Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH
1.5. Thực trạng phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh
1.5.3. Điều tra thực trạng của việc phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học trong dạy học hóa học
1.5.3.1. Mục đích quá trình điều tra
Tìm hiểu thực trạng của việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL TT NCKH trong dạy học hóa học.
1.5.3.2. Phương pháp điều tra
- Xây dựng phiếu điều tra nhận thức của GV với vấn đề đổi mới PPDH theo
định hướng phát triển NL TT NCKH cho HS THPT và các PPDH nhằm phát triển NL TT NCKH cho HS THPT.
- Đối tượng: GV THPT hóa học thuộc 40 trường THPT trên 20 tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung (danh sách tên trường, số lượng GV tương ứng được đính kèm phụ lục 1).
- Số phiếu điều tra: 212 (phiếu điều tra được đính kèm phụ lục 1).
- Thời điểm điều tra: Tháng 7, 8, 9 năm 2014.
1.5.3.3 . Kết quả điều tra thông qua phân tích số liệu và bàn luận
a. Nhận thức của giáo viên với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học ở trường phổ thông.
- Điều tra nhận thức của GV về vấn đề NL TT NCKH của HS THPT được thể hiện thông qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hiểu biết của GV về vấn đề NL TT NCKH của HS THPT
Nội dung điều tra Số lượng GV Phần trăm
Chưa biết về NL TT NCKH của HS 21/212 9,91%
Đã nghe nói về NL TT NCKH của HS 176/212 83,01%
Đã đọc tài liệu về NL TT NCKH của HS 15/212 7,08%
Đã được tập huấn về NL TT NCKH của HS 0/212 0%
Như vậy, tính đến thời điểm tháng 09/2014 trong phạm vi khảo sát cho thấy:
số GV chưa biết về khái niệm NL TT NCKH của HS là 21 GV (9,91%), đã nghe nói về NL TT NCKH của HS là 176 GV (83,01%), mới chỉ có 15 GV (7,08%) đã tiếp cận qua tài liệu và chưa có GV nào đã được tập huấn. Nhìn chung nhiều GV đã nghe nói về NL NCKH nhưng chưa thực sự được tiếp cận thông qua tài liệu hoặc được tập huấn dạy học nhằm phát triển NL TT NCKH của HS THPT.
- Điều tra nhận thức của 15/212 GV về các tiêu chí thuộc NL TT NCKH của HS cho thấy: GV cũng có những nhận thức tương đối đầy đủ về các tiêu chí của NL TT NCKH (mặc dù số GV được tiếp cận với NL TT NCKH của HS còn hạn chế 15/212). Kết quả được thống kê thông qua bảng 1.2.
Bảng 1.2. Kết quả điều tra nhận thức của GV về các tiêu chí thuộc NL TT NCKH của HS
80.00 86.67
93.33 100.00 86.67 80.00 66.67
0 20 40 60 80 100 120
Trình bày kết quả nghiên cứu Viết báo cáo nghiên cứu Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên
cứu
Thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu Đề xuất giả thuyết nghiên cứu Đề xuất câu hỏi nghiên cứu Xác định chủ đề tìm tòi nghiên cứu
- Điều tra vấn đề sử dụng một số PPDH tích cực để phát triển NL HS hiện nay của GV được thể hiện thông qua bảng 1.3.
Bảng 1.3. Kết quả điều tra việc sử dụng một số PPDH tích cực hiện nay
STT Phương pháp dạy học Số lượng GV
đã áp dụng Phần trăm
1 Dạy học dự án 55/212 25,94%
2 Phương pháp bàn tay nặn bột 14/212 6,60%
3 Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học 25/212 11,79%
4 Sử dụng thí nghiệm hóa học do học sinh tự tiến hành 8/212 3,77%
6 Phát hiện và giải quyết vấn đề 26/212 12,26%
7 Dạy học hợp tác 60/212 28,30%
8 Dạy học theo hợp đồng 10/212 4,72%
9 Dạy học theo góc 9/212 4,25%
Từ kết quả bảng 1.3 cho thấy số lượng GV áp dụng các PPDH tích cực còn hạn chế, kết quả dao động từ 3,77% (PP sử dụng thí nghiệm do HS tự tiến hành) tới 28,30%
(PP dạy học hợp tác). Kết quả trên là do một số GV đã được tiếp cận các PPDH tích cực qua tập huấn nhưng chưa hiểu rõ bản chất, quy trình cũng như hiệu quả của từng PP nên còn cảm thấy khá phức tạp, chưa muốn áp dụng.
