Kinh tế tập thể

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH đạo các CHỦ THỂ KINH tế TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM GIAI đoạn 1996 2006 (Trang 36 - 39)

2.1 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN

2.1.2 Kinh tế tập thể

Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp vốn của những người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, quyền sở hữu vốn thuộc về tập thể các thành viên tham gia góp vốn. Kinh tế tập thể có những thay đổi cơ bản trong thời gian qua. Giai đoạn trước những năm đổi mới, quan niệm đơn giản về kinh tế tập thể và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến hiện tượng tập thể hóa tràn lan, nhất là trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng kém hiệu quả của mô hình này đã ngày càng bộc lộ rõ. Chính vì vậy, trong thời kỳ đổi mới, nhiều đơn vị kinh tế tập thể đã được giải thể hoặc chuyển đổi. Do vị trí của kinh tế tập thể là cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ để phát triển khu vực này.

Năm 1996, Quốc hội đã ban hành Luật Hợp tác xã, trong đó quy định việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của hợp tác xã kiểu mới và nhiều chính sách ưu đãi dành riêng cho thành phần kinh tế này. Năm 2003, sau 7 năm thực hiện, Quốc hội sửa đổi luật lần thứ nhất nhằm chuyển đổi hợp tác xã theo hướng hoạt động có hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi và đưa ra nhiều ưu đãi dành riêng cho các hợp tác xã về đất đai, về thuế, về tín dụng, hỗ trợ thông tin tiếp thị và nghiên cứu thị trường.

Đối với các hợp tác xã đã được hình thành trước đây, Nghị quyết Trung ương 4, khóa VIII chủ trương tùy theo điều kiện cụ thể, cần được hướng dẫn đăng ký theo Luật Hợp tác xã, đổi mới hình thức tổ chức và phương thức hoạt động trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ của kinh tế hộ, hướng hoạt động chủ yếu vào các khâu dịch vụ sản xuất.

Khuyến khích các hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung. Tạo điều kiện cho các hợp tác xã đi vào hoạt động ổn định, sớm vươn lên đóng vai trò nồng cốt trong việc cung cấp các dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn. Xúc tiến việc xây dựng các hợp tác xã khai thác hải sản theo đơn vị thuyền nghề, các hợp tác xã chế biến, dịch vụ tại các tụ điểm nghề cá, bến cá nhân dân.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nồng cốt”. “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Theo hướng đó, Nghị quyết Trung ương 5 chỉ rõ phương hướng đổi mới và phát triển kinh tế tập thể:

Một là, cần củng cố những tổ hợp tác hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế hợp tác với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn có điều kiện.

Hai là, kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã, trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp vừa tổ chức sản xuất, vừa kinh doanh dịch vụ.

Ba là, mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa tổ hợp tác, hợp tác xã với

Bốn là, khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã.

Qua quá trình phát triển, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX chỉ ra rằng: cần tiếp tục tạo môi trường và điều kiện để phát triển có hiệu quả hơn kinh tế tập thể. Tiến hành tổng kết nhân tố mới, các mô hình kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả để phổ biến, nhân rộng phù hợp với điều kiện của từng ngành nghề. Nhà nước hỗ trợ tốt hơn cho việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ tài chính, kế toán cho hợp tác xã.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thành phần kinh tế tập thể, mà cốt lõi là hợp tác xã trong những năm qua đã có sự chuyển biến cả về nhận thức, quan điểm và chỉ đạo thực tiễn. Về quan điểm, kinh tế tập thể không còn đồng nghĩa với tập thể hóa trước đây, mà là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất và đời sống. Hình thức và quy mô của kinh tế tập thể hiện nay rất đa dạng, từ thấp lên cao, từ tổ nhóm hợp tác đến hợp tác xã, liên doanh, liên kết giữa các thành phần, các lĩnh vực, tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, quản lý dân chủ. Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần. Từ tháng 12/1996, Luật Hợp tác xã ra đời, là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức lại kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã theo chức năng dịch vụ. Về thực hiện, ưu điểm trong những năm qua là tôn trọng quyền của người lao động, tránh được sự áp đặt, gò ép, có tính chất mệnh lệnh hoặc chạy theo phong trào, chủ nghĩa hình thức. Điều đó thể hiện rõ nhất trong khu vực hợp tác xã nông nghiệp.

Kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức lại theo mô hình hợp tác xã dịch vụ, quy mô nhỏ ở những nơi có điều kiện và quần chúng thực sự yêu cầu.

Tuy nhiên, do tính chất của hợp tác xã là dịch vụ không can thiệp vào tính tự chủ của kinh tế hộ trong sản xuất, kinh doanh nên tỷ trọng của kinh tế hợp tác trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói chung thấp và có xu hướng giảm dần. Theo kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2001, đến ngày 1/10/2001 cả nước có 7513 hợp tác xã nông, lâm, thủy sản đã chuyển đổi hoặc thành lập mới theo Luật Hợp tác xã năm 1996. Hầu hết các hợp tác xã làm chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ và phát huy tác dụng tích cực. Năm 2001 có 66% số hợp tác xã kinh doanh có lãi với mức bình quân 29,7 triệu đồng/hợp tác xã. Doanh thu bình quân một

hợp tác xã đạt 228 triệu đồng/năm. Tuy doanh thu và lợi nhuận còn thấp so với yêu cầu và khả năng, nhưng hiệu quả xã hội mang lại của kinh tế hợp tác và hợp tác xã là điều khẳng định. Trong các ngành và lĩnh vực khác như thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tín dụng… vai trò của các hợp tác xã kiểu mới cũng đã phát huy tác dụng tích cực. Các hợp tác xã tín dụng ở nhiều địa phương đã khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi, hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất và dịch vụ mở rộng quy mô, phát triển ngành nghề, nhất là ở khu vực nông thôn, các hộ nghèo.

Các hợp tác xã dịch vụ điện, cung ứng vật tư hàng hóa ở nông thôn cũng đã phát huy tác dụng tích cực trong phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, trong đó rõ nét nhất là giảm các chi phí trung gian, bình ổn giá cả, hạn chế sự lũng đoạn của tư thương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH đạo các CHỦ THỂ KINH tế TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM GIAI đoạn 1996 2006 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)