Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sinh trưởng và các đặc điểm lâm học của rừng Keo lai trồng thuần loài tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải
4.1.1. So sánh sinh trưởng đường kính (D1,3)
Đường kính D1,3 là chỉ tiêu thuyết minh cho mức độ sinh trưởng của cây rừng nhanh hay chậm. Thông qua D1,3 chúng ta thấy được khả năng tích luỹ sinh khối của cây rừng. Đồng thời nó phản ánh hiệu quả của các biện pháp kỷ thuật lâm sinh tác động đến lâm phần rừng cũng như khã năng thích ứng của loài cây đối với điều kiện lập địa nơi gây trồng.
Kết quả điều tra D1,3 các ô tiêu chuẩn Keo lai tuổi 6 ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh được thể hiện ở bảng 4.1:
38
Bảng 4.1: Tình hình sinh trưởng D1,3 của Keo lai ở các dạng địa hình Vị
trí OTC
n D1.3
(cm) S2 S%
D
(cm/năm) |U|
Chân 01 51 15,34 1,71 8,54 2,56
UC-S 3,64
02 50 16,49 1,26 8,09 2,75
03 52 15,28 1,66 8,44 2,55
TB 51 15,70 1,54 8,36 2,62
Sườn 01 48 14,60 1,94 9,52 2,43 UC-Đ 5,11
02 47 15,10 1,97 9,33 2,50
03 49 14,49 1,97 9,66 2,42
TB 48 14,73 1,96 9,50 2,45
Đỉnh 01 46 13,82 2,62 11,72 2,30 US-Đ 1,63
02 45 14,77 2,67 11,04 2,46
03 47 13,98 2,60 11,51 2,33
TB 46 14,19 2,63 11,42 2,36
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Sinh trưởng D1.3 trung bình của Keo lai ở vị trí chân đạt 15,70 cm, ở vị trí sườn là 14,73cm, ở vị trí đỉnh là 14,19cm. Điều này chứng tỏ rằng sinh trưởng về D1.3 của Keo lai ở vị trí chân nhanh hơn ở vị trí sườn và đỉnh rất nhiều. Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về D1.3 của Keo lai tại vị trí chân là 2,62cm/năm, tại ví trí sườn là 2,45cm/năm và tại ví trí đỉnh là 2,36cm/năm. Điều này chứng tỏ rằng sinh trưởng về D1.3 của Keo lai ở vị trí chân nhanh hơn ở vị trí sườn và đỉnh rất nhiều.
Hệ số biến động trung bình về sinh trưởng D1.3 của Keo lai ở vị trí chân là 8,36%, thấp hơn hệ số biến động cả Keo lai ở vị trí sườn 9,50% và ở vị trí đỉnh là 11,42%. Qua đó có thể thấy sinh trưởng của Keo lai ở dạng chân là đồng đều hơn, mức độ phân hoá nhỏ hơn. Sinh trưởng về đường kính của Keo lai ở 3 dạng địa hình có sự khác nhau rõ rệt
39
Như vậy có thể kết luận cùng một loài cây, cùng biện pháp tác động nhưng ở vị trí địa hình khác nhau thì sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo lai cũng khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác này có thể là do ảnh hưởng của nhân tố điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, công tác chăm sóc, bảo vệ.... Có thể ởdạng chân đồi tầng đất dày hơn do được bồi tụ của lớp đất mặt xói mòn từ đỉnh và sườn nên có thể đất giàu dinh dưỡng hơn, độ ẩm cao hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Keo lai ở dạng chân đồi sinh trưởng tốt hơn. Kết quả thu được cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước. Kết quả mô phỏng qua biểu đồ 4.1:
15.7 14.73 14.19
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Chân Sườn Đỉnh
Dạng địa hình
Biểu đồ 4.1: Sinh trưởng D1.3 ở 3 dạng địa hình
Kết quả biểu đồ 4.1 cho thấy: Sinh trưởng về D1.3 của Keo lai ở vị trí chân đồi là nhanh nhất sau đó là ở vị trí sườn đồi, sinh trưởng D1.3 của keo lai ở vị trí đỉnh đồi là chậm nhất.
