Kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH đạo các CHỦ THỂ KINH tế TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM GIAI đoạn 1996 2006 (Trang 28 - 36)

2.1 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN

2.1.1 Kinh tế nhà nước

Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, mỗi thành phần kinh tế đều có vai trò, vị trí và đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế đất nước. Song, do tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò của kinh tế nhà nước; kinh tế nhà nước làm chủ đạo cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế nhà nước biểu hiện ở phạm vi rộng lớn, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, nền tài chính, tài sản công, trong đó có doanh nghiệp nhà nước. Điều đó được hiểu là, trong kinh tế nhà nước có nhiều bộ phận hợp thành và do Nhà nước nắm giữ, sở hữu, kể cả phần vốn của Nhà nước đóng góp vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Kinh tế nhà nước chiếm giữ ở các vị trí kinh tế then chốt của nền kinh tế, kể cả thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết… mà những thành phần kinh tế khác không có điều kiện, hoặc không muốn đầu tư vì ít có lãi, không sinh lợi nhuận. Do vậy, trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, kinh tế nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định tới tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế quốc dân.

Từ Đại hội VI của Đảng (1986) cùng với việc thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế thuộc khu vực tư nhân, Đảng ta bắt đầu đề cập đến vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế.

Kinh tế nhà nước từ chỗ thụ động thực hiện các quyết định sản xuất kinh doanh của Nhà nước đã chuyển sang tự chủ hạch toán kinh doanh. Đại hội VII của Đảng (6/1991) khẳng định: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những

hoạt động mà các thành phần khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh…Những cơ sở không cần giữ hình thức quốc doanh thì Nhà nước chuyển hình thức kinh doanh, hình thức sở hữu hoặc giải thể, đồng thời có chính sách giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động”. Quan điểm này, một mặt tạo tiền đề cho sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài nhà nước; mặt khác vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh không còn là điều mặc nhiên mà phải gắn với “sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các xí nghiệp quốc doanh tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức 100% vốn Nhà nước hoặc hình thức doanh nghiệp cổ phần trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh, tự trang trải và tích lũy trong môi trường hợp tác, cạnh tranh; Nhà nước chỉ tài trợ có thời hạn cho một số cơ sở thực sự cần thiết”.

Đại hội VIII của Đảng (6/1996) tiến thêm một nhận thức mới, xem vai trò chủ đạo không chỉ dựa vào doanh nghiệp nhà nước mà là với những nguồn lực rộng hơn hợp thành kinh tế nhà nước. Sự điều chỉnh này đã khắc phục việc đánh giá quá mức về vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước kéo dài trước đây, tạo điều kiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII chỉ rõ:

Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động có hiệu quả cần được kiện toàn về tổ chức, xử lý lao động dôi dư, ưu tiên bổ sung vốn lưu động, cho vay vốn ưu đãi để đổi mới thiết bị, công nghệ.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước không còn nắm 100% vốn thì tiến hành lập kế hoạch cổ phần hóa để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả.

Đối với những doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, kinh doanh thua lỗ kéo dài, mà không cần thiết duy trì sở hữu Nhà nước, tùy điều kiện cụ thể áp dụng các hình thức xử lý thích hợp sau:

Một là, sáp nhập vào các doanh nghiệp khác Hai là, đấu thầu công khai cho thuê

Ba là, khoán kinh doanh hoặc bán

Bốn là, giao cho tập thể cán bộ, công nhân với điều kiện bảo đảm công ăn việc

Năm là, áp dụng luật phá sản

Nghị quyết cũng chỉ rõ, trong khi sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước cần chú ý điều kiện đặc thù của các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa do trình độ kinh tế, xã hội chưa phát triển cần duy trì các doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ, củng cố và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò trung tâm kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – xã hội trong vùng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì hoạt động của các doanh nghiệp nên hướng vào làm dịch vụ chế biến nông, lâm, hải sản và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Chủ động phát triển thêm một số doanh nghiệp Nhà nước trong nông, lâm nghiệp ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa để làm hạt nhân giúp đỡ các vùng này phát triển kinh tế và cải thiện môi trường xã hội. Đổi mới và củng cố các doanh nghiệp theo hướng tăng nhanh khả năng bám trụ dài ngày trên biển; làm dịch vụ ngoài biển và trên bờ để tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi, bám biển.