- Điều tra vấn đề tiếp cận và nhận định vai trò của PP BTNB, PP DHDA, hướng dẫn HS NCKH trong việc phát triển NL TT NCKH cho HS. Kết quả được thể hiện trong bảng 1.4.
Tỉ lệ phần trăm
Bảng 1.4. Kết quả điều tra việc tiếp cận và nhận định vai trò của PP BTNB, PP DHDA, hướng dẫn HS NCKH trong việc phát triển NL TT NCKH cho HS
Nội dung điều tra PP BTNB PP DHDA NCKH
Thầy cô đã được tiếp cận như thế nào với PP BTNB, PP DHDA và hướng dẫn HS NCKH?
Chưa biết về PP BTNB, PP DHDA, NCKH và chưa áp dụng.
65/212 (30,67%)
25/212 (11,79%)
3/212 (1,42%) Đã được tập huấn về PP BTNB, PP DHDA,
NCKH nhưng chưa áp dụng.
133/212 (62,73%)
132/212 (62,26%)
184/212 (86,79%) Đã được tập huấn về PP BTNB, PP DHDA,
NCKH và đã vận dụng.
14(6,60%) 55(25,95%) 25(11,79%)
Đã áp dụng PP BTNB, PP DHDA , NCKH theo định hướng phát triển NL TT NCKH của HS.
0/212 (0%) 0/212 (0%) 0/212 (0%) Nhận định việc vận dụng PP BTNB, PP DHDA và hướng dẫn HS NCKH trong việc phát triển NLTT NCKH cho HS trong dạy học hóa học ở trường THPT như thế nào?
Không tốt 2(0,94%) 1(0,47%) 0(%)
Trung bình 35(16,51%) 25(11,79%) 5(2,35%)
Tốt 80(37,74%) 90(42,46%) 80(37,74%)
Rất tốt 95(44,81%) 96(45,28%) 127(59,91%)
Như vậy, từ bảng 1.4 cho thấy nhiều GV trong diện khảo sát đã được tập huấn về PP BNTB, PP DHDA, hướng dẫn HS NCKH nhưng số lượng áp dụng còn rất hạn chế (dao động từ 6,6%GV đến 25,95%GV). Đặc biệt số GV vận dụng theo định hướng phát triển NL TT NCKH cho HS là không có mặc dù hầu hết GV hiểu được vai trò của việc vận dụng PP BTNB, PP DHDA, hướng dẫn HS NCKH trong việc phát triển NL TT NCKH cho HS (trên 82,55% GV cho là vận dụng các PP TN trên là tốt và rất tốt).
b. Vận dụng phương pháp dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
Trong diện khảo sát, 55 GV (chiếm 25,95%) đã được tập huấn và sử dụng PP DHDA tiếp tục được hỏi về việc vận dụng PP DHDA theo định hướng phát triển NL TT NCKH trong dạy học hóa học. Kết quả được thống kê trong bảng 1.5.
Bảng 1.5. Kết quả điều tra việc GV vận dụng PP DHDA theo định hướng phát triển NL TT NCKH cho HS
Nội dung điều tra Kết
quả
Phần trăm Thầy cô đã áp dụng PP DHDA trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông theo quy trình như thế nào? Bước 1. Lập kế hoạch dự án:
GV đưa ra tiểu chủ đề, phân công nhiệm vụ và lập kế hoạch DA. 24 43,64%
HS xác định tiểu chủ đề, tự phân công nhiệm vụ và lập kế hoạch DA. 22 40%
Dùng kỹ thuật KLW, 5W1H xây dựng sơ đồ tư duy, lập kế hoạch DA. 8 14,55%
HS dùng kỹ thuật KLW, 5W1H xây dựng sơ đồ tư duy, nêu CHNC, GTNC và PATN.