4.1.1.2. Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)
Bảng 4.2: Kết quả nắn phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull rừng trồng Keo lai 6 tuổi Vị trí Dạng
phân bố t2 02.5 Kết luận
Chân N/D1.3 3,5 0,0035 5,50 7,81 Ho+
Sườn N/D1.3 2,6 0,0206 7,50 7,81 Ho+
Đỉnh N/D1.3 3,2 0,0115 6,35 7,81 Ho+
D1,3 (cm)
40
Phân bố số cây theo cỡ kính là một phân bố quan trọng của quy luật sắp xếp các cá thể trong lâm phần theo không gian và thời gian, quy luật này được thể hiện rất rõ nét và nó xuất hiện trong tất cả các độ tuổi của lâm phần đặc biệt trong gian đoạn khép tán khi các cá thể trong lâm phần có sự canh tranh nhau về không gian dinh dưỡng. Từ kết quả nghiên cứu quy luật phân bố này cho phép xác định các nhân tố điều tra cơ bản như: Mật độ hiện tại, trữ lượng, các chỉ tiêu bình quân chung, cường độ tỉa thưa. Trong quá trình kinh doanh rừng, luôn có tác động nhất định đối với hiện trạng phân bố N/D1.3 của rừng, tác động phù hợp với quy luật khách quan có thể điều chỉnh được cho rừng phát triển đúng hướng, phù hợp với mục đích kinh doanh rừng.
Kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đề tài tiến hành nắn phân bố N/D1.3 thực nghiệm theo hàm Weibull cho rừng trồng keo lai 6 tuổi tại các vị trí khác nhau. Kết quả ứng dụng thống kê toán học bằng phần mềm Excel để kiểm tra dạng phân bố cho thấy ở các vị trí Chân đồi, Sườn đồi, Đỉnh đồi đều tuân theo phân bố Weibull, kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.2 và được minh hoạ bằng các biểu đồ sau:
0 2 4 6 8 10 12 14 16
11 13 15 17 19
fi fll
N ( cây)
D1,3 (cm)
Vị trí chân đồi
41
0 2 4 6 8 10 12 14 16
11 13 15 17 19
fi fll
0 2 4 6 8 10 12
11 13 15 17 19
fi fll
Biểu đồ 4.2: Phân bố N/D1.3theo hàm Weibull của Keo lai ở 3 vị trí
Kết quả kiểm tra được tổng hợp ở bảng 4.2 cho thấy ở 3 vị trí nghiên cứu có nằm trong khoảng từ 2,6 - 3,5, ở vị trí chân đồi và đỉnh đồi có phân bố Weibull dạng đường cong một đỉnh và lệch phải, còn ở vị trí sườn đồi có phân bố Weibull dạng đường cong một đỉnh và lệch trái. Sinh trưởng của Keo lai thuần loài đều tuổi ở địa điểm nghiên cứu có sự đồng đều cao. Ở vị trí chân đồi số cây Keo lai tập trung ở cỡ đường kính 14,1 - 15,7 cm có 37 cây chiếm 72,55% tổng số cây trong ô tiêu
Vị trí sườn đồi
N ( cây)
D1.3 ( cm)
Vị trí đỉnh đồi N ( cây)
D1.3 ( cm)
42
chuẩn. Ở vị trí sườn đồi cây Keo lai tập trung chủ yếu ở cỡ đường kính 14 - 15,6 cm có 32 cây chiếm 66,66% tổng số cây trong ô tiêu chuẩn. Ở vị trí đỉnh đồi cây tập trung chủ yếu ở cỡ kính 12,5 - 14,1 cm có 25 cây chiếm 67,39% tổng số cây trong ô tiêu chuẩn. Điều này lần nữa khẳng định sinh trưởng về D1,3 của Keo lai ở vị trí chân đồi cao hơn sinh trưởng D1,3 ở vị trí sườn đồi và đỉnh đồi. Kết quả kiểm tra cụ thể được trình bày ở phụ biểu 02.