Đánh giá về hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tich lủy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 33)

Chương 2: MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.4. Đánh giá về hiệu quả môi trường

Xác định cây mẫu

Sinh khối của lâm phần là tổng sinh khối của các cây rừng tạo nên lâm phần đó. Điều tra toàn diện sinh khối các cây tại các dạng địa hình nghiên cứu là việc làm hết sức tốn kém và hầu như chưa có tác giả nào trong nước thực hiện được. Vì vậy, đề tài tính toán sinh khối lâm phần từ số liệu điều tra sinh khối cây tiêu chuẩn (cây mẫu) đại diện cho các dạng địa hình nghiên cứu. Cây mẫu là những cây sinh trưởng đồng đều, có các chỉ tiêu sinh trưởng xấp xỉ các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của mỗi dạng địa hình và không bị sâu bệnh hại hay tổn thương cơ giới.

22

Phương pháp xác định sinh khối

Xác định lượng sinh khối của lâm phần thông qua xác định sinh khối của cây tiêu chuẩn.

* Sinh khối tươi của cây cá lẻ: Wt/cây = Wt(t) + Wt(c) + Wt(1) (kg/cây)

* Sinh khối tươi tầng cây cao cho 1ha: Wt/ha = Wt/cây x N/1000 (tấn/ha) Trong đó:Wt/cây: Sinh khối tươi cây Wt(1): Sinh khối lá cây tươi Wt(t): Sinh khối thân cây (cả vỏ) tươi N: Mật độ cây trong 1ha Wt(c): Sinh khối cành cây tươi

* Sinh khối khô: Sinh khối khô của cây rừng chính là sinh khối thực của cây rừng sau khi đã tách nước. Phương pháp xác định sinh khối khô được thực hiện bằng phương pháp mẫu đại diện. Mẫu được dùng để xác định như sau:

- Sinh khối thân: Thân sau khi được chia thành các đoạn xác định sinh khối tươi, tiến hành lấy mẫu (các thớt mẫu được lấy tại trung điểm mỗi đoạn, bề dày thớt là 5cm), thớt phải được cân trọng lượng tươi ngay sau khi lấy mẫu (tại khu vực điều tra) để mang lại độ chính xác cao.

- Sinh khối cành, lá, cây bụi, thảm tươi, vật rơi rụng nhiều nên việc chọn mẫu đại diện được chọn ngẫu nhiên từ mẫu điều tra sinh khối tươi (mỗi mẫu lấy khoảng 500g). Cân mẫu, đánh số hiệu rồi bỏ vào túi mang về phân tích trong phòng.

- Phương pháp sấy mẫu: Các mẫu sau khi được lấy đem sấy khô ở nhiệt độ 850C đến lúc khối lượng không đổi, rồi đem cân, tính tỷ lệ nước trong các bộ phận của cây tiêu chuẩn, ghi kết quả sinh khối khô tương ứng với từng phần (Wki). Tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi được tính bằng trọng lượng mẫu sau sấy/trọng lượng mẫu trước khi đem sấy. Sinh khối khô của từng bộ phận được tính bằng sinh khối tươi x tỷ lệ sinh khối.

* Sinh khối khô cây tiêu chuẩn: Wk/cây = Wk(t) + Wk(c) + Wk(1) (kg/cây)

* Sinh khối khô cho 1ha: Wk/ha = W(k/cây) x N/1000 (tấn/ha) Trong đó: Wk/cây: Sinh khối cây khô Wk(l): Sinh khối lá cây khô Wk(t): Sinh khối thân cây (cả vỏ) khô N: Mật độ cây trong 1ha.

Wk(c): Sinh khối cành cây khô

23

Phương pháp tính lượng cacbon tích tụ trong sinh khối của lâm phần

Các phương pháp tính lượng cacbon tích tụ trong sinh khối lâm phần như đã được trình bày ở mục 1.2.2. Do năng lực, kinh phí bản thân có hạn, thời gian thực tập ngắn, nên đề tài chỉ tính lượng cacbon tích tụ trong sinh khối của lâm phần theo phương pháp suy diễn từ công thức cấu tạo của gỗ (C6H10O5)n: Thành phần chủ yếu của thực vật sau khi sấy khô là Xenlulose. Do đó lượng cacbon trong mẫu thân, cành, lá cây bụi thảm tươi được xác định thông qua công thức cấu tạo của gỗ (C6H10O5)n ~ (12 x 6 x 10 + 16 x 5 = 162). Như vậy hàm lượng cacbon trong gỗ khô là: C% = (72/162) x 100% = 44%

Từ đó công thức tính hàm lượng cacbon trong gỗ khô là:

Lượng cacbon = Sinh khối khô x C% (*)

Áp dụng công thức (*) để tính lượng cacbon tích tụ cho các vị trí địa hình.

2.4.4.2. Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn của rừng trồng keo lai

Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn của rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

- Độ tàn che tầng cây cao

- Đặc điểm thực bì dưới tán rừng trồng Keo lai - Vật rơi rụng dưới tán rừng cây khô

Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chỉ tiêu trên tôi sử dụng phương pháp tổng điểm. Cơ sở của phương pháp này là các chỉ tiêu được lượng hoá thông qua kỹ thuật tính toán thích hợp, sau đó dùng phương pháp cho điểm để đánh giá, so sánh các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu mà có giá trị càng cao, điểm càng thấp, tổng điểm của các chỉ tiêu càng thấp càng tốt. Từ giá trị tổng điểm đã tính toán, tại vị trí địa hình nào có tổng điểm càng thấp thì hiệu quả môi trường càng cao.

2.4.4.3. Giá trị kinh tế của rừng trồng keo lai

Giá trị kinh tế của rừng Keo lai được tính theo phương pháp phân tích kinh tế thu nhập/chi phí (benefit/cost) trên cơ sở tính toán các chi phí đầu vào, lợi nhuận bán sản phẩm và lãi suất huy động vốn.

24

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tich lủy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)