây sinh trưởng xấu (X): Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, nhiều u bướu. Kết quả điều tra ghi vào phụ biểu 01

Biểu 01: Phiếu điều tra tầng cây cao

Tên Công ty: Tiểu khu: Khoảnh: Lô: Vị trí:

Loài cây: Năm trồng: Người ghi chép: Ngày điều tra:

STT

Đường kính D1,3

Đường kính tán Dt

Chiều cao vút ngọn

(Hvn)

Chiều cao dưới cành

(Hdc)

Chất lượng cây

ĐT NB TB ĐT NB TB T TB X

* Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi:

- Trong mỗi ÔTC lập 5 ô dạng bản, mỗi ô dạng bản có diện tích 25 m2 (5m x 5m) để điều tra tầng cây bụi, thảm tươi.

OD

ODB 3

17

- Các ô dạng bản được bố trí 4 ô ở 4 góc và một ô ở giữa ô tiêu chuẩn.

- Điều tra cây bụi theo các chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của các loại trên ODB…

- Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: Loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng …

Sau đó thu gom toàn bộ cây bụi thảm tươi cân tại chỗ khối lượng cây bụi thảm tươi. Kết quả điều tra trong ô dạng bản ghi vào mẫu biểu 02.

Biểu 02: Phiếu điều tra cây bụi thảm tươi

Tên Công ty: Tiểu khu: Khoảnh: Lô: Vị trí:

Người ghi chép: Ngày điều tra:

ODB Tên loài cây chủ yếu

Độ che phủ (%)

Hmax(m) Htb(m) Khối lượng

Thảm tươi Cây bụi

* Điều tra độ tàn che tầng cây cao

Điều tra theo phương pháp hệ thống mạng lưới điểm: Gồm 100 điểm trên một OTC, các điểm được bố trí cách đều trên 9 tuyến, các hướng đều theo hướng xuyên góc song song cách đều nhau. Tại mỗi điểm dùng giấy A4 cuộn tròn với đường kính là 3cm để quan sát:

+ Không thấy tán cây trong tiết diện hình tròn ta cho 0 điểm + Tỏn cõy che nhỏ hơn ẵ tiết diện hỡnh trũn ta cho 0,5 điểm + Tỏn cõy che lớn hơn ẵ tiết diện hỡnh trũn ta cho 1 điểm

Độ tàn che chung của cả OTC là giá trị TB của các giá trị điều tra. Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 03.

18

Biểu 03: Phiếu điều tra độ tàn che tầng cây cao

Tên Công ty: Tiểu khu: Khoảnh: Lô: Vị trí:

Người ghi chép: Ngày điều tra :

STT Điểm

1 2 ....

100

* Điều tra vật rơi rụng

Trong ô dạng bản thu gom tất cả các vật rơi rụng cân tại chỗ được khối lượng vật rơi rụng. Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 04

Biểu 04: Phiếu điều tra vật rơi rụng

Ô thứ cấp Độ che phủ vật rơi rụng(%) Khối lượng tươi vật rơi rụng (kg) 01

02 ....

05

2.4.2.3. Phương pháp xác định sinh khối của lâm phần

Điều tra các cây trong OTC rồi xác định cây trung bình, việc lựa chọn cây mẫu là hết sức quan trọng vì cây mẫu được lấy mang tính chất điển hình, đại diện cho lâm phần về các chỉ tiêu sinh trưởng và nó quyết định độ chính xác của công tác nghiên cứu. Chọn cây mẫu phải là những cây sinh trưởng đồng đều, các chỉ tiêu sinh trưởng gần với các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của lâm phần nhất, không bị sâu bệnh… từ việc xác định sinh khối cây tiêu chuẩn ta tính được sinh khối của toàn lâm phần.

Sử dụng phương pháp chặt hạ cây tiêu chuẩn để xác định sinh khối. Sau đây là cách xác định cụ thể:

19

- Sinh khối tươi của cây mẫu là khối lượng tươi của cây tiêu chuẩn được xác định ngay tại hiện trường. Do điều kiện không cho phép đề tài chỉ chọn tại mỗi vùng địa hình nghiên cứu 1 cây mẫu có giá trị tiệm cạnh với giá trị trung bình của từng dạng địa hình và chỉ nghiên cứu sinh khối của: Thân, cành, lá, cây bụi, thảm tươi, vật rơi rụng chứ không nghiên cứu: Rễ, hoa, quả, hạt

- Các bước tiến hành: Sau khi đã điều tra về các chỉ tiêu sinh trưởng, tính các giá trị sinh trưởng bình quân tại mỗi OTC, tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn để đo đếm xác định sinh khối. Cây chặt được phân thành từng phần: Thân, cành, lá.

+ Sinh khối thân: Thân cây là phần sinh khối lớn nhất của cây rừng, chia thân cây thành các đoạn 1m, đoạn ngọn ≤ 5cm được tính vào sinh khối cành.

+ Sinh khối cành: Chặt cành, chia cành thành các đoạn nhỏ + Sinh khối lá: Thu gom toàn bộ lá cây mẫu được chặt hạ

Toàn bộ số mẫu trên được đem cân từng phần ngay tại chỗ được kết quả sinh khối tương ứng với từng phần (Wti).

Kết quả cân sinh khối tươi cây tiêu chuẩn được ghi vào biểu 05.

Biểu 05: Biểu sinh khối tươi cây rừng

ÔTC: Vị trí: D1,3: Hvn:

Lần cân Sinh khối tươi tầng cây cao (kg/cây)

Thân Cành Tổng

1

2

....

Tổng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tich lủy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)