Ngoại giao trong giai đoạn khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1947 – 1949)

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG lối NGOẠI GIAO của ĐẢNG và NHÀ nước TA GIAI đoạn 1945 – 1954 (Trang 53 - 96)

CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1945 – 1954

2.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1945 – 1954

2.3.2 Ngoại giao trong giai đoạn khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1947 – 1949)

Trước tình hình hiệp định sơ bộ 6.3.1946 và Tạm ước 14.9.1946 bị thực dân Pháp phá hoại, ngày 30.11.1946, Quốc hội Việt Nam đã gửi điện khẩn cấp đến Quốc hội Pháp, yêu cầu phía Pháp có biện pháp giải quyết tình hình nguy hiểm ở Đông Dương và đề nghị Quốc hội Pháp cử ngay đoàn điều tra sang Đông Dương. Theo yêu cầu của ta, XanhTơni đã gặp Bộ trưởng Hoàng Minh Giám (6.12.1946), hai bên đạt được cam kết sớm giải quyết ổn thỏa các cuộc đụng độ địa phương, thực hiện nhanh chóng những thỏa hiệp đã đạt được trong nội dung Tạm ước 14.9.1946, và những xung đột khác có thể xảy ra trong tương lai. Sau khi Lêông Blum (Léon Blum) lập được Chính phủ mới, ngày 15.10.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khẩn cho Chính phủ Pháp, nêu ra ba biện pháp cấp bách. Việt Nam bảo đảm sinh hoạt bình thường và giữ gìn trật tự ở các thành phố, bỏ những biện pháp tự vệ trên trục đường Hà Nội đi Hải Phòng và Lạng Sơn, nếu phía Pháp và Việt Nam thỏa thuận trở lại vị trí trước ngày 20.11.1946 ở phía Bắc, rút “lực lượng tiếp viện” ở Đà Nẵng và chấm dứt các cuộc hành quân càn quét ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, hai bên triển khai ngay việc thi hành Tạm ước 14.9.1946, đình chỉ công kích nhau trên báo chí và cơ quan thông tin đại chúng. Vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi có hành động kịp thời chấm dứt cuộc chiến tranh chống lại nhân dân Việt Nam [42, tr. 465-466]. Tuy nhiên, “Nhân nhượng không phải là khuất phục”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi trả lời phỏng vấn báo “Pari Sài Gòn” ngày 7.12.1946 đã nói: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh… Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm… Dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do.

Dù sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi tới cách giải quyết ấy”[42, tr. 473]. Ngày 16.12.1946, quân Pháp gây hấn ở Hà Nội, bắn giết dân thường, đánh vào các điểm đề kháng của ta, tiến công chiếm nhiều công sở cơ quan Chính phủ. Chúng bày trò ký

hiệp định quan hệ Việt – Pháp với “Chính phủ Nam Kỳ” (17.12.1946) và nghiêm trọng hơn, chúng gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đòi tước vũ khí của các đội tự vệ vũ trang ở thủ đô và tuyên bố cự tuyệt đàm phán với ta (18.12.1946). Trước tình hình khẩn cấp, ngày 11.12.1946, Hội đồng Chính phủ đã họp điểm lại tình hình quân sự, ngoại giao và nhận định thời kỳ nhân nhượng của Việt Nam đã chấm dứt. Tuy vậy, trên lĩnh vực ngoại giao, Chính phủ ta vẫn kiên trì những biện pháp cuối cùng để cứu vãn hòa bình.

Ngày 18.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua Xanhtơny gửi thư khẩn đến Chính phủ, Quốc hội Pháp đưa ra nhiều đề nghị chấm dứt ngay cuộc xung đột Pháp – Việt.

Ngày 19.12.1946, Thường vụ Trung ương Đảng và lãnh đạo chủ chốt các Bộ họp, phân tích tình hình trong nước và quốc tế, đã đi đến quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vào tối hôm đó, chủ động đua quân đội viễn chinh Pháp vào một “thiên la địa võng” mới. Như vậy là “Dân tộc Việt Nam nay bị đặt trước hai đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giàng lấy tự do và độc lập” [42, tr. 483]. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tối ngày 19.12.1946, Chủ tịch hồ Chí Minh nêu rõ:

“Hỡi đồng bào cả nước !

