So sánh sinh trưởng chiều cao (Hvn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tich lủy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 55)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình sinh trưởng và các đặc điểm lâm học của rừng Keo lai trồng thuần loài tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

4.1.2. So sánh sinh trưởng chiều cao (Hvn)

Chiều cao là chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng thân cây theo chiều thẳng đứng được diễn tả nhờ sự hoạt động của mô phân sinh đỉnh cùng với D1.3, Hvn là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sinh trưởng của cây rừng cũng như lâm phần trong công tác điều tra rừng, sinh trưởng Hvn cùng với D1.3 là cơ sở tạo thành thể tích sinh khối và phản ánh sự thích ứng của loài đối với điều kiện lập địa. Sinh trưởng chiều cao là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh đến phẩm chất, sản lượng gỗ. Sản phẩm thu được phần nào phụ thuộc vào ánh sáng và điều kiện tự nhiên. Kết quả tính toán các đặc trưng về mẫu Hvn được thể hiện bảng 4.3

43

Bảng 4.3: Sinh trưởng Hvn của Keo lai ở 3 dạng địa hình Vị

trí

OTC

n

Hvn (m)

S2 S%

H (m/năm)

|U|

Chân 01 51 16,12 1,25 6,93 2,70

UC-S 2,79

02 50 16,49 1,26 6,79 2,75

03 52 16,0 1,18 6.81 2,67

TB 51 16,20 1,23 6,84 2,71

Sườn 01 48 15,56 1,34 7,46 2,59 UC-Đ 5,23

02 47 15,72 1,34 7,44 2,62

03 49 15,41 1,39 7,66 2,57

TB 48 15,56 1,36 7,52 2,59

Đỉnh 01 46 14,75 1,24 7,56 2,46 US-D 2,30

02 45 15,27 1,26 7,34 2,55

03 47 15,05 1,20 7,31 2,51

TB 46 15,02 1,23 7,40 2,51

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: Sinh trưởng trung bình về chiều cao vút ngọn của Keo lai ở vị trí chân là 16,20 m cao hơn hẳn so với sinh trưởng trung bình về chiều cao vút ngọn của Keo lai ở vị trí suờn và đỉnh. Hệ số biến động về chiều cao vút ngọn trung bình của Keo lai ở chân là nhỏ nhất 6,84%. Như vậy có thể thấy sự phân hoá về chiều cao của Keo lai ở vị trí chân nhỏ hơn Keo lai ở vị trí sườn và đỉnh.

Sinh trưởng chiều cao Hvn trung bình của Keo lai ở vị trí chân đồi là lớn hơn sinh trưởng chiều cao vút ngọn vị trí sườn đồi và đỉnh đồi. Nguyên nhân dẫn đến sự

44

sai khác này chủ yếu là do ảnh hưởng của nhân tố khí hậu, đất đai, ánh sáng, độ dầy tầng đất, độ ẩm đất các nhân tố này đã tạo điều kiện cho Keo lai ở dạng chân đồi sinh trưởng tốt hơn. Mức độ chênh lệch Hvn trung bình của Keo lai ở 3 vị trí được biểu thị qua biểu đồ hình cột 4.3:

16.2 15.56 15.02

0 3 6 9 12 15 18

Chân Sườn Đỉnh

Biểu đồ 4.3: Sinh trưởng Hvn ở 3 dạng địa hình

Kết quả biểu đồ 4.3 cho thấy, sinh trưởng về Hvn của Keo lai ở các vị trí địa hình khác nhau là có sự sai khác nhau rõ rệt. Sinh trưởng Hvn của Keo lai ở vị trí chân là nhanh nhất sau đó ở vị trí sườn, sinh trưởng Keo lai ở vị trí đỉnh là chậm nhất. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước.

4.1.2.2: Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)

Bảng 4.4: Kết quả nắn phân bố N/Hvn theo hàm Weibull rừng trồng Keo lai ở 6 tuổi Vị trí Dạng

phân bố   t2 02.5 Kết

luận

Chân N/Hvn 3,1 0,0318 7,4346 7,8147 Ho+

Sườn N/Hvn 3,3 0,0165 6,6982 7,8147 Ho+

Đỉnh N/Hvn 2,2 0,1905 6,4225 7,8147 Ho+

Dạng địa hình

Hvn (m)

45

Phân bố số cây theo cỡ chiều cao phản ánh đặc trưng sinh thái và hình thái của quần thể thực vật rừng, nó biểu hiện sự phân tầng về chiều cao trong lâm phần, dựa vào phân bố N/Hvn mà các nhà nghiên cứu có thể tính đuợc mật độ hiện tại, trữ lượng của lâm phần... Việc hiểu và tìm ra quy luật này là rất quan trọng trong quá trình kinh doanh rừng, nó sẽ giúp cho người kinh doanh rừng biết được cấu trúc rừng theo chiều thẳng đứng, từ đó có các biện pháp tác động tỉa thưa hợp lý để điều chỉnh cấu trúc của rừng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.

Để mô phỏng phân bố số cây theo cở chiều cao, Chúng tôi sữ dụng hàm Weibull nắn phân bố N/Hvn thực nghiệm cho các lâm phần Keo lai ở tuổi 6 tại các vị trí chân, sườn, đỉnh đồi.

Kết quả tính toán được ghi trong bảng 4.4 và được minh hoạ ở biểu đồ 4.4 sau:

0 2 4 6 8 10 12 14

14 15 16 17 18 19

fi fll

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

13 14 15 16 17 18

fi fll Hvn ( m)

N( cây)

Hvn(m) N (cây) Vị trí chân đồi

Vị trí sườn đồi

46

0 2 4 6 8 10 12

13 14 15 16 17 18

fi fll

Biểu đồ 4.4: Phân bố N/Hvn theo hàm Weibull của Keo lai ở 3 dạng địa hình Nhìn vào số liệu tổng hợp ở biểu đồ 4.4 cho thấy ở lâm phần Keo lai 6 tuổi trên các vị trí địa hình nghiên cứu đều tuân theo phân bố Weibull, nằm trong khoảng 2,2 - 3,3, phân bố Weibull tại vị trí chân đồi và sườn đồi có dạng đường công một đỉnh và lệch phải, ở vị trí đồi có dạng đường công một đỉnh và lệch trái.

Theo kết quả ở biểu đồ 4.4 cho thấy Keo lai tuổi 6 ở vị trí chân đồi và có sự phân hoá về chiều cao mạnh hơn ở vị trí sườn đồi và đỉnh đồi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tich lủy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)