CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAO ĐẤT DỊCH VỤ CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHI NHÀ NƯỚC
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giao đất dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
1.1.2. Cơ sở của việc giao đất dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1.1.2.1. Cơ sở lý luận của việc giao đất dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Thứ nhất, việc giao đất dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân có thể được hiểu là hộ gia đình cá nhân được bồi thường bằng đất kinh doanh dịch vụ, vậy xét về mặt pháp lý, chính sách giao đất dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được đặt ra dựa trên cơ sở
quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nông dân được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ. Ngay từ Hiến pháp 1946 (Điều 12) đã quy định “Quyền sở hữu về tài sản của công dân được Nhà nước Việt Nam đảm bảo”. Quy định này tiếp tục được kế thừa tại Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013.
Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”.
Như vậy, có thể thấy quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức đã được ghi nhận xuyên suốt trong các bản Hiến pháp nước ta cũng như đa số các nước trên thế giới. Bởi vậy, khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế thì quyền sử dụng đất và toàn bộ tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thu hồi do người sử dụng đất tạo ra đều được xác định là tài sản hợp pháp của cá nhân và phải được bồi thường.
Thứ hai, xuất phát từ bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước
“của dân, do dân và vì dân”, trải qua bao cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, Nhà nước ta do nhân dân lao động lập nên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Đặt trong ý nghĩa đó và xuất phát từ chức năng xã hội của mình, Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân bị mất đất để họ ổn định đời sống, lao động và sản xuất.
Thứ ba, xét về chế độ sở hữu đất đai, tại Việt Nam “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Điều này đã được quán triệt trong các văn kiện của Đảng và được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Đó là nền tảng lý luận quan trọng cho việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
Thứ tư, xét về mối quan hệ nhân-quả, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là hậu quả trực tiếp từ hành vi Nhà nước thu hồi đất gây ra. Chính vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất mà làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thì Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường và hỗ trợ cho họ công bằng và đúng pháp luật.
Thứ năm, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ vai trò cơ bản của hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta đặc biệt là chính sách an sinh xã hội đối với nông dân là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng về quyền con người trong xã hội. Đó là công cụ góp phần thực hiện công bằng và ổn định xã hội, và đó cũng là một điều kiện đủ để phát triển xã hội một cách bền vững. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những kết quả to lớn cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới an sinh xã hội. Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng chiến lược phát triển an sinh xã hội đối với nông dân, giúp họ có điều kiện sản xuất, sinh hoạt và hưởng thụ tốt hơn những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mục tiêu của chính sách này là hướng tới tất cả các thành viên trong gia đình bị thu hồi đất, bảo đảm an toàn cho các thành viên của họ khi gặp rủi ro góp phần thực hiện công bằng xã hội và phát triển bền vững. Ðó cũng là những quy định cụ thể của Nhà nước để bồi thường, hỗ trợ cho những người có đất bị thu hồi ở từng thời điểm, nhằm bảo đảm cho người bị thu hồi đất có điều kiện tiếp tục duy trì cuộc sống ổn định.
Cùng đó, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là chính sách cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống chính sách an sinh xã hội (ASXH) với người nông dân bị thu hồi đất. Thực hiện tốt chính sách này sẽ tạo ra hiệu quả kép và giúp cho họ có thể tham gia được các chính sách ASXH khác, như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện...
Thứ sáu, Nông nghiệp nông dân, nông thôn hay còn gọi là "tam nông"
(theo cách nói tắt, phổ biến hiện nay) là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước. Bởi lẽ,
điểm xuất phát của Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm đa số trong xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, sự đột phá về chính sách của Đảng cũng được khởi đầu thực hiện ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), Đảng ta nhấn mạnh: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng” [3]. Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (tháng 8/2008), Đảng đã ra Nghị quyết chuyên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước" [2]. Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm qua đều khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời khẳng định nhận thức đúng đắn của Đảng ta về tầm chiến lược của vấn đề “tam nông”.
Vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn thể hiện ở chỗ: trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn;
chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn; đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở nông thôn, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Để phát huy vai trò của nông dân hiện nay, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: "Nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hỗ trợ,
khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp" [4]. Quan điểm đó của Đảng, thực sự là những giải pháp quan trọng để khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
1.1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc giao đất dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
a. Sự cần thiết khách quan của việc thu hồi đất
Với hơn 70% dân số làm nghề nông, đất nông nghiệp là loại đất chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò hết sức quan trọng ở Việt Nam. Do đó, việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ gây ra những tác động lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội cũng như môi trường mà nếu như không giải quyết tốt vấn đề bồi thường vầ đất, giao đất để người nông dân có thể kinh doanh dịch vụ có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như:
Về phương diện chính trị, nếu không giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có đất bị thu hồi sẽ dẫn đến tình trạng người dân bất bình, khiếu kiện đông người, gây nên sự bất ổn định xã hội, giảm lòng tin của người dân vào cơ quan Nhà nước, từ đó làm giảm uy tín của cán bộ với dân. Bên cạnh đó nếu như lợi ích của nhà đầu tư được Nhà nước bảo đảm và hưởng lợi nhiều hơn so với lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất sẽ tạo ra sự mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi giữa người dân và doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, người dân không thiện chí, thậm chí thể hiện sự bất hợp tác với doanh nghiệp và Nhà nước khi thực hiện việc thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.