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [42, tr. 480]. Cuộc đấu tranh vì tự do độc lập của nhân dân ta chuyển sang một thời kỳ mới, với phương thức mới, đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp với đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao, để từng bước làm suy yếu kẻ thù.

Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của thời cuộc, đồng thời xuất phát từ yêu cầu phá thế bao vây, gắn cuộc kháng chiến với xu thế phát triển cách mạng ở bên ngoài, tạo thêm thế và lực cho sự nghiệp chống thực dân Pháp của nhân dân ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là vấn đề cần yếu cho một nước độc lập và kịp thời đề ra nhiệm vụ, phương hướng hoạt động ngoại giao trong thời chiến. Mặt trận ngoại giao của ta đã phát huy tính chất chính nghĩa và tất thắng của cuộc kháng chiến, đẩy mạnh cuộc vận động quốc tế với nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhằm gắn cuộc kháng chiến với trào lưu cách mạng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Đồng thời, ta đã thực hiện sách

lược lợi dụng sự khác nhau về lợi ích trước mắt giữa thế lực thù địch, nhất là giữa Mỹ - Tưởng với Pháp để phân hóa, kiềm chế mưu đồ tăng cường và mở rộng chiến tranh, tạo tiền đề giành thắng lợi có ý nghĩa bước ngoặt ngay từ giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Mục tiêu trước mắt của sách lược tập hợp lực lượng bên ngoài nhằm kêu gọi các nước dân chủ trên thế giới, các tổ chức dân chủ Pháp và thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ cần phải đoàn kết với Miên, Lào và thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện, Nam Dương (Inđônêsia) và các dân tộc yêu chuộng dân chủ, hòa bình trên thế giới. Tháng 9.1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong dịp trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài đã khái quát nhiệm vụ và phương hướng ngoại giao chủ yếu của Việt Nam: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [43, tr. 220]. Định hướng đó chẳng những phản ánh mục tiêu của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, mà còn có tác dụng làm rõ trong dư luận nước Pháp và các quốc gia khác về tinh thần thiện chí muốn thúc đẩy quan hệ với các lực lượng dân chủ và hòa bình trên thế giới.

Nó có tác dụng tranh thủ lực lượng trung gian chưa đứng hẳn về phía thực dân xâm lược Pháp, đồng thời sẵn sàng rộng mở quan hệ với các lực lượng khác nhau bên ngoài, góp phần vào cuộc phá vây quốc tế, cô lập thế lực thực dân hiếu chiến Pháp và cải thiện vị trí quốc tế của Việt Nam.

Nỗ lực vãn hồi hòa bình bằng giải pháp thương lượng: Mặc dù chiến tranh đã nổ ra nhưng với quan điểm nhân đạo và hòa bình, Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương không bỏ lỡ cơ hội chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp thương lượng trên cơ sở Pháp phải tôn trọng nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương (4.1947) chủ trương “phải lợi dụng hết khả năng ngoại giao, làm cho cuộc đổ máu Việt – Pháp rút ngắn lại”[17, tr. 186]. Tuy nhiên, nếu thực dân Pháp ngoan cố dùng chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ chiến đấu đến cùng. Chỉ thị của Trung ương Đảng ngày 22.5.1947 nêu rõ: “Nếu Pháp không công nhận ta độc lập và thống nhất thì ta tiếp tục kháng chiến đến toàn thắng mới thôi” [17, tr. 209]. Cuối tháng 12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lời kêu gọi Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an, nêu rõ nguồn gốc và tình hình cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Người nêu những nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của Việt Nam, đề nghị “Hội đồng vui lòng chấp nhận những điều mà chúng tôi đã nói ở trên để vãn hồi hòa bình trong một phần

thế giới này, để cho Hiến chương Đại Tây Dương được tôn trọng và để khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là được thừa nhận độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ”[42, tr. 471]. Từ ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19.12.1946) đến đầu tháng 3.1947, với tinh thần “còn nước còn tát”, tám lần Hồ Chí Minh gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, nêu rõ nguyên nhân xung đột, đề nghị ngừng bắn và nối lại các cuộc đàm phán để vãn hồi hòa bình. Trong thư gửi Quốc hội và nhân dân Pháp (7.1.1947) Người viết:

“Muốn lập lại hòa bình, chỉ cần:

1. Trở lại tình trạng trước ngày 20.11 và 17.12.1946, đình chỉ ngay và đình chỉ thực sự những cuộc xung đột trong toàn cõi Việt Nam (Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ).

