CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1945 – 1954
2.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1945 – 1954
2.3.1 Ngoại giao trong giai đoạn giữ vững và củng cố Nhà nước cách mạng non trẻ (8.1945 – 12.1946)
Sách lược hoà với Tưởng ở miền Bắc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam ( 9.1945- 6.3.1946): Trong hoàn cảnh phải đấu tranh chống lại nhiều đối thủ mạnh, đồng thời trong hàng ngũ đối phương xuất hiện các mâu thuẫn về lợi ích. Đảng ta xác định
lợi dụng mâu thuẫn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng. Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 10.11.1945 đã nêu lên một số chủ trương ngoại giao: Cương quyết chống lại Pháp với âm mưu chiếm lại Đông Dương, phải tranh thủ Mỹ công nhận nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam, còn đối với Tưởng Giới Thạch “nên tránh xung đột quân sự mà chỉ xung đột bằng chính trị…”. Nghị quyết của Hội nghị nhấn mạnh việc lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương. Chính quyền cách mạng khôn khéo quan hệ với các tướng lĩnh Tưởng, vừa đấu tranh chính trị, ngoại giao vừa khai thác mặt hám lợi vật chất của các viên tướng này để hạn chế sự chống phá của chúng. Như tướng Tiêu Văn đến Hà Nội ngày 11.9.1945, mặc dù Tiêu Văn tuyên bố: “Mười tội lớn của Hồ Chí Minh” nhưng Chủ tịch vẫn chủ động đến gặp, mời cơm, tặng quà. Chính quyền tạo điều kiện cho vợ Tiêu Văn buôn bán gạo và hàng hóa sang Hồng Kông, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tranh thủ tướng Lư Hán – Người thường tỏ thái độ thành kiến đối với Pháp ở Đông Dương.
Chủ tịch thường trao đổi tình hình ở Việt Nam, giới thiệu chủ trương Hoa – Việt thân thiện, phê phán hành động xâm lược của Pháp. Mặt khác, Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ, nhân dân biết kìm chế, tránh mắc mưu khiêu khích vũ trang của địch để tạo cớ cho chúng dùng vũ lực tiêu diệt chính quyền cách mạng non trẻ. Đảng và chính quyền đã dựa vào sức đoàn kết của toàn dân, biểu dương lực lượng chính trị lớn mạnh của quần chúng nhân dân, ủng hộ chính quyền cách mạng để hậu thuẫn cho hoạt động ngoại giao. Điển hình là cuộc diễu hành của 30 vạn quân dân thủ đô Hà Nội, kéo qua nơi ở của Hà Ứng Khâm và Tướng Mỹ Melur, vừa đến Hà Nội ngày 20.10.1945.
Cuộc diễu hành về danh nghĩa là để hoan hô phái bộ Đồng Minh, song thực chất là để biểu dương lực lượng quân dân, ủng hộ chính quyền cách mạng. Ngoài ra, trong chính sách hòa hoãn với Tưởng cái phức tạp và khó khăn nhất là sự cấu kết giữa các tướng lĩnh Tưởng và các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách mà Trung Quốc đã dựng lên. Hai bên dựa vào nhau để ép ta. Chính những khó khăn trên nên ta cần hòa với Tưởng vì: Trong tương quan lực lượng lúc đó, nhất là về quân sự, nhân dân ta không có khả năng đánh nhiều kẻ thù cùng một lúc; ta cần có thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng. Thực dân Pháp đang dùng quân sự gây chiến ở miền Nam, ta cần tập trung lực lượng đối phó. Mặt khác, việc hòa với Tưởng là có khả năng thực tế do sự khác nhau về lợi ích ở Đông Dương giữa hai tập đoàn đế quốc: Anh, Pháp và Mỹ, Tưởng; do mâu thuẫn giữa chính quyền Tưởng ở Trung ương với bọn quân phiệt
ở địa phương, bọn này bị đưa sang Đông Dương là do kế “điệu hổ ly sơn” của Tưởng Giới Thạch, nên chúng phải miễn cưỡng tranh chấp, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Giữa Pháp và Tưởng cũng có mâu thuẫn trong các việc: thả quân Pháp đang bị Nhật giam giữ ở miền Bắc (từ 9.3.1945), cử đại diện của Pháp tham gia cơ quan đầu não của quân Đồng Minh ở Bắc Đông Dương do Tưởng phụ trách, cũng như trong việc đổi tiền Quan kim sang tiền Đông Dương (tiền do Ngân hàng Đông Dương của Pháp phát hành). Ta có thể lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để phân hóa chúng, dùng Tưởng để kìm chế mưu đồ của Pháp. Thực hiện sách lược này, Chính phủ coi Hoa Kiều như dân tối huệ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp xúc với những tướng lĩnh quân đội Tưởng, tạo không khí hòa hoãn giữa hai bên; kiên trì thương lượng với Việt Quốc, Việt Cách, đồng thời khôn khéo bác bỏ những đòi hỏi vô lý, buộc họ phải thỏa hiệp với ta để tồn tại. Chính phủ đã sử dụng biện pháp nhân nhượng cho quân Tưởng Giới Thạch và tay sai một số quyền lợi: cung cấp một phần lương thực, thực phẩm trong khi ta đang giải quyết nạn đói; chấp nhận cho họ tiêu những