Về phương diện kinh tế, nếu không bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ đẩy người nông dân vào cảnh trắng tay khi
mất quyền khai thác và hường lợi từ đất đai đồng thời phải chịu rất nhiều thiệt hại như: thiệt hại về công sức đầu tư, thiệt hại về tài sản là thành quả lao động và kết quả đầu tư vào đất; thiệt hại về chi phí đầu tư vào đất; thiệt hại về chi phí đầu tư vào đất; thiệt hại do ngừng việc, ngừng sản xuất kinh doanh…
Về phương biện xã hội, tâm lý chung của người dân Việt Nam là “an cư để lập nghiệp”. Việc Nhà nước thu hồi đất sẽ dẫn đến sự đảo lộn về đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người có đất bị thu hồi, dẫn đến tâm lý người dân bất an, lo lắng, không yên tâm lao động và sản xuất. Ngoài ra, nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm (chuyển đổi nghề và đào tạo nghề mới), tình trạng thất nghiệp sẽ xảy ra, có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội. Bởi vậy Nhà nước cần có chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất của họ để họ yên tâm ổn định đời sống và sản xuất.
Về vấn đề này, kinh nghiệm của thành phố Hà Nội những năm qua là vừa thực hiện những chính sách chung của Nhà nước về bồi thường đất, vừa thực hiện bố trí đất làm dịch vụ cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp sau khi dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Tại Việt Nam, việc thu hồi đất trong 5 năm qua theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với diện tích hơn 366.000 ha đất nông nghiệp đã tác động đến gần 627.495 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và ảnh hưởng tới đời sống của hơn 2,5 triệu người, trong đó có những hộ gia đình rơi vào tình trạng bị bần cùng hóa. Đây chính là những cảnh báo quan trọng khi nhiều địa phương vẫn lấy đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới và phê duyệt các quy hoạch sân golf một cách vô tội vạ. Trung bình cú thu hồi mỗi ha đất nông nghiệp sẽ có 10 nông dân bị mất việc và với tốc độ 73,2 nghìn ha đất bị thu hồi mỗi năm sẽ có 70 vạn nông dân không có công ăn việc làm. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với hơn 300.000 hộ, tiếp đến là Đông Nam Bộ với 108.000
hộ, đặc biệt thành phố Hà Nội là địa phương có số hộ bị ảnh hưởng lớn nhất nước với 138.291 hộ gia đình [50].
Với hơn 70% lao động sống bằng nghề nông, lo cho nông dân chính là lo cho nền tảng quốc gia, lo cho an sinh xã hội của đất nước và cũng chính là bảo đảm quyền con người cho chủ thể đông đảo nhất ở nước ta nhưng cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất của quá trình phát triển. Từ khía cạnh thực tiễn đã phân tích ở trên cho thấy việc bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất nông nghiệp có tính tất yếu khách quan và vô cùng cần thiết nhằm an dân, ổn định về kinh tế, xã hội và chăm lo đời sống cho người lao động khi mất tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai.
b. Vai trò của đất nông nghiệp đối với người nông dân và những tác động, ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống của người nông dân
* Vai trò của đất nông nghiệp đối với người nông dân
Đới với người nông dân Việt Nam, đất nông nghiệp chính là “nguồn sống” là “miếng cơm manh áo”. Trong sản xuất, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính không gi thay thế được của người nông dân, nó vừa là địa bàn trực tiếp diễn ra quá trình sản xuất, vừa là yếu tố trung gian để kết hợp sức lao động của con người, vật tư, tiền vốn, khoa học kỹ thuật với các yếu tố tự nhiên để nuôi dưỡng vật nuôi, cây trồng, để từ đó tạo ra những sản phẩm lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước”. Lịch sử đã chứng minh ở những thời điểm không có đất đai, người nông dân đã trở thành nô lệ. Cuộc đấu tranh để giành quyền sử dụng đất là cuộc đấu tranh sinh tồn và đã trở thành động lực của cuộc cách mạng của cả dân tộc. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dù đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, đã bước ra khỏi ngưỡng của các nước đói nghèo, song đất nông nghiệp vẫn có tầm quan trọng bậc nhất đối với người nông dân. Điều đó thể hiện ở hai phương diện:
- Đất nông nghiệp là nguồn sống, nguồn làm việc: mặc dù sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước đã và đang diễn ra nhanh chóng, một phần lớn đất nông thôn đã phải chuyển sang để phục vụ cho sự nghiệp này, song vấn đề chuyển dịch vơ cấu ngành nghề, chuyển đổi việc làm, di chuyển dân cư nông thôn sang khu vực đô thị lại diễn ra hết sức chậm chạp, thậm chí đối với nhiều địa phương trong cả nước thì đó là một thách thức lớn và là một bài toán khó chưa có lời giải hữu hiệu. Do vậy, như một nhu cầu tất yếu và tự nhiên khách quan là người nông dân cần đất để ổn định cuộc sống và việc làm khi mà bản thân họ, kể cả Nhà nước chưa có “kế sách” nào hợp lý và kịp thời.
- Đất nông nghiệp còn đóng vai trò là yếu tố đầu vào là khởi nghiệp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho các hộ nông dân có khả năng và biết sản xuất giỏi sẽ có cơ hội làm giàu trên đất. Đã có nhiều người nông dân đã được Đảng và Nhà nước vinh danh là “chiến sĩ” trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Với bàn tay, khối óc sang tạo và sự kiên trì, nhẫn nại. cùng với đất, người nông dân đã và đang là “thay da đổi thịt” đời sống ở nông thôn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
* Những tác động, ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống của người nông dân
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Hệ quả của việc thu hồi đất nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt, nó là việc có tác động, ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống tâm lý của người nông dân trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực bởi vì như đã khẳng định tren đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất, là nguồn sống và vốn sống của người nông dân.
Mặt tích cực: về việc làm, thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án kinh tế đã làm xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ, làm tăng cơ hội việc làm cho nông dân, có sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề theo hướng lao động