CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘ KINH DOANH
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể đối với chủ thể là hộ gia đình và nhóm người được quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Nhƣ đã phân tích ở trên, hộ kinh doanh hiện nay có ba nhóm chủ thể được phép đăng ký thành lập là cá nhân, hộ gia đình và nhóm người. Đối với chủ thể là cá nhân thì rất dễ xác định quyền và ngh a vụ của cá nhân đó đối với hộ kinh doanh. Tuy nhiên, đối với hộ gia đình và nhóm người lại đặt ra nhiều vấn đề còn khá mơ hồ cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của pháp luật để có thể xác định rõ các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh. Cụ thể:
Một là, pháp luật cần có quy định cụ thể về thành viên trong hộ gia đình đƣợc xác định là chủ thể tham gia thành lập hộ kinh doanh: Có thể nhận thấy rằng, thành viên trong hộ gia đình luôn có sự biến động, ít có tính ổn định. Vì vậy, việc xác định các thành viên thuộc hộ gia đình là chủ của hộ kinh doanh khá khó khăn. Thông thường, dấu hiệu để nhận biết thành viên trong hộ gia đình, ta thường xem xét hai điều kiện: (1) điều kiện quan hệ, đƣợc thể hiện thông qua việc hoặc có quan hệ hôn nhân, có quan hệ huyết thống, hoặc có quan hệ nuôi dƣỡng; (2) điều kiện chung sống, có ngh a là cùng trú ngụ ở một nơi hoặc cùng kiếm sống dựa vào cùng một sản nghiệp.
Trong thực tiễn thi hành pháp luật ở các cơ quan hành pháp, người có thẩm
quyền thường xác định tập hợp thành viên hộ gia đình thông qua Sổ hộ khẩu.
Việc này không hợp lý vì sự tồn tại của Sổ hộ khẩu không có cơ sở để đứng vững trong giai đoan hiện nay. Hơn nữa, Sổ hộ khẩu không nói lên vấn đề rằng các thành viên có cùng trú ngụ hay cùng kiếm sống hay không [12]. Với những vướng mắc nêu trên, có lẽ cần đưa vào nội dung đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh việc xác định các thành viên của hộ gia đình khi đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Bởi việc xác định cụ thể thành viên của hộ gia đình tham gia hộ kinh doanh sẽ giúp cho việc xác định đƣợc chính xác chủ thể có trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp nhằm bảo đảm lợi ích của các đối tác, chủ nợ của hộ kinh doanh và đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước được giao thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý hoạt động của hộ kinh doanh. Đối với vấn đề này, theo quan điểm của mình, tác giả thấy rằng cần bổ sung quy định của pháp luật theo hướng cần yêu cầu hộ gia đình khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh nộp kèm với hồ sơ đăng ký một văn bản thể hiện đầy đủ tên và số lƣợng thành viên của hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh. Đồng thời, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cho hộ gia đình nêu trên cần lấy hai điều kiện đã nêu ở trên để xem xét việc có cấp phép hay không cấp phép cho hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.
Hai là, cần quy định số lượng thành viên trong “nhóm người” được phép thành lập hộ kinh doanh. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP hiện nay cũng như Nghị định số 88/2006/NĐ-CP trước đâychỉ đưa ra thuật ngữ chung chung là “nhóm người” được phép thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, như đã phân tích ở chương 2, các nhà làm luật nên xem xét để bổ sung quy định giới hạn về số lượng cá nhân trong nhóm người được phép lập hộ kinh doanh để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Các quy định hiện hành về hộ kinh doanh đƣa ra số lƣợng 10 lao động là “ranh giới” để phân định giữa loại hình kinh
doanh hộ kinh doanh với các hình thức doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, việc quy định số lượng nhóm người là chủ thể thành lập hộ kinh doanh cũng cần căn cứ vào số lượng người như trên. Tuy nhiên, để đảm bảo được sự quản lý và tính thống nhất trong quy định của pháp luật hiện hành, có thể quy định số lượng tối đa là 10 người tham gia vào nhóm để thành lập hộ kinh doanh.
Thứ hai, bổ sung quy định cụ thể về người đại diện của hộ kinh doanh.
Người đại diện đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Tuy vậy, hiện nay pháp luật về hộ kinh doanh chƣa có quy định nào chỉ rõ việc xác định người đại diện của hộ kinh doanh . Điều này sẽ gây khó khăn và mang lại những bất lợi cho các đối tác trong quan hệ kinh doanh với hộ kinh doanh.