đồng tiền đã mất giá ở Trung Quốc trong lúc ta đang khó khăn về tài chính; cho Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Hội đồng Chính phủ mà không qua bầu cử; hết sức kiềm chế, tránh xung đột để họ khỏi kiếm cớ sách nhiễu ta, thực hiện biến xung đột lớn thành xung đột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung đột. Đảng rút vào hoạt động bí mật với danh nghĩa “tự giải tán” để tránh mũi nhọn tiến công của quân Tưởng, chỉ để lại một bộ phận công khai với tên gọi là Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán ngày 11.11.1945 giải thích lý do “tự giải tán” của Đảng là: “để tỏ rằng những đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiền phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc”,
“để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà”[17, tr. 19]. Trong khi hòa hoãn với quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc, Đảng chủ trương đánh thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, phân biệt bọn thực dân phản động xâm lược Pháp với nhân dân Pháp, đối xử nhân đạo với tù binh Pháp. Trong thư Gửi đồng bào Nam Bộ, Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới trước hết là làm cho dân
Pháp biết rằng chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán, làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước” [17, tr.15]. Để thực hiện chính sách hòa với Tưởng phải luôn luôn nắm vững thực lực cách mạng, phải biểu dương lực lượng cách mạng. Đặc biệt Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6.1.1946), từ đó cử ra Chính phủ chính thức (2.3.1946) và chế định hiến pháp – đạo luật cơ bản của một quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo ra đầy đủ những yếu tố pháp lý của một thực thể chính trị đang tồn tại. Trong hoàn cảnh đất nước lúc đó, thắng lợi của Tổng tuyển cử là thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc, là một cuộc biểu dương lực lượng trước các thế lực thù địch, thể hiện ý chí và nguyện vọng độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Đảng cũng chủ trương bầu Quốc hội để: “Định chính sách ngoại giao đòi Liên hiệp quốc cử phái bộ điều tra sang Đông Dương và can thiệp vào vấn đề Đông Dương để mau giải quyết cuộc chiến tranh giữa ta và thực dân Pháp; vận động cử đại biểu đi dự các cuộc hội nghị của Liên hiệp quốc và nhất là cuộc Đại hội hòa bình thế giới…; định chính sách đối với Trung Quốc và Pháp. Định rõ chế độ cho kiều dân ngoại quốc ở nước ta” [42, tr. 410]. Trong khi hòa hoãn với quân Tưởng, Đảng luôn nắm vững những nguyên tắc cách mạng: không vi phạm chủ quyền dân tộc, giữ vững tính độc lập về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng, giữ vững quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng và chính quyền cách mạng của nhân dân, đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ngày 29.9.1945 Nguyễn Hải Thần đòi làm chủ tịch nước, còn Hồ Chí Minh xuống làm phó chủ tịch, đòi đổi quốc kỳ, quốc ca, đổi tên Việt Minh. Chúng ta không chấp nhận nhưng vẫn kiên trì thương lượng và đồng ý cho Việt Nam quốc dân Đảng tham gia giữ chính quyền và giữ cương vị quan trọng như phó chủ tịch nước hay đoàn trưởng đoàn cố vấn, Bộ trưởng bộ y tế, thứ trưởng Bộ tuyên truyền, thứ trưởng Bộ giáo dục… Ngày 24.12.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ký với Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội) và Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) bản điều ước đoàn kết, thỏa hiệp lập Chính phủ liên hiệp lâm thời và Ủy ban kháng chiến. Trong ban thường trực Quốc Hội và tiểu ban hiến pháp cũng có đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam cách mạng Đồng Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đồng ý trong Quốc Hội với 50
ghế Việt Nam Quốc dân Đảng và 20 Việt Nam cách mạng Đồng Minh Hội không qua bầu cử trong tổng số 350 ghế của Quốc Hội. Mặt khác, trong khi thực hiện chính sách hòa hoãn với Tưởng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm dự đoán như thể hiện trong chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 24.11.1945: trước sau gì thì Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trả về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng và dự đoán này hết sức đúng đắn, điều đó thể hiện vào ngày 28.2.1946 hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết. Với hiệp ước này, vai trò của lực lượng Tưởng Giới Thạch đã kết thúc.
