Xác định sinh khối tươi và khô của rừng trồng Keo lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tich lủy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị (Trang 56 - 64)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Khả năng tích lũy cacbon và hiệu quả của rừng trồng Keo lai thuần loài tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

4.2.1. Khả năng tích luỹ cacbon

4.2.1.1. Xác định sinh khối tươi và khô của rừng trồng Keo lai

Từ kết quả sinh trưởng tầng cây cao, căn cứ vào các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của các dạng địa hình khu vực nghiên cứu, tiến hành lựa chọn cây mẫu. Đề tài căn cứ vào kết quả xác định các giá trị trung bình, đã lựa chọn được 3 cây tiêu chuẩn tại 3 vị trí có giá trị tiệm cạnh với cây mẫu đã xác định, tương ứng với vị trí của 3 OTC. Kết quả lựa chọn cây mẫu được ghi vào bảng 4.6

Bảng 4.6: Thông tin về cây mẫu (cây tiêu chuẩn) OTC Vị trí Số hiệu cây

mẫu

Đường kính D1.3(cm)

Chiều cao vút ngọn (m)

Trữ lượng (m3/cây)

01 Chân 46 15,70 16,20 0,141

02 Sườn 4 14,73 15,56 0,119

03 Đỉnh 19 14,19 15,05 0,107

48

* Sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn và của rừng Keo lai

Sinh khối tươi của cây rừng là trọng lượng tươi của cây rừng trên một đơn vị diện tích (thường tính bằng tấn/ha). Sinh khối của cây rừng chủ yếu tập trung tại các bộ phận: Thân (cả vỏ), cành, lá, rễ và hoa quả. Ngoài ra sinh khối tươi của lâm phần còn có trong cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng.

Đề tài chỉ thực hiện đối với các bộ phận thân (cả vỏ), cành, lá, cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng chứ không nghiên cứu các bộ phận như: Hoa, quả, hạt, rễ và các thành phần trong đất rừng.

Kết quả xác định sinh khối cây tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng 4.7

49

Bảng 4.7: Biểu sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn ở rừng Keo lai

Vị trí

Mật độ (cây/ha)

Số hiệu

cây mẫu

D1.3

(cm)

Hvn (m)

Sinh khối tươi cây mẫu (kg/cây)

Tổng (kg/cây)

Khối lượng

tươi tầng cây

cao (tấn/ha)

VRR tấn/ha

Thảm tươi (tấn/ha)

Cây bụi (tấn/ha)

Tổng Wt (tấn/ha)

Thân Cành

Kg % Kg % Kg %

Chân 1020 46 15,70 16,20 143,32 83,03 20,15 11,67 9,14 5,30 172,61 176,06 5,30 2,50 3,60 187,46 Sườn 960 4 14,73 15,56 132,77 83,65 17,74 11,18 8,22 5,18 158,73 152,38 4,40 2,00 2,90 161,68 Đỉnh 920 19 14,19 15,05 119,37 83,90 15,13 10,63 7,77 5,46 142,27 130,89 3,60 1,80 3,00 139,29 TB 967 131,82 83,53 17,67 11,16 8,38 5,31 157,87 153,11 4,43 2,10 3,17 162,81

50

Qua bảng 4.7 ta nhận thấy:

- Sinh khối tươi của cây rừng phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ sinh trưởng của cây rừng, cây sinh trưởng nhanh sinh khối tạo ra càng nhiều và ngược lại cây sinh trưởng chậm sinh khối tạo ra sẽ ít hơn. Mức độ sinh trưởng của cây rừng lại phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nơi mọc mà một trong những nhân tố quan trọng là vị trí địa hình. Tuy cùng tuổi, nhưng do các cây mọc ở các vị trí khác nhau nên dẫn tới có sự khác nhau về khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước… do đó tốc độ sinh trưởng của các cây là khác nhau dẫn tới sinh khối tươi của cây rừng cũng có sự khác biệt.

- Sinh khối tươi của tầng cây bụi thảm tươi trung bình là 5,27 (tấn/ha).

- Sinh khối vật rơi rụng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn khoảng (4,43tấn/ha). Giữa các vị trí khác nhau có sự biến động, ở các vị trí chân sinh khối cây bụi, thảm tươi, vật rơi rụng lớn hơn ở vị trí sườn và đỉnh.

- Sinh khối tươi của cây được tổng hợp từ sinh khối các bộ phận thân, cành, lá và rễ. Trong cây rừng thì bộ phận thân cây là nơi có sự phân hoá gỗ và tích luỹ các chất rất cao do vậy sinh khối của cây chủ yếu tập trung vào phần sinh khối thân cây chiếm khoảng 83,53% tổng sinh khối tươi của cây trung bình 153,11 tấn /ha.

- Tổng sinh khối tươi trung bình của lâm phần rừng trồng Keo lai thuần loài 6 tuổi tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải bình đạt khoảng 162,81 (tấn/ha).

Sau đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh khối tươi trong từng bộ phận của cây:

Vị trí chân đồi

Lá 5.30%

Cành 11.67%

Thân 83.03%

51

Vị trí sườn đồi

Lá 5.18%

Cành 11.18%

Thán 83.65%

Vị trí đỉnh đồi

Lá 5.46%

Cành 10.63%

Thán 83.90%

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ sinh khối tươi trong từng bộ phận của cây rừng Qua biểu đồ 4.5 ta rút ra nhận xét sau:

- Thân cây là nơi tập trung sinh khối lớn nhất trong toàn bộ cây. Đây là bộ phận chịu lực lớn nhất trên cây, đồng thời còn là nơi làm nhiệm vụ dẫn chuyền nhựa và các chất dinh dưỡng tới các bộ phận khác của cây. Lượng sinh khối của thân cây trung bình chiếm khoảng 83,53% tổng sinh khối của cây rừng.

