Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp phát sinh tại công ty bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán của công ty. Đồng thời thu thập một số thông tin từ tạp chí, nguồn internet để phục vụ cho việc phân tích.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu trong đề tài được phân tích bằng nhiều phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp đồ thị, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích theo chiều ngang và phương pháp phân tích theo chiều dọc. Khi phân tích một số liệu nào đó có thể chỉ sử dụng một phương pháp nhưng cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp để đạt hiệu quả phân tích cao.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Đây là phương pháp đơn giản và sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính cũng như trong phân tích dự báo các chỉ tiêu kinh tế.
Sử dụng phương pháp này cần nắm vững ba nguyên tắc:
- Lựa chọn chỉ tiêu so sánh
Tiêu chuẩn để so sánh của kì được chọn làm căn cứ so sánh gọi là so sánh gốc, các gốc so sánh có thể là:
Tổng Tổng
ROE
Tổng TSBQ/
ROA
Vòng Quay ROS
DT thuần
LN ròng DT thuần Tổng
TSCĐ
TSLĐ +
: :
x x
-
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
+ Tài liệu năm trước, kì trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
+ Trị số của chỉ tiêu của kì được chọn làm gốc gọi là trị số gốc.
+ Kì được chọn làm gốc gọi là kì gốc.
- Điều kiện so sánh
Trong thực tế điều kiện so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế cần quan tâm về cả thời gian và không gian.
+ Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạch toán, phải thống nhất trên cả ba mặt:
Cùng phản ánh nội dung kinh tế.
Cùng một phương pháp tính toán.
Cùng một đơn vị đo lường.
+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu này cần qui đổi cùng qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
- Kĩ thuật so sánh
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kì nghiên cứu so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu sự biến động về mặt số lượng của kì nghiên cứu so với kì gốc của chỉ tiêu này.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kì nghiên cứu so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu này.
2.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ
Quan hệ tỷ lệ biểu hiện mối quan hệ thương số giữa một đại lượng này và một đại lượng khác. Nếu các yếu tố cấu thành tỷ lệ thể hiện một quan hệ có nghĩa thì số tỷ lệ của nó có một lợi ích nào đó trong sự đánh giá. Phân tích số tỷ lệ có thể cho thấy được các mối quan hệ làm bộc lộ ra các điều kiện và các xu thế mà các xu thế này thường không thể được ghi lại bằng sự kiểm tra các bộ phận cấu thành riêng rẽ của tỷ số. Các số tỷ lệ nói chung tự nó không có ý nghĩa nhưng nó sẽ có ý nghĩa khi được so sánh với các tỷ lệ thực tế trước đây, các tỷ lệ chuẩn mực đã được định ra trước đó, các số tỷ lệ bình quân của ngành.
2.2.2.3. Phương pháp đồ thị
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Phương pháp đồ thị mang tính khái quát cao nhưng lại trừu tượng, dùng để phân tích hay đánh giá tổng quát từng vấn đề kinh tế hay hiện tượng kinh tế hoặc là công cụ so sánh trực quan để biểu diễn sự biến động của một đại lượng hay chỉ tiêu nào đó qua các năm.
2.2.2.4. Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với các nhân tố thể hiện dưới các phương trình tổng (hiệu). Để xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó người ta chỉ việc xác định chênh lệch giữa thực tế so với kì gốc của nhân tố đó, điều cần chú ý là quan hệ thuận chiều hay ngược chiều của các nhân tố.
2.2.2.5. Phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.
Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối:
Số tuyệt đối: Y = Y
1 – Y
0
Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tương đối: T = Y
1 / Y
0 * 100
2.2.2.6. Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo qui mô chung):
Với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.
Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
CHƯƠNG 3