Do tình hình thay đổi, nên chính sách hòa hoãn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các lực lượng của Tưởng cũng thay đổi, cho phù hợp với tình hình mới. Lúc này, cần tạo điều kiện cho quân Tưởng rút về nước nhanh chóng, êm thấm, nhằm ngăn chặn âm mưu tìm cách kéo dài thời gian đóng ở Đông Dương của quân Tưởng. Ngày 8.3, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký nghiêm lệnh trong đó nêu rõ Chính phủ hạ lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa, trong lúc quân đội Trung Hoa thoái triệt. Ai xâm phạm đến tính mạng, tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bị nghiêm trị. Sau này, khi Tiêu Văn đóng quân ở Quảng Tây, Chủ tịch có gửi quà và thư thăm hỏi. Các cử chỉ xả giao này nhằm tiếp tục duy trì hòa hoãn với các lực lượng quân đội Tưởng, bảo đảm giữ yên vùng biên giới tiếp giáp các căn cứ chống Pháp ở Việt Bắc.
Chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm hòa hoãn và kìm chế các lực lượng của Tưởng Giới Thạch ở Việt Nam đã mang lại cho miền Bắc một thời kỳ tương đối ổn định để thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc, xây dựng củng cố chính quyền nhân dân đồng thời làm thất bại mưu đồ xấu xa của Tưởng Giới Thạch thành lập Chính phủ tay sai ở Việt Nam. Việc Chính phủ Việt Nam lợi dụng một cách khôn khéo mâu thuẫn giữa Mỹ – Tưởng với Pháp đã góp phần làm chậm việc quân đội quân đội viễn chinh Pháp ra miền Bắc và tạo điều kiện chi viện cho cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam, những kết quả đó là thành tựu quan trọng của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 – 1946.
Tóm lại trong giai đoạn này, Đảng ta xác định kẻ thù của chúng ta là thực dân Pháp còn đối với quân Tưởng ta thực hiện chính sách “Hoa – Việt thân thiện”. Mục đích của chủ trương này là do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận thấy rằng tương
quan lực lượng giữa ta và địch lúc này quá lớn. Nếu lúc này mà cầm vũ khí đánh Pháp ở miền Nam thì chúng ta sẽ gặp phải sự phá hoại của của quân Tưởng. Do đó Đảng ta thực hiện chủ trương hoà với Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
Sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng về nước (3.1946 – 12.1946): Năm 1945 – 1946 là một thời điểm có ý nghĩa chiến lược đối với quan hệ Việt – Pháp liên quan đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình ở Việt Nam. Đối với Pháp, các sự kiện, các quan hệ hai nước trong giai đoạn này đã ảnh hưởng sâu sắc đến số phận của Liên bang Đông Dương, cũng như quyền lợi, vị trí của Pháp ở Viễn Đông.
Sau khi gây chiến ở Sài Gòn ngày 23.9.1945 quân đội Pháp đánh chiếm Nam Bộ, từ đó phát triển ra Nam Trung Bộ và đang có âm mưu kéo quân ra miền Bắc, nhưng để có thể đưa quân ra miền Bắc, thực dân Pháp phải tiến hành hai hoạt động ngoại giao: Ký kết với chính quyền Tưởng Giới Thạch một thỏa hiệp về việc thay thế quân Tưởng và buộc phải thương lượng để ký một hiệp định với Chính phủ của Hồ Chí Minh nhằm bảo đảm việc thay quân này được thuận lợi.
