Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống văn bản pháp luật về hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘ KINH

1.6 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống văn bản pháp luật về hộ kinh doanh

Qua các thời kỳ lịch sử, pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh nói riêng đƣợc xây dựng trên nền tảng chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phản ánh trên là phù hợp với quy luật phát triển nhà nước và pháp luật và có tính chất giải quyết tạm thời những vấn đề bức xúc do thực tiễn kinh doanh đặt ra. Từ những năm đầu đổi mới, kinh tế

nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ ngh a. Nhà nước đã mở rộng các thành phần kinh tế và cho phép các cá nhân tham gia kinh doanh tự do, bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật. Trong đó, kinh tế cá thể tiểu chủ được khuyến khích hơn trước nhằm mục đích giải phóng sức lao động, xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa đất nước. Là một trong những hình thức tổ chức kinh tế mới, hộ kinh doanh được điều chỉnh bởi Nghị định số 66/HĐBT của Hội đồng Bộ trường ngày 2 tháng 3 năm 1992. Tên gọi ban đầu của hộ kinh doanh là người kinh doanh.

Đây là các cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định đƣợc quy định tại Nghị định số 221-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 23 tháng 7 năm 1991 quy định về cụ thể hóa một số điều trong Luật Doanh nghiệp tƣ nhân. Nghị định số 66/HĐBT bước đầu đã quy định đối tượng bị điều chỉnh (Điều 1), chủ thể có quyền đăng ký kinh doanh (Điều 2), l nh vực kinh doanh và thủ tục đăng ký cũng nhƣ hoạt động của hộ kinh doanh. Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, bán quà vặt và dịch vụ có thu nhập thấp, Nghị định này cũng không coi đây là loại hình hộ kinh doanh mà các đối tƣợng này đƣợc điều chỉnh bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác. Mặc dù vậy, Nghị định số 66/HĐBT vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định khi cơ chế mang nặng tính xin cho, các điều luật vẫn còn chung chung chƣa bao quát đƣợc nhiều vấn đề, Tuy nhiên, Nghị định số 66/HĐBT là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh hộ kinh doanh, góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu của xã hội. Sau 8 năm thi hành, đến năm 2000 Nghị định số 66/HĐBT đƣợc thay thế bởi Nghị định số 02/2000/NĐ - CP ngày 3 tháng 2 năm 2000. Nghị định số 02/2000/ NĐ - CP đã chuyển tên gọi các đối tƣợng trên là hộ kinh doanh cá thể và quy định rõ các tiêu chí về hộ kinh doanh nhƣ chủ sở hữu, lao động, địa điểm kinh doanh, vốn và trách nhiệm tài sản, trong đó, một cá nhân hoặc hộ gia đình là chủ thể duy nhất có

quyền đăng ký kinh doanh theo loại hình hộ kinh doanh Đây là đặc điểm quan trọng góp phần hình thành nên đặc điểm của hộ kinh doanh, là căn cứ để phân biệt với các loại hình tổ chức kinh doanh khác. Ngoài ra, Nghị định số 02/2000/NĐ – CP còn có một số điểm mới nhƣ việc pháp luật khẳng định quyền tự quyết trong đăng ký kinh doanh của mỗi chủ thể; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép là phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 7 ngày mà không phải do Chủ tịch huyện xem xét, cấp phép nhƣ Nghị định số 66/HĐBT/1992.

Tiếp đó, Nghị định số 02/2000/NĐ – CP đƣợc thay thế bởi Nghị định số 109/2004/NĐ - CP ngày 02 tháng 04 năm 2004. Về cơ bản, các quy định trong Nghị định số 109/2004/NĐ – CP không sửa đổi nhiều so với trước mà pháp luật làm rõ hơn số nội dung quan trọng nhƣ hộ kinh doanh chỉ đƣợc sử dụng không quá mười người lao động và chủ sở hữu chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh duy nhất. Với quy định này, pháp luật từng bước đã giới hạn quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh, tách bạch hẳn với loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra, để bảo đảm tính dân chủ, pháp chế xã hội chủ ngh a, pháp luật còn cho các cá nhân, hộ gia đình có quyền khiếu nại đến UBND hoặc Tòa hành chính cấp huyện khi đủ các điều kiện quy định mà không đƣợc cấp phép đăng ký kinh doanh.

Ngày 1/7/2006, khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thì Nghị định số 109/2004/NĐ - CP đƣợc thay thế bằng Nghị định số 88/2006/NĐ - CP ngày 29/08/2006. Với tên gọi là “hộ kinh doanh”, Nghị định này đã khẳng định rõ

“hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam làm chủ”. Do đó, các cá nhân không có quốc tịch Việt Nam sẽ không phải là đối tƣợng có quyền đăng ký kinh doanh dưới hình thức này. Ngoài ra, Nghị định số 88 còn bổ sung một chủ thể mới có quyền thành lập hộ kinh doanh, đó là "một nhóm

người". Trước đó, pháp luật về hộ kinh doanh chỉ quy định cá nhân hoặc hộ gia đình mới có quyền đăng ký hộ kinh doanh nên với sự thay đổi này, pháp luật giành cho các cá nhân có thể thêm một lựa chọn mới để hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình. Đây không chỉ là bước tiến mới của pháp luật mà là sự dự đoán xu hướng phát triển tương lai không xa của loại hình này. Ngoài ra, Nghị định số 88 còn bổ sung thêm quy định mới về địa điểm kinh doanh, tên gọi của hộ kinh doanh và giới hạn đăng ký kinh doanh của chủ hộ. Về thủ tục, Nghị định số 88 đã rút ngắn thời gian thủ tục hành chính hơn so với trước, các chủ thể sẽ được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 5 ngày, sau khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Hiện nay, Nghị định số 88 đƣợc thay thế bởi Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Nhƣ vậy, ngay từ khi thừa nhận loại hình kinh doanh này là hợp pháp, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật với các quy phạm điều chỉnh quá trình thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các quy định của pháp luật bên cạnh những điểm tích cực đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà làm luật hiện nay là cần làm rõ các điểm hạn chế của pháp luật về hộ kinh doanh để có những định hướng và có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)