Để hạn chế được những bất cập trong việc xác định người đại diện của hộ kinh doanh, tác giả cho rằng pháp luật nên bổ sung quy định theo hướng:
khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhóm người hoặc hộ gia đình cần nộp thêm một văn bản thể hiện sự thỏa thuận thống nhất của các thành viên trong nhóm hoặc hộ gia đình về việc cử người đại diện cho hộ kinh doanh. Văn bản này sẽ là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được người đại diện của hộ, giúp cho công tác quản lý đƣợc diễn ra dễ dàng hơn. Mặt khác, các nhà làm luật cũng nên xem xét việc thay đổi mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh để bổ sung thêm mục người đại diện trong mẫu khi cấp giấy đăng ký kinh doanh cho hộ. Việc bổ sung tiêu chí này sẽ giúp cho các đối tác của hộ kinh doanh dễ dàng xác định được đúng người đại diện của hộ, tránh những bất lợi hay những tranh chấp có thể xảy ra trong quan hệ kinh doanh.
Thứ ba, chế độ trách nhiệm của các thành viên trong hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ hiện nay
chƣa đƣợc pháp luật quy định. Vì vậy, nhằm đảm bảo tính điều chỉnh bao quát của luật, đề nghị nên bổ sung quy định về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong hộ kinh doanh. Hiện nay, pháp luật quy định chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, do đặc thù của hộ kinh doanh được thành lập bởi nhóm người hoặc hộ gia đình thì cần phải có sự phân chia tỷ lệ phần trăm mức độ chịu trách nhiệm với các ngh a vụ của từng thành viên làm chủ của hộ kinh doanh, nên chăng, các nhà làm luật nên quy định luôn vấn đề này khi nhóm người hoặc hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước. Có thể quy định theo hướng, trong hồ sơ đăng ký thành hộ kinh doanh, đối với nhóm người hoặc hộ gia đình cần có văn bản thể hiện sự thỏa thuận của các thành viên về ngh a vụ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của hộ sẽ phát sinh say này.
Việc quy định thêm văn bản này không những không gây phiền hà mà còn làm tăng thêm sự minh bạch trong hoạt động của hộ kinh doanh với đối tác, tạo niềm tin trong các quan hệ kinh doanh sẽ diễn ra sau khi hộ kinh doanh đi vào hoạt động.
Thứ tƣ, hiện nay, theo quy định thì hộ kinh doanh chỉ có quy mô nhỏ và chỉ được phép duy trì thường xuyên dưới 10 lao động trong hộ. Quy định này nhằm phân biệt hộ kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp. Tuy vậy, thực tế có nhiều ngành nghề kinh doanh cần phải sử dụng số lƣợng lao động lớn hơn 10 người mà quy mô và tính chất của việc kinh doanh đó không nhất thiết phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, ví dụ nhƣ cửa hàng cơm phở bình dân, họ có thể sử dụng rất nhiều lao động để phục vụ bàn, lao động để nấu ăn, vệ sinh, trông xe, thu ngân,… Vì vậy, các nhà làm luật nên xem xét việc sửa đổi quy định về quy mô lao động đối với hộ kinh doanh. Có thể sửa đổi theo hướng vẫn duy trì quy định về việc hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa là 10 người lao động thường xuyên, tuy nhiên cần bổ sung thêm ngoại lệ về quy
mô lao động đƣợc sử dụng trong hộ kinh doanh đối với một số ngành nghề có tính đặc trƣng cần nhiều lao động nhƣng chỉ hoạt động với quy mô không lơn và đáp ứng điều kiện chỉ kinh doanh duy nhất tại một địa điểm (ví dụ hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ cơm bình dân, dịch vụ trông giữ xe,…). Đối với các hộ kinh doanh này thì không nên quy định về giới hạn tối đa lao động được sử dụng thường xuyên trong hộ.
Thứ năm, sửa đổi bổ sung quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh.
Như đã phân tích ở trên chương 2, hộ kinh doanh có thể chấm dứt hoạt động do ý chí chủ quan của chủ hộ hoặc do vi phạm các quy định của pháp luật đã đƣợc liệt kê dẫn đến việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hiện nay, pháp luật về hộ kinh doanh chưa có quy định đối với trường hợp hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động do ý chí chủ quan của chủ hộ. Vì vậy, cần bổ sung quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Việc bổ sung là rất cần thiết, nhất là đối với các hộ kinh doanh do hộ gia đình hoặc nhóm người đăng ký thành lập. Cần lưu ý rằng, việc chủ hộ chủ động chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh do nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ cần có sự thống nhất, đồng ý của tất cả các thành viên. Vì vậy, tác giả kiến nghị việc bổ sung quy định đối với trường hợp hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động do ý chí chủ quan của chủ hộ nên được quy định theo hướng chủ hộ ngoài việc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cần phải có văn bản thông báo trước với cơ quan quản lý nhà nước (thời gian thông báo trước này có thể là 7 ngày) nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước có thể chủ động nắm bắt được tình hình và có thể thông báo với cơ quan thuế để chủ động nhắc nhở hộ kinh doanh hoàn thành hết ngh a vụ nộp thuế với nhà nước; đồng thời với việc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ cần phải cung
cấp văn bản thể hiện sự đồng ý chấm dứt hoạt động kinh doanh của tất cả các thành viên trong hộ (cần phải thể hiện trong nội dung văn bản việc đồng ý chấm dứt là hoàn toàn tự nguyện). Việc cung cấp văn bản thể hiện sự đồng ý của các thành viên là cần thiết để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp sau này.