2. Làm xúc tiến ngay công việc của các ủy ban đã dự định đặt ra để thi hành Tạm ước 14.9.1946, các ủy ban này phải họp ở Sài Gòn và Hà Nội, nhưng không ở Đà Lạt.

3. Tiếp tục ngay những cuộc điều đình ở Phôngtennơblô để giải quyết một cách vĩnh cửu vấn đề giao thiệp giữa hai nước Pháp, Việt…

… Chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập và thống nhất của nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này; hòa bình và trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc. Dân tộc Việt Nam đang chờ đợi cử chỉ đó”[43, tr. 12].

Trong Lời kêu gọi gửi Chính phủ và nhân dân Pháp ngày 10.1.1947 Người viết:

“Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau. Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hòa bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước” [43, tr. 19]. Ngày 1.1.1947, trong Thư gửi tướng Lơcléc, Hồ Chí Minh viết: “Lừng danh với ~hững chiến công, ngài lại đi đánh một dân tộc chỉ muốn độc lập, thống nhất quốc gia, và một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với nước ngài sao? Phải chăng đó là công việc bạc bẽo đau đớn” [43, tr. 5].

Trong Thư gửi cho Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Mutê (người đã thay mặt Chính phủ Pháp ký bản Tạm ước 14.9.1946, được cử sang nắm tình hình Đông Dương), Hồ Chí Minh viết: “Tôi rất mong và rất sung sướng được hội kiến ngài… để tỏ rõ ý muốn thành thực hòa bình và cộng tác của chúng tôi, và chuyển đệ với ngài những đề nghị của chúng tôi về việc lập lại sự giao hảo giữa hai nước chúng ta”[43, tr. 9]. Nhưng bức thư này chỉ đến tay MuTê khi ông ta đã trở về Pháp với những nhận định sai về tình

hình Đông Dương. Được tin này, ngày 10.1.1947, Hồ Chí Minh gửi thư cho Chính phủ và nhân dân Pháp, nói rõ: “Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hòa bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước”[43, tr. 19]. Lập trường hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tác động đến dư luận nước Pháp. Đảng Cộng sản và các lực lượng cánh tả đấu tranh đòi Chính phủ Pháp nối lại thương lượng với Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Ramađiê buộc phải hứa xem xét mọi yêu cầu đình chiến (3.4.1947). Cao ủy Pháp Bôlae cử P. Muýt gặp Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hoàng Minh Giám tại Thái Nguyên (12.5.1947). Phía Pháp nêu những điều kiện ngừng bắn:

“1. Nộp vũ khí cho quân đội Pháp.

2. Để quân đội Pháp đi lại và đóng binh tự do khắp nơi trên đất nước Việt Nam.

3. Giao trả những lính Pháp hay lính lê dương đảo ngũ chạy qua phía Việt Nam.

4. Thả những người Pháp và người Việt Nam thân Pháp do Chính phủ Việt Nam giam giữ” [17, tr. 207-208]. Đó là những điều kiện mà việc thực hiện đồng nghĩa với sự đầu hàng. Hồ Chí Minh phê phán những điều kiện của phía Pháp, nêu rõ lập trường của Chính phủ và nhân dân Việt Nam là muốn có hòa bình và quan hệ tốt với nhân dân Pháp. Người khẳng định: Chúng tôi muốn hòa bình nhưng không phải là với bất cứ giá nào, mà phải là hòa bình trong độc lập tự do. Trong thư gửi nhân dân Pháp (25.5.1947), Người vạch trần thái độ của bọn thực dân hiếu chiến Pháp “cố ý đưa ra những điều kiện vô lý và nhục nhã để cho hai dân tộc ta không thể thân thiện với nhau được”. Thực chất ý đồ của những thế lực hiếu chiến đó là “muốn tiếp tục chiến tranh”.

Người kêu gọi nhân dân Pháp “hãy giúp chúng tôi cứu lấy tính mạng của bao nhiêu thanh niên Pháp và Việt, cứu lấy tình thân thiện giữa hai dân tộc, và cứu lấy khối Liên hiệp Pháp” [43, tr. 129]. Tháng 9.1947, khi trả lời phỏng vấn của một nhà báo Mỹ về khả năng thỏa hiệp giữa Việt Nam và Pháp, Hồ Chí Minh nói: “Rất có thể có sự thỏa hiệp, với điều kiện là nước Pháp thành thực công nhận thống nhất và độc lập của nước Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp” [43, tr. 219].