Đại hội IX của Đảng (4/2001) chủ trương: “tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế;

đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật”.

Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX chỉ rõ: các doanh nghiệp Nhà nước cần tập trung thực hiện những việc mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được; hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; tổ chức, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong kinh doanh lúa, gạo, phân bón, phát triển chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, kỹ thuật cao và liên kết kinh tế có hiệu quả với các hộ nông dân và các hợp tác xã sản xuất nguyên liệu; giữ vai trò chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ công ích. Đối với khu vực miền núi, doanh nghiệp Nhà nước phải đi đầu trong việc hỗ trợ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản cho các hộ, các hợp tác xã ở khu vực miền núi.

Nghị quyết Trung ương 9, khóa IX khẳng định:

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước để chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Rà soát, thu hẹp hơn nữa diện các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn hoặc có cổ phần chi

phối, tập trung vào một số ngành và lĩnh vực then chốt thực sự cần có vai trò của kinh tế nhà nước.

Kiên quyết đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa, kể cả những doanh nghiệp lớn và một số tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, gắn với việc phát hành cổ phiếu và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Giá trị doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc phải do thị trường quyết định. Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai mạnh việc bán, khoán, cho thuê những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ ở những ngành, lĩnh vực không then chốt.

Khẩn trương chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo chế độ công ty dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Nhà nước hoặc công ty cổ phần. Tiếp tục mở rộng quyền tự chủ, quy định rõ về tài sản và quyền tài sản, đồng thời có cơ chế để tạo đủ vốn cho hoạt động và đổi mới nhanh công nghệ của doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ quyền của một pháp nhân; hội đồng quản trị có quyền quyết định trực tiếp đối với sản xuất, kinh doanh. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm và lợi ích cao hơn đối với các thành viên hội đồng quản trị và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước về đầu tư và kết quả kinh doanh.

Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước;

tổng kết thí điểm việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài.

Thực hiện đầu tư vốn cho doanh nghiệp nhà nước thông qua các công ty đầu tư tài chính của Nhà nước. Nhanh chóng xóa bỏ các loại bảo hộ bất hợp lý, sớm khắc phục tình trạng bao cấp, như khoanh nợ, dãn nợ, xóa nợ, bù lỗ, cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện ngay việc lành mạnh hóa, minh bạch hóa và công khai hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hoàn chỉnh chỉnh chính sách và hệ thống an sinh xã hội để giải quyết lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện phá sản theo luật những

Thí điểm thành lập cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở 1 – 2 tỉnh, thành phố; xác định rõ lộ trình xóa bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước, các bộ, ngành thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Sớm ban hành Luật Cạnh tranh và chống độc quyền kinh doanh, Luật Chống bán phá giá. Nhà nước kiểm soát, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp có thị phần lớn, có thể khống chế thị trường; Nhà nước chỉ giữ độc quyền trong những trường hợp thực sự cần thiết, những doanh nghiệp nhà nước thực hiện độc quyền của Nhà nước hoạt động theo chế độ công ích, không gắn vào các tổng công ty để khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền kinh doanh của tổng công ty. Thực hiện phương thức Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu đối với sản phẩm công ích. Thu hút các thành phần kinh tế khác đầu tư mạnh vào hoạt động công ích và dịch vụ công, vào nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế mà khu vực doanh nghiệp nhà nước đang chiếm tỷ trọng lớn và tham gia nhiều hơn trong đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội và các lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Tiếp theo, Đại hội X của Đảng (4/2006) có những nhận thức mang tính đột phá tạo cơ sở cho cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước khi chủ trương “ xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; Nhà nước chỉ thực hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm; một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, khắc phục rủi ro; một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật [8; tr84].

Trong gần 20 năm qua, mặc dù số lượng các doanh nghiệp nhà nước liên tục giảm, từ trên 13 nghìn doanh nghiệp năm 1995 xuống còn gần 6 nghìn doanh nghiệp năm 2003, nhưng về số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh không ngừng được tăng lên, vị thế, vai trò chủ đạo của nó trong cơ cấu kinh tế quốc dân tiếp tục giữ vững. Tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong cơ cấu kinh GDP tuy có xu hướng giảm dần nhưng không vì thế mà giảm vị trí chủ đạo của nó trong nền kinh tế. Các ngành và sản phẩm chiến lược vẫn do khu vực kinh tế nhà nước quản lý. Quy mô, kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh vẫn không ngừng tăng lên. Kinh tế nhà

nước vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia. Không những thế, kinh tế nhà nước còn có vai trò then chốt trong đổi mới cơ chế quản lý, điều hành, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong công nghiệp.

