MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH đạo các CHỦ THỂ KINH tế TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM GIAI đoạn 1996 2006 (Trang 49 - 63)

Một là, nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Đại hội X (2006) của Đảng đã xác định rõ nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện trên 4 tiêu chí lớn là:

Thứ nhất, về mục tiêu: mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nhằm:

- Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

- Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

- Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

Mục tiêu trên đây thể hiện phát triển kinh tế vì con người. Trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng cho sự phát triển sức sản xuất, phát triển kinh tế để làm cho mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Điều đó khác hẳn với mục tiêu tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích các nhà tư bản, xây dựng cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa tư bản, bảo vệ chế độ tư bản, phát triển chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai, về phương hướng phát triển: phát triển các thành phần kinh tế và khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

- Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay nhằm giải phóng mọi tiềm năng phát triển trong mỗi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân, vùng miền… phát huy tối đa nội lực, tạo ra sự phát triển nhanh của nền kinh tế.

- Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Kinh tế nhà nước là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là sự thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Để đảm nhiệm được vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước phải nắm được những vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ, hiệu

quyền kinh doanh. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng đẩy mạnh cổ phần hóa là con đường chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đảm đương tốt hơn vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Tiến lên chủ nghĩa xã hội đặt yêu cầu nền kinh tế trong tương lai lâu dài phải dựa trên nền tảng của các hình thức sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Vì vậy, kinh tế nhà nước, phát triển chủ yếu thông qua hình thức cổ phần; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, về định hướng xã hội và phân phối: Phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo.., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội không chỉ để bảo đảm sự phát triển bền vững mà còn là sự thể hiện rõ rệt định hướng phát triển của nền kinh tế. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, trong từng chính sách phát triển, chính là để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, từng bước thực hiện mục tiêu tất cả vì sự phát triển toàn diện của con người.

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển các lĩnh vực xã hội, bao gồm văn hóa, y tế, giáo dục… Định hướng xã hội chủ nghĩa không thể chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế thuần túy, mà phải đi liền với phát triển các lĩnh vực xã hội. Hơn nữa, các lĩnh vực xã hội vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện và động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Giáo dục, đào tạo, y tế cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, có sức khỏe; văn hóa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội.

Đồng thời, để khuyến khích sự đóng góp của các cá nhân cho sự phát triển, phân phối còn theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác.

Thứ tư, trong lĩnh vực quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, người công nhân là người làm thuê cho chủ tư bản. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta xác định vai

trò làm chủ xã hội của nhân dân. Nhân dân dù là người công nhân trong xí nghiệp tư nhân, vẫn là người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

- Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự thể hiện rõ rệt định hướng xã hội chủ nghĩa, là sự khác nhau cơ bản giữa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự quản lý và điều tiết nền kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật bảo đảm mục đích của nền kinh tế, sự vận động của chế độ sở hữu và phân phối theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mỗi người, trong đó quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động.

Hai là, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước

Như trên đã phân tích, vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là yếu tố quan trọng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, cần phải giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không có nghĩa là từ bỏ vai trò quản lý của Nhà nước. Vấn đề là đổi mới sự quản lý đó để nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý.

- Về các chức năng quản lý của Nhà nước: Để thực hiện yêu cầu trên, cần xác định trên cơ sở khoa học các chức năng quản lý của Nhà nước, từ đó tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. Đại hội X của Đảng chỉ rõ Nhà nước phải tập trung làm tốt các chức năng sau:

Một là, định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.

Quy hoạch, kế hoạch do Nhà nước ban hành là một công cụ và biện pháp quản lý. Công tác quy hoạch, kế hoạch được đổi mới, phù hợp yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch, kế hoạch phải phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển.

Môi trường pháp lý và các cơ chế, chính sách do Nhà nước ban hành nhằm làm cho các chủ thể hoạt động kinh doanh trong các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh

Ba là, hỗ trợ phát triển, chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội quan trọng, hệ thống an sinh xã hội.

Trong điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta còn kém phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng yêu cầu chi phí đầu tư lớn, chậm thu hồi vốn, lãi suất thấp, trong khi vốn tích lũy cho đầu tư của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, thì việc Nhà nước chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là rất cần thiết. Đồng thời phải chăm lo xây dựng hệ thống an sinh xã hội.

Bốn là, bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của các quy luật kinh tế, các cân đối vĩ mô, như cung – cầu, thu – chi, xuất – nhập khẩu… chịu tác động của nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước. Nhà nước, bằng các công cụ điều tiết của mình, cần bảo đảm sự bền vững của các cân đối đó, tạo ra xu hướng phát triển tích cực để khuyến khích kinh tế phát triển.

- Về phương thức tác động

+ Nhà nước tác động đến thị trường, chủ yếu bằng phương thức điều hành gián tiếp thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế. Mặt khác, khi có những biến động lớn trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, Nhà nước phải sử dụng kịp thời có hiệu quả một số biện pháp cần thiết để ổn định thị trường. Đây cũng là việc các quốc gia trên thế giới thường làm.

+ Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm hẳn sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Đây là biểu hiện khác biệt chủ yếu của cơ chế thị trường so với kế hoạch hóa tập trung, là yêu cầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện nhiệm vụ này Đại hội X của Đảng xác định các định hướng:

Thứ nhất, tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, xóa bỏ “chế độ chủ quản”; tách hệ thống cơ quan hành chính công khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; phát triển mạnh các dịch vụ công cộng (giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục thể thao…).

- Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, bảo đảm tính ổn định và sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia.

Bảo đảm nền tài chính quốc gia ổn định như: Chính sách tiền tệ đúng đắn, bảo đảm giá trị đồng tiền, ngăn chặn lạm phát để phát triển kinh tế.

- Phân định rõ chức năng, mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội.

Thực hiện giải pháp này để bảo đảm sự thống nhất quản lý của Nhà nước, sự phân công rành mạch trong nhiệm vụ quản lý của các cơ quan trung ương và phân cấp quản lý cho chính quyền các cấp, khắc phục sự chồng chéo, bỏ sót và giảm hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước đối với nền kinh tế.

Ba là, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh

Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường là mọi giao dịch về kinh tế đều dựa trên cơ sở giá cả do thị trường quyết định. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường yêu cầu phát triển đồng bộ và quản lý tất cả các loại thị trường đang tồn tại trong nền kinh tế nước ta. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, chúng ta đã dần dần hình thành các loại thị trường. Đại hội X của Đảng nhấn mạnh có 5 loại thị trường cơ bản:

Một là, phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường hàng hóa và dịch vụ là thị trường lớn nhất, với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Sự phát triển của thị trường hàng hóa, dịch vụ còn là biểu hiện trực tiếp của tăng trưởng kinh tế.

- Đối với thị trường hàng hóa, cần thu hẹp những lĩnh vực mà Nhà nước độc quyền kinh doanh, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá, phát triển mạnh thương mại trong nước, tăng nhanh xuất, nhập khẩu. Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện các biện pháp trên để mở rộng sự cạnh tranh trên thị trường của những người sản xuất hàng hóa.

- Đối với thị trường dịch vụ, cần tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện, nhất là những dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn.

Đây là một biện pháp quan trọng cho sự phát triển của thị trường dịch vụ, vì sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ trong những năm qua chậm, chủ yếu là các dịch vụ truyền thống, chậm phát triển được các dịch vụ cao cấp.

Hai là, phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng của thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Huy động mọi nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển.

Thị trường vốn của nước ta còn nhỏ bé, trong khi nhu cầu đầu tư cho phát triển rất lớn, đồng thời chúng ta chưa huy động được có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển. Mở rộng thị trường vốn để nhân dân tham gia, trong đó có thị trường chứng khoán, là một biện pháp để huy động mọi nguồn vốn xã hội vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.

- Hiện đại hóa và đa dạng hóa các hoạt động của thị trường tiền tệ. Xây dựng các ngân hàng thương mại nhà nước vững mạnh về mọi mặt. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ cũng là một hàng hóa và kinh doanh trên thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng sẽ ngày càng phát triển. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế là phải để ngân hàng nước ngoài được kinh doanh trên thị trường tiền tệ trong nước. Trong điều kiện đó, việc củng cố các ngân hàng thương mại nhà nước vững mạnh là một yêu cầu để bảo đảm vai trò định hướng phát triển cho thị trường tiền tệ ở nước ta.

Ba là, phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất.

Cũng như các lĩnh vực khác, trong nền kinh tế thị trường, đất đai, bao gồm quyền sử dụng đất và bất động sản trên đất, cũng là hàng hóa và cần được trao đổi trên thị trường. Trong điều kiện nước ta, đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nên đất đai là một nguồn vốn rất lớn để qua đó Nhà nước đầu tư cho phát triển kinh tế. Đại hội X của Đảng xác định phát triển thị trường bất động sản theo các hướng sau:

- Bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hóa một cách thuận lợi, làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển, thị trường bất động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai.

- Nhà nước điều tiết giá đất bằng quan hệ cung - cầu về đất đai và thông qua các chính sách về thuế có liên quan đến đất đai.

- Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường bất động sản, vừa là nhà đầu tư bất động sản lớn nhất. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh doanh bất động sản.

Bốn là, phát triển thị trường sức lao động.

Khẳng định sức lao động là hàng hóa không có nghĩa là quay lại quan hệ tư bản và lao động như trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, sự trao đổi giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động ở tất cả các thành phần kinh tế được thực hiện thông qua thị trường. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lý thị trường sức lao động, đảm bảo quyền của người có sức lao động và quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động theo pháp luật. Phát triển thị trường sức lao động ở nước ta hiện nay nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động và quản lý mối quan hệ giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động.

Đại hội X của Đảng xác định phát triển thị trường lao động theo các hướng sau:

- Phát triển thị trường sức lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Để thực hiện chủ trương này, cần tiến hành các giải pháp sau:

+ Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặt biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền.

Đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm; phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới.

+ Có hình thức nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển.

- Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sức lao động nhằm bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động.

Năm là, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Quá trình từ nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH đạo các CHỦ THỂ KINH tế TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM GIAI đoạn 1996 2006 (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)