Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘ KINH

2.2. Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về hộ kinh doanh

Mặc dù hiện nay, pháp luật quy định thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản và gọn nhẹ, nhƣng số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh còn thấp. Nếu nhƣ năm 2002 có 30,9% hộ có đăng ký kinh doanh thì đến năm 2007 chỉ có 27,5%

hộ có đăng ký kinh doanh và chỉ có khoảng 25% hộ kinh doanh nộp thuế [23].

Sở d tỷ lệ đăng ký thấp nhƣ trên là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, về phía chủ hộ kinh doanh: theo khảo sát thì hiện nay, trình độ của chủ hộ kinh doanh rất hạn chế, có tới 90% chủ hộ kinh doanh chƣa có trình độ giáo dục từ trung học phổ thông trở lên [23]. Vì vậy, việc quan tâm và tiếp cận với các quy định của pháp luật về việc phải đăng ký kinh doanh để được hoạt động dưới danh ngh a hộ kinh doanh không được các chủ hộ này quan tâm. Mặt khác, các chủ hộ kinh doanh này thường kinh doanh tự phát, không có tính ổn định trong ngành nghề kinh doanh nên nảy sinh tâm lý

“ngại” liên quan tới các cơ quan nhà nước và không muốn đi đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, về phía các cơ quan quản lý nhà nước: việc tuyên truyền pháp luật về những trường hợp kinh doanh phải đăng ký hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh, tuyên truyền pháp luật về hộ kinh doanh tới người dân chưa đƣợc quan tâm đúng mức; việc quản lý chung của các cơ quan này đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh tự phát chƣa thực sự đƣợc bao quát;

một số cán bộ làm công tác đăng ký hộ kinh doanh chƣa thực sự có trình độ chuyên môn cao dẫn đến việc áp dụng pháp luật nhiều nơi nhiều chỗ còn chƣa đúng…

Thứ ba, hiện nay, pháp luật quy định về hộ kinh doanh chƣa đƣa ra chế định xử lý đối với các trường hợp hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên pháp luật chưa

thực sự có tính chất răn đe và người dân chưa thực sự quan tâm đến các quy định về hộ kinh doanh. Mặt khác, nhƣ đã phân tích ở trên, các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế nhƣ các quy định về hộ kinh doanh còn nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau; một số quy định còn chung chung, chƣa cụ thể,… dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế.

Một thực tế hiện nay cũng cho thấy việc đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cũng tồn tại nhiều bất cập. Theo quy định tại khoản 3 Điểu 52 Nghị định số 43/2010/NÐ-CP, thời gian đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 5 ngày làm việc, tính từ ngày nộp giấy xin đăng ký kinh doanh nếu:

ngành, nghề kinh doanh không nằm trong danh sách các ngành, nghề kinh doanh bị cấm (sản xuất pháo nổ, súng, v.v.); tên hộ kinh doanh thoả mãn các yêu cầu về đặt tên doanh nghiệp; đóng đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh; giấy xin đăng ký kinh doanh đƣợc điền đầy đủ và các giấy tờ kèm theo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đƣợc nộp đầy đủ.

Nhƣng trên thực tế, thời gian này có thể bị kéo dãn dài ngắn tùy từng địa phương khác nhau. Ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh – một địa phương có số lượng hộ kinh doanh khá lớn so với các địa phương khác trên toàn quốc – thì đối với mỗi quận, huyện của thành phố lại ”có những ƣu tiên cho các ngành nghề khác nhau, nên có tình trạng người kinh doanh chạy từ quận này sang quận khác để dễ làm ăn. Ở Bình Thạnh, thời gian cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ 7 ngày. Nhƣng ở quận Gò Vấp, nếu là kinh doanh ăn uống thì phức tạp hơn nhiều” [20].

Nguyên nhân của bất cập này có thể lý giải theo chiều hướng như sau:

việc kiểm tra về mặt bằng kinh doanh và rà soát đặc biệt đối với các ngành nghề “nhạy cảm” nhƣ massage, karaoke, kinh doanh băng đ a… Chính quyền địa phương luôn tiến hành kiểm soát rất chặt về 2 vấn đề trên vì sợ phát sinh các vấn nạn lấn chiếm lòng lề đường hay các tệ nạn xã hội. Và vì vậy, công đoạn chờ đƣợc cấp giấy đăng ký kinh doanh của các hộ không phải lúc nào

cũng thuận lợi nhƣ luật định. Một số quận nhận thấy không kiểm soát đƣợc thì tìm cách hạn chế cho mở mới một số ngành, dịch vụ. Điều này dẫn tới việc tổn thất nhiều thời gian, trì hoãn cơ hội của các chủ thể muốn đăng ký kinh doanh trong khi vẫn phải trả tiền mặt bằng và nhiều chi phí phụ khác.

Một hiện tượng khác, đó là do người dân lâu nay đã có tư tưởng sợ các thủ tục hành chính, lại thêm có thể gặp phải tình trạng chờ đợi nhƣ trên nên dù thủ tục có đơn giản, không ít chủ hộ vẫn nhờ đến các tay “cò” trung gian để có đƣợc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Với thực tế nêu trên, yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần phải có sự sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới văn bản pháp luật để hướng dẫn loại hình hộ kinh doanh, nhằm phát huy và tận dụng đƣợc những lợi thế sẵn có của loại hình kinh doanh này trong nền kinh tế nước ta, đồng thời giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý dễ dàng và có hiệu quả hơn so với hiện nay.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)