- Cành cây là một bộ phận tạo nên tán cây, tán cây là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sức sinh trưởng, thể hiện qua độ tàn che của tán lá cũng như

52

diện tích lá. Đối với rừng trồng Keo lai sinh khối cành trung bình chiếm khoảng 11,16% tổng sinh khối của cây rừng.

- Lá cây có chức năng quan trọng đó là giúp cây quang hợp, duy trì sự sống.

Lá cây còn là bộ phận quan trọng để xác định đến lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xuống rừng hay nói một cách khác chính là không gian dinh dưỡng của cây rừng, sinh khối lá cũng chiếm tỷ lệ trung bình vào khoảng 5,31% tổng sinh khối của cây rừng.

* Sinh khối khô cây tiêu chuẩn và của rừng trồng Keo lai

Sinh khối khô của cây rừng là trọng lượng khô kiệt của cây trên một đơn vị diện tích (thường tính bằng tấn/ha). Dựa vào phương pháp xác định trọng lượng khô kiệt theo phương pháp sấy mẫu đã được đề cập ở mục 2.4.4.1: Phương pháp xác định sinh khối. Kết quả xác định sinh khối khô tổng hợp được ghi ở bảng 4.8

53

Bảng 4.8: Biểu sinh khối khô của rừng Keo lai

Vị trí N (cây/ha)

Số hiệu

cây mẫu

D1.3

(cm)

Hvn (m)

Tổng sinh khối khô cây mẫu (kg/cây)

Tổng (kg/cây)

Tổng Khối lượng

khô (tấn/ha)

VRR tấn/ha

Thảm tươi (tấn/ha)

Cây bụi (tấn/ha)

Tổng Wt (tấn/ha)

Thân Cành

Kg % Kg % Kg %

Chân 1020 46 15,70 16,20 67,44 84,27 9,67 12,08 2,92 3,65 80,03 81,63 3,20 1,50 1,90 88,23 Sườn 960 4 14,73 15,56 62,10 85,38 8,16 11,22 2,47 3,40 72,73 69,82 3,00 1,20 1,70 75,72 Đỉnh 920 19 14,19 15,05 57,55 85,69 6,66 9,92 2,95 4,39 67,16 61,79 2,90 1,20 0,18 66,07

TB 967 62,36 85,11 8,16 11,07 2,78 3,81 73,31 71,08 3,03 1,30 1,26 76,67

54

Qua bảng 4.8 ta thấy: Trong cùng một độ tuổi, sinh khối khô các bộ phận có sự khác nhau rõ rệt. Thân cây gỗ chiếm đa số trong tổng sinh khối trên mặt đất. Đây là phần sinh khối quan trọng nhất đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao nhất trong kinh doanh rừng. Sinh khối khô của thân cây trung bình chiếm khoảng 85,11% tổng sinh khối của cây. Còn lại là tổng sinh khối khô của các bộ phận khác như cành, lá...

Không những ở trong từng bộ phận thân cây sinh khối khác nhau mà ở các vị trí chân đồi, đỉnh đồi, sườn đồi sinh khối khô của cây cũng khác nhau. Cụ thể: Tại vị trí chân đồi sinh khối khô đạt 80,03 (kg/cây) tại vị trí sườn đồi sinh khối khô đạt 72,73 (kg/cây), tại vị trí đỉnh đồi sinh khối khô là 67,16 (kg/cây).

Bình quân sinh khối khô của cả lâm phần rừng trồng Keo lai đạt khoảng 76,67 (tấn/ha). Trong đó tổng sinh khối của cây chiếm tới 71,08 (tấn/ha) còn lại là sinh khối của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây trên nền tảng của sự phân hoá của tế bào thực vật. Để thích nghi được với môi trường sống các tế bào phân hoá thành các mô, các bộ phận khác nhau thực hiện những chức năng riêng biệt. Mỗi bộ phận của cây có mức độ hoá gỗ của tế bào trên cả bộ phận của cây không giống nhau.

Qua biểu đồ 4.6 ta rút ra nhận xét: Thân cây là nơi tập trung sinh khối lớn nhất trong cây trung bình chiếm khoảng 85,11% tổng sinh khối khô của cây. Cành và lá trung bình chiếm khoảng 14,88% tổng sinh khối của cây.

Nhận xét chung: Tổng sinh khối khô của cây rừng tỷ lệ thuận sinh khối tươi và tỷ lệ nghịch với hàm lượng nước trong cây. Tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi cây cá thể dao động trong khoảng từ 45%-47%, trung bình là 46%.

Trong rừng cùng tuổi sinh trưởng nhưng ở các vị trí chân đồi, đỉnh đồi, sườn đồi thì hàm lượng nước có trong các bộ phận của cây cũng khác nhau.

Đối với từng bộ phận của cây thì hàm lượng nước cũng có sự thay đổi tương ứng. Hàm lượng nước trong thân cây chiếm tỷ lệ nhiều nhất trung bình khoảng 53%. Hàm lượng nước trong vật rơi rụng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với hàm lượng

55

nước trong thân, chiếm khoảng 32%. Điều này có thể lý giải được bởi vì thành phần vật rơi rụng thu được chủ yếu ở trạng thái khô, hàm lượng nước thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tich lủy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)