Chủ trương và biện pháp ngoại giao trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến bị cô lập với bên ngoài: Dùng hoạt động ngoại giao để góp phần phá thế đơn độc trở thành một yêu cầu cấp thiết của cuộc kháng chiến. Tuy có nhiều khó khăn và gặp không ít trở lực song hoạt động ngoại giao của ta cũng có bước phát triển mới chủ động tố cáo hành động chiến tranh phi nghĩa tàn bạo của thực dân Pháp đi đôi với đòi Pháp ngừng

bắn, chấm dứt xung đột trên cơ sở những thỏa thuận Việt – Pháp và mở ngay cuộc thương lượng giữa hai bên. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương nổ ra trong lúc diễn biến chính trị ở nước Pháp đi vào thời điểm căng thẳng. Lực lượng dân chủ đấu tranh cho đường lối độc lập với Mỹ bị phân hóa. Đảng Xã hội Pháp từ chối liên minh với Đảng Cộng sản làm cho phong trào công nhân, phong trào dân chủ ở Pháp lâm vào khủng hoảng và suy yếu. Nó đã tạo điều kiện để thế lực phản động thân Mỹ lấn tới thúc đẩy nước Pháp ngày càng lệ thuộc hơn vào Mỹ về kinh tế, về chính sách ngoại giao. Chiến tranh Đông Dương nổ ra trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Pháp không ổn định. Chính quyền Pháp đã cố tìm biện pháp để đối phó với dư luận và sức ép của lực lượng dân chủ Pháp do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ ta chủ trương phải “liên hiệp với dân tộc Pháp, chống bọn phản động thực dân Pháp”[17, tr. 151], đồng thời cần “phải lợi dụng hết khả năng ngoại giao, làm cho cuộc đổ máu Việt – Pháp rút ngắn lại”và trong tình hình thuận lợi thì không để bỏ lỡ một cơ hội nào có thể hòa giải với nước Pháp nếu Pháp nhận Việt Nam độc lập và thống nhất. Ngày 21.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến nhân dân và Chính phủ Pháp cùng các nước Đồng Minh, kêu gọi có hành động để chấm dứt ngay chiến tranh và gọi những kẻ thực dân về nước. Khẳng định chính sách ngoại giao hòa bình và thúc đẩy xu hướng chống chiến tranh Đông Dương trong dư luận Pháp, ngày 7.1.1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta gửi đến Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp thông điệp nêu rõ bảy điểm về lập trường hòa giải của nhân dân Việt Nam trong quan hệ với nước Pháp. Bức thư nêu rõ: “Nhân dân Việt Nam chỉ đòi độc lập và thống nhất quốc gia trong khối Liên hiệp Pháp, một khối liên hiệp do sự tự do thỏa thuận tạo nên… Nhân dân Việt Nam chỉ muốn có hòa bình thực sự, để kiến thiết quốc gia với sự cộng tác của những người bạn Pháp chân chính” [43, tr. 11]. Bức thông điệp cũng nêu ra ba biện Pháp trước mắt để đình chỉ xung đột, trở lại tình trạng trước ngày xảy ra xung đột là; đình chỉ chiến sự; xúc tiến ngay các ủy ban định lập ra để thi hành Tạm ước 14.9; nhóm họp lại Hội nghị Phôngtennơblô. Bức thư yêu cầu chính phủ Pháp có biện pháp cấp bách để chấp dứt cuộc đổ máu. Song song với việc khuấy động dư luận Pháp và thế giới, ta đã khai thác những nhân tố khác nhau về lợi ích trong việc phát động chiến tranh Đông Dương giữa các thế lực thù địch. Ta đã vận dụng sách lược phân hóa Pháp – Mỹ và Pháp – Tưởng, kiềm chế mưu đồ lôi kéo Mỹ – Tưởng… vào việc mở rộng chiến tranh ở Đông Dương. Vấn đề phân hóa Mỹ – Pháp

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG lối NGOẠI GIAO của ĐẢNG và NHÀ nước TA GIAI đoạn 1945 – 1954 (Trang 53 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)