Ngày 19.9.1945, tại Pari đã diễn ra cuộc hội đàm giữa tướng Đờ Gôn và Thủ tướng Chính phủ Trùng Khánh Tống Tử Văn, trong đó Đờ Gôn khẳng định chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, Tống Tử Văn cam kết không xâm phạm quyền của Pháp tại Đông Dương và hai bên đã thỏa thuận tiến hành đàm phán Hoa – Pháp về tiến hành liên quân. Các cuộc đàm phán này được tiến hành từ tháng 10 năm 1945. Ngày 28.2.1946 tại Trùng Khánh, Chính phủ của Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Pháp đã ký một thỏa ước liên quan đến Việt Nam, theo thỏa ước này, chính quyền của Tưởng đồng ý cho quân đội Pháp thay thế quân đội Tưởng dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật ở Bắc Đông Dương. Đổi lại, Pháp đã có những nhân nhượng quan trọng cho Trùng Khánh: Chấp thuận trả lại các tô giới và nhượng địa tại Trung Quốc, bán cho Trung Quốc đoạn đường sắt Côn Minh – Hồ Kiều; giành cho Trung Quốc một đặc khu tự do thương mại ở cảng Hải Phòng; miễn thuế cho hàng vận chuyển và nhập cảnh trên đoạn đường sắt Hải Phòng tới biên giới Việt – Trung, cho phép người Hoa ở Việt Nam hưởng các quyền lợi bình đẳng về kinh tế và pháp lý ở Việt Nam. Hiệp ước Hoa – Pháp thực chất chỉ là sự trao đổi quyền lợi cho nhau, hai bên thỏa thuận với nhau vì lợi ích riêng tư của mình, thực dân Pháp thì muốn chiếm toàn bộ nước ta, còn Tưởng Giới Thạch thì phải kéo quân về nước để đối phó với phong trào cách mạng của Đảng Cộng
sản và tìm kiếm lợi ích mà Pháp sang nhượng cho. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau hiệp định Pốtxđam, Việt Nam một lần nữa phải đương đầu với một giải pháp do các nước lớn áp đặt.
Ban Thường vụ Trung ương trong chỉ thị ngày 3.3.1946, nhận định hiệp ước Hoa – Pháp không chỉ là chuyện riêng của Tàu và Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc địa. Dù nhân dân Đông Dương có muốn hay không muốn, nhất định chúng cũng thi hành hiệp ước ấy. Nếu chính quyền cách mạng phát động chiến dịch tự vệ chống quân Pháp ra Bắc theo hiệp ước Hoa – Pháp, có nhiều nguy cơ Việt Nam chống cả quân Tưởng còn ở Việt Nam; quân Nhật chưa bị giải giáp hết. Nhiệm vụ quan trọng của cách mạng lúc này là tránh đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù. Mặt khác, cả Tưởng và Pháp cũng phải tính tới sức mạnh của cách mạng Việt Nam và dư luận quốc tế, nên không thể không có thỏa thuận với Việt Nam về việc thay quân này. Nếu ra Bắc bằng vũ lực, Pháp sẽ vấp phải sự kháng cự của nhân dân Việt Nam và cuộc đối đầu quân sự này sẽ bị lực lượng của Tưởng lợi dụng để cản trở quân Pháp ra Bắc.
Ban Thường vụ Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán đúng chiều hướng chính sách của các nước lớn, cũng thấy những mặt hạn chế trong mưu đồ của Tưởng và Pháp khi thỏa thuận việc Pháp trở lại Bắc Đông Dương, từ đó kịp thời đề ra chính sách “hoà để tiến”, cốt lõi của chính sách này là chúng ta thực hiện việc hòa hoãn với Pháp, đồng ý cho Pháp thay quân Tưởng ở miền Bắc, nhằm mục đích đuổi quân Tưởng ra khỏi Việt Nam, bọn Tưởng đã đi rồi thì bọn Việt Quốc, Việt Cách như rắn mất đầu, lúc đó ta đối phó chúng một cách dễ dàng, chủ trương thương lượng của Chính phủ Việt Nam với Pháp thể hiện trong ba chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 25.11.1945 của Ban Chấp hành Trung ương; “tình hình và chủ trương”, ngày 3.3.1946 và “hoà để tiến” ngày 9.3.1946 của Ban Thường vụ Trung ương. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta như đã nêu trong chỉ thị về “kháng chiến kiến quốc” là: “Đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”. Còn trong chỉ thị “tình hình và chủ trương” nêu rõ lập trường giảng hòa của ta với Pháp là độc lập nhưng liên minh với Pháp, phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân ta. Ta có thể nhận quyền đóng quân của Pháp ở nước ta nhưng quyền ấy chỉ là tạm thời và có thời hạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp xúc với Sainteny. Các cuộc đàm phán, tiếp xúc lúc đầu được giữ bí mật để tránh Tưởng phá. Sau ngày 28.2.1946 do tình hình thay đổi