Ngoài ra, để tạo sự thống nhất và tính liền mạch trong quy định của pháp luật về các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, tác giả kiến nghị nên bổ sung thêm một căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thu hồi Giấy chứng nhận đƣợc nêu tại Điều 61 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP đó là trường hợp tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá một năm của hộ kinh doanh.
Thứ sáu, bổ sung quy định cụ thể về quyền và ngh a vụ của hộ kinh doanh. Việc bổ sung này là cần thiết bởi hiện nay pháp luật điều chỉnh về hộ kinh doanh chƣa có quy định về vấn đề này. Mặt khác, khi có một điều luật riêng biệt quy định rõ các quyền và ngh a vụ của hộ kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho chủ thể tham gia loại hình này nắm bắt đƣợc rõ hơn những quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trước pháp luật; nó cũng tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền pháp luật về hộ kinh doanh đến gần hơn với người dân cả nước. Như đã phân tích ở chương 2, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP không đƣa ra quy định riêng biệt về quyền và ngh a vụ của hộ kinh doanh giống nhƣ văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh về hộ kinh doanh ở nước ta. Đây được xem là một thiếu xót trong quá trình hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, cũng dễ hiểu cho sự thiếu xót này bởi Nghị định số 66/HĐBT là một văn bản pháp luật chỉ quy định về một vấn đề đó là hộ kinh doanh, trong khi đó Nghị định số 43/2010/NĐ-CP lại hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh cho không chỉ hộ kinh doanh nói riêng mà còn hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Bởi vậy, nhƣ
ở phần trước, tác giả đã đưa ra kiến nghị nên xây dựng một Nghị định riêng biệt để điều chỉnh về tổ chức, hoạt động của hộ kinh doanh. Trong đó, có thể đƣa ra điều khoản cụ thể về quyền và ngh a vụ của hộ kinh doanh. Việc xây dựng điều khoản này cần được làm theo hướng chỉ rõ các quyền ( ví dụ như quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thuê mướn lao động,…) và các ngh a vụ (ví dụ như ngh a vụ nộp thuế, tuân thủ đúng pháp luật,…) của hộ kinh doanh.
Thứ bảy, bổ sung quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hộ kinh doanh nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật đƣợc thực hiện tốt trong thực tế.
Để các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh phát huy hiệu quả, nhà làm luật nên đƣa ra các quy định về chế tài xử lý đối với cả các chủ thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và cả các chủ thể là cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện đăng ký kinh doanh và quản lý hộ kinh doanh.
Đối với các chủ thể đăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh, cần đƣa ra quy định xử lý khi họ không thực hiện đầy đủ ngh a vụ của mình. Ví dụ như ngh a vụ phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạm dừng hoạt động kinh doanh của hộ. Trong trường hợp chủ hộ không thực hiện ngh a vụ thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng chế tài xử lý vi phạm hành chính nhƣ cảnh cáo; nếu chủ hộ còn tiếp tục tái phạm thì sẽ áp dụng chế tài xử lý cao hơn như tước Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh. Hoặc trong trường hợp hộ kinh doanh không thực hiện đầy đủ ngh a vụ nộp thuế thì cần có chế tài xử lý vi phạm hành chính trước, nếu tiếp tục tái phạm hoặc có biểu hiện trốn tránh ngh a vụ cần có chế tài về xử lý hình sự để mang tính chất răn đe, tránh thất thu thuế cho nhà nước….
Đối với các cán bộ, cơ quan nhà nước được giao quyền thực hiện quản lý nhà nước đối với loại hình hộ kinh doanh, các nhà làm luật cũng cần đưa ra các chế tài cụ thể để đảm bảo cá nhân cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ cũng nhƣ cơ quan đƣợc giao quyền thực hiện đúng và nghiêm túc các quy định của pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh. Có thể quy định các hình thức xử lý đối với cá nhân cán bộ nhƣ hình thức khiển trách, cảnh cáo nếu mức độ vi phạm nhẹ hoặc có thể áp dụng hình thức buộc thôi việc hoặc xử lý hình sự nếu vi phạm của cá nhân cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh là nghiêm trọng.