Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘ KINH DOANH

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh

Nhằm mục đích làm cho các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh đƣợc thực hiện tốt trên thực tế, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền phổ, biến pháp luật về hộ kinh doanh tới người dân. Thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ở nước ta chưa được tổ chức có hiệu quả. Thiết ngh , với đặc thù của hộ kinh doanh là quy mô nhỏ lẻ, chủ hộ thường không có trình độ từ phổ thông trung học trở nên thì công tác tuyên truyền đối với các đối tƣợng này cần đƣợc áp dụng theo cách riêng biệt, không thể tiến hành một cách chung chung. Hiện nay, các hội nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,…

được tổ chức rất tốt ở các địa phương và thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều người dân. Nên chăng các cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ kinh doanh phối hợp với các hội nêu trên để đƣa ra các chương trình phổ biến pháp luật vào hoạt động của các hội, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hộ kinh doanh trong hoạt động ngoại khóa của các hội này…

Ngoài ra, trong nội dung tuyên truyền pháp luật về hộ kinh doanh, các cơ quan có trách nhiệm cần làm cho người dân hiểu rõ được quyền của mình khi đăng ký hộ kinh doanh và việc hoạt động kinh doanh sẽ đƣợc ổn định hơn khi hộ kinh doanh được nhà nước bảo hộ bằng hệ thống pháp luật.

Thứ hai, cần tăng cường công tác quản lý của cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền trong việc đăng ký và quản lý hoạt động của hộ kinh doanh.

Các cơ quan nên tổ chức rà soát thường xuyên hoặc tổ chức các đợt rà soát bất thường để có thể nắm bắt về số lượng hộ kinh doanh, các hộ đã được cấp phép và hoạt động, các hộ chƣa đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký thành lập hộ kinh doanh và cơ quan thuế trong vấn đề quản lý hộ kinh doanh. Pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh hiện nay đã quy định trong thời gian định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp. Tuy vậy, để việc phối hợp giữa hai cơ quan này đƣợc tốt hơn tác giả thấy rằng, giữa hai cơ quan này cần nghiên cứu để thành lập nhóm liên ngành, hoạt động thường xuyên và có sự trao đổi thông tin kịp thời hơn nữa.

Mặt khác, cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cũng như kinh phí cho cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ đăng ký thành lập và quản lý hộ kinh doanh để phục vụ công tác đƣợc giao.

Thứ ba, đối với các cán bộ nhà nước trực tiếp được giao nhiệm vụ thực hiện các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh cần có sự đầu tƣ hơn về trình độ chuyên môn. Trên thực tế, mặc dù hiện nay công tác đào tạo cán bộ đã được nhiều địa phương quan tâm nhưng vẫn còn nhiều cán bộ không đáp ứng đƣợc công việc hoặc trình độ chuyên môn còn hạn chế. Pháp luật hiện nay đã giao quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận hộ kinh doanh cho cơ quan

có thẩm quyền cấp huyện, vì vậy, công tác đào tạo cán bộ đƣợc phân công thực hiện công tác đăng ký này càng cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên thường xuyên mở các hội nghị, hội thảo thảo luận về các vấn đề bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về hộ kinh doanh trên thực tế; thường xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thực hiện công tác liên quan đến đăng ký quản lý hộ kinh doanh ở các địa phương trên cả nước.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)