Trong công nghiệp: số lượng doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp có xu hướng giảm dần: năm cao nhất (1988) lên tới 3163 doanh nghiệp, năm 1990 là 2798, năm 1997 là 1843, năm 2000 là 1633 và năm 2001 là 1541 doanh nghiệp. Song sự giảm sút về số lượng doanh nghiệp không đồng nghĩa với giảm số lượng lao động và quy mô sản xuất. Lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước về cơ bản ổn định và có xu hướng tăng nhẹ: từ 704 nghìn người năm 1991; 750 nghìn người năm 1995; 777 nghìn người năm 1997 và năm 2002 là 877 nghìn người [14;tr193]. Rõ ràng quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và trong ngành công nghiệp, việc làm cho người lao động vẫn được đảm bảo. Một số doanh nghiệp vẫn tạo được việc làm mới thu hút lao động xã hội, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trong nhiều năm so với các thành phần kinh tế khác. Nguyên nhân của xu hướng trên là do sự tham gia của doanh nghiệp có vốn FDI vào sản xuất công nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế này lại cao hơn hẳn các doanh nghiệp nhà nước, năm 1996: 21,4%; 1997: 20,6%; 1998:

23,3%; năm 2000: 21,8%; năm 2002: 14,3% và năm 2003 là 18,3% [14;tr194]. Tuy doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng trưởng chậm lại và tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu công nghiệp toàn ngành, nhưng xét về tính chất của nó thì vai trò chủ đạo vẫn giữ vững, vì:

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước nắm những ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc dân như sản xuất điện, khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, hóa chất, cơ khí chế tạo, chế biến, dệt may…

Thứ hai, trong các doanh nghiệp nhà nước, máy móc, trang thiết bị được đổi mới theo hướng hiện đại hóa bằng đầu tư chiều sâu dựa vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và vốn tự có của doanh nghiệp là chính.

Thứ ba, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề đông về số lượng,

Thứ tư, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế khá ổn định, nhất là những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận/vốn năm 1997: 4,19%; năm 2008: 3,4% và năm 2002 trên 4% [14;tr194].

Thứ năm, doanh nghiệp nhà nước có vị trí hàng đầu đóng góp vào nguồn thu của ngân sách nhà nước và xuất khẩu.

Tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước trong toàn ngành công nghiệp Việt Nam 4 năm 1995 - 1998

Đơn vị tính: %

1995 1996 1997 1998

Lao động Giá trị sản xuất Nộp ngân sách

28,5 50,3 -

27,5 49,3 -

28,5 48,0 47,1

28,0 46,2 40,7 Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong những năm 1999 – 2003, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên số lượng doanh nghiệp, tỷ trọng lao động, tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp giảm dần, nhưng mức đóng góp của nó cho ngân sách và xuất khẩu về cơ bản vẫn ổn định và khá bền vững, vượt xa các thành phần và khu vực kinh tế khác trong ngành công nghiệp.

Những khởi sắc trên đây của doanh nghiệp nhà nước mới chỉ là bước đầu, nhưng cũng khẳng định đó là kết quả của quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp, theo tinh thần các Quyết định 217, 338 và chủ trương cổ phần hóa trong những năm gần đây. Qua đổi mới, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, trao quyền rộng rãi cho giám đốc doanh nghiệp, Nhà nước không cấp bù lỗ, giảm bớt các chỉ tiêu kế hoạch, pháp lệnh và từ năm 1989 đến nay chỉ còn một chỉ tiêu pháp lệnh duy nhất là nộp ngân sách. Việc đăng ký lại các doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định 388 là một bước để kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Tiếp theo đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách mới để củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường, có nhiều thành phần và khu vực kinh tế. Chủ

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH đạo các CHỦ THỂ KINH tế TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM GIAI đoạn 1996 2006 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)