Kinh tế tư bản nhà nước

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH đạo các CHỦ THỂ KINH tế TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM GIAI đoạn 1996 2006 (Trang 43 - 46)

2.1 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN

2.1.4 Kinh tế tư bản nhà nước

Đây là hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, nó đem lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh nên phải tiếp tục khuyến khích đầu tư, phát triển. Ở nước ta, kinh tế tư bản nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là một phần không thể thiếu của một nền kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác mọi tiềm năng, mọi nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là hình thức kinh tế giúp cho kinh tế tư bản tư nhân và tiểu sản xuất hàng hóa nhỏ có môi trường để phát triển thuận lợi và từng bước chuyển hóa theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là nhân tố quan trọng để liên kết ngay từ đầu giữa công nghiệp với nông nghiệp – cơ sở xuất phát và lâu dài của phát triển kinh

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là một trong những bộ phận phát triển cao nhất. Ở đó có trình độ phát triển lực lượng sản xuất cao, có cách tổ chức kinh tế hiệu quả, nên sẽ đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và tiến bộ xã hội. Do đó, nó là một trong những động lực chính của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có nhu cầu liên kết với nền nông nghiệp nhỏ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước là nhân tố quan trọng để kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trên phạm vi vùng, hình thành cơ cấu vùng kinh tế. Nhờ đó, có cơ sở để khắc phục dần chủ nghĩa địa phương cục bộ trong quản lý địa phương, quản lý ngành.

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước mang tính tập trung sản xuất và quản lý hiện đại của một hệ thống mở. Nhờ sự phát triển của nó mà có thể khắc phục dần tình trạng manh mún, phân tán, chia cắt trong sản xuất và trong quản lý ở Việt Nam. Phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành một hệ thống kiểm kê, kiểm soát toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó là nhân tố chủ yếu để khắc phục xu hướng tự phát, vô chính phủ trong kinh tế, nhất là trong nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nó cũng tạo cơ sở cho việc đẩy lùi và ngăn chặn những tiêu cực (hối lộ, tham nhũng, lãng phí) trong các cơ sở kinh tế, nhất là kinh tế nhà nước.

- Trong khu vực đầu tư nước ngoài, kinh tế tư bản nhà nước không chỉ đem lại nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, mà còn đem vào cách quản lý kinh tế thị trường hiện đại – điểm yếu nhất của quản lý nhà nước ta. Ở Việt Nam, nếu biết học hỏi và vận dụng sáng tạo cách quản lý hiện đại, Nhà nước sẽ đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, tạo ra những điều kiện để quản lý quá trình mở cửa và hội nhập.

Để đảm bảo đúng tính chất của thành phần kinh tế tư bản nhà nước thì các tổ chức kinh tế quốc doanh thực hiện liên doanh, liên kết kinh tế với các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp tập thể, cá thể, tư nhân, gia đình theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi;

mua bán với các cơ sở này theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, khắc phục mọi biểu hiện cửa quyền, ép cấp, ép giá và các hiện tượng bất bình đẳng khác. Các bên liên kết, liên doanh đều có trách nhiệm và quyền lợi như nhau theo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Trong hợp tác kinh tế với nước ngoài, thực hiện đầy đủ nguyên tắc các bên cùng có lợi, bảo đảm hiệu quả kinh tế và làm tốt việc chuyển giao kỹ thuật. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch thống nhất, bảo đảm chỉ đạo tập trung, thực hiện quan hệ hợp

tác trực tiếp ở ba cấp: nhà nước, ngành và cơ sở bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với từng mặt hàng và đối tượng hợp tác.

Để kinh tế tư bản nhà nước thực sự là một thành phần trong nền kinh tế nhiều thành phần, Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI chỉ ra rằng cần có chính sách tạo vốn từ nhiều nguồn, nhất là chính sách mở rộng, phát triển nguồn thu và động viên thu nhập quốc dân một cách hợp lý, thu hút mạnh vốn đầu tư trong nhân dân và từ nước ngoài.

Kế hoạch hóa đầu tư phải bao quát mọi nguồn vốn và mọi hình thức đầu tư, đặc biệt coi trọng nguồn vốn to lớn của các cơ sở và của nhân dân. Đồng thời đổi mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Nhà nước chủ yếu tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, một số công trình then chốt phục vụ việc thực hiện ba chương trình kinh tế, một số công trình phúc lợi xã hội; thu hút các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức cho các mục tiêu đầu tư này. Đối với phần lớn các công trình sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư không do ngân sách cấp mà phải theo nguyên tắc tự vay, tự trả của các đơn vị kinh tế. Nhà nước có chính sách khuyến khích các cơ sở và nhân dân đầu tư chủ yếu vào phát triển sản xuất. Tiếp tục đổi mới quản lý và kế hoạch hóa xây dựng cơ cấu, mở rộng phương thức đấu thầu, chuyển hẳn các đơn vị xây dựng cơ bản sang hạch toán kinh doanh.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX khẳng định vai trò quan trọng của thành phần kinh tế tư bản nhà nước, đó là vai trò động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý… của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ, cũng như của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nghị quyết chủ trương áp dụng nhiều phương thức góp vốn liên doanh giữa Nhà nước với các nhà kinh doanh tư nhân trong nước nhằm tạo thế, tạo lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, tăng sức hợp tác và cạnh tranh với bên ngoài.

Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX chỉ rõ: trong tình hình hiện nay với đặc điểm của thành phần kinh tế này rất có khả năng thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân kết hợp đầu tư sản xuất. Chính vì vậy cần đề ra nhiều phương thức góp vốn liên doanh giữa Nhà nước với các nhà kinh doanh tư nhân trong nước cũng như ngoài nước nhằm tạo thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, tăng sức hợp tác và cạnh tranh với bên ngoài. Từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước tiến thêm một bước.

Đến năm 1996, chúng ta đã có gần 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, các nhà tư bản tư nhân trong nước và tư bản ngoài nước. Tuy số lượng doanh nghiệp không nhiều nhưng số vốn trong mỗi doanh nghiệp được tập trung tương đối lớn, lại chủ yếu đầu tư phát triển cho các mặt hàng thiết yếu, những lĩnh vực quan trọng của xã hội nên thành phần kinh tế tư bản nhà nước đã góp phần quan trọng cùng với kinh tế Nhà nước giải quyết những vấn đề bức thiết của xã hội.

Thành phần kinh tế tư bản nhà nước đóng vai trò nhất định trong nền kinh tế.

Khu vực kinh tế tư bản Nhà nước đóng góp khoảng 4% cho GDP hàng năm. Đây chưa phải là con số lớn so với sự đóng góp của các khu vực kinh tế khác nhưng sự ra đời của khu vực kinh tế này có nhiều ý nghĩa gián tiếp, thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam. Trong thời kỳ đầu thu hút đầu tư nước ngoài, khu vực này là đường dẫn cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đồng thời là kênh truyền dẫn những kiến thức quản lý và công nghệ, tác động tích cực đến doanh nghiệp nhà nước, đối tác trong liên doanh.

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH đạo các CHỦ THỂ KINH tế TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM GIAI đoạn 1996 2006 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)