1 1,82%
Bước 2. Thực hiện dự án:
HS tiến hành TN, thu thập và xử lí thông tin. 23 41,55%
HS tiến hành TN, thu thập xử lí thông tin và rút ra kết luận. 15 27,27%
GV và HS tiến hành TN, thu thập xử lí thông tin và rút ra kết luận. 15 27,27%
HS tiến hành TN, thu thập và xử lí thông tin, kiểm chứng giả thuyết và rút ra kết luận.
2 3,64%
Bước 3. Viết báo cáo và trình bày kết quả:
HS tổng hợp viết báo cáo, trình bày và đánh giá kết quả DA. 26 47,27%
HS tổng hợp viết báo cáo, trình bày nhưng không đánh giá kết quả DA. 19 34,55%
HS tổng hợp viết báo cáo, nhưng không trình bày và đánh giá kết quả DA. 10 18,18%
HS tổng hợp viết báo cáo, trình bày, đánh giá kết quả DA và đánh giá NL TT NCKH của HS.
0 0%
Qua khảo sát cho thấy hầu hết các GV (trong 55 GV) vận dụng DHDA theo quy trình chung là sử dụng bộ câu hỏi định hướng, giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS, HS tiến hành thu thập xử lí thông tin hoàn thành DA. Cá biệt có GV tham gia trực tiếp vào một số khâu trong quá trình triển khai DA của HS. Hầu hết HS không tự đề xuất CHNC, GTNC, thiết kế PATN và tiến hành kiểm chứng giả thuyết. Có thể nhận định GV chưa vận dụng DHDA theo hướng nghiên cứu và chưa chú trọng đến phát triển NL TT NCKH cho HS.
c. Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột theo định hướng phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
Tiếp tục khảo sát 14 GV (chiếm 6,60%) đã được tập huấn và sử dụng PP BTNB về việc vận dụng PP BTNB theo định hướng phát triển NL TT NCKH trong dạy học hóa học. Kết quả được thống kê trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Kết quả điều tra GV vận dụng PP DHDA theo định hướng phát triển NL TT NCKH cho HS
Nội dung điều tra Kết
quả
Phần trăm Thầy cô đã thực hiện cách nào trong mỗi pha của tiến trình thực hiện PP BTNB?
Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
GV đưa ra tình huống và câu hỏi nêu vấn đề 8 57,14%
GV đưa ra tình huống và HS đưa ra câu hỏi nêu vấn đề 6 42,86%
Pha 2: Hình thành câu hỏi cho học sinh
GV đưa ra CHNC 3 21,43%
GV hướng dẫn HS đưa ra CHNC 8 57,14%
HS nêu biểu tượng ban đầu, đưa ra và sử dụng nhiều CHNC 1 7,14%
HS nêu biểu tượng ban đầu, đề xuất CHNC, GV hướng dẫn HS lựa
chọn câu hỏi có thể nghiên cứu được. 2 14,29%
Pha 3: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và thiết kế phương án thực nghiệm
HS tự đưa ra GTNC và PATN TTNC. 2 14,29%
GV đưa ra GTNC theo câu hỏi nghiên cứu và PATN TTNC. 6 42,86%
GV hướng dẫn HS đưa ra GTNC ứng với mỗi GTNC, lựa chọn giả thuyết
phù hợp với CHNC, đề xuất PATN TTNC để kiểm chứng GTNC. 5 35,71%
HS đưa ra GTNC tương ứng các CHNC ban đầu, đề xuất PATN
TTNC để kiểm chứng GTNC. 1 7,14%
Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
GV tiến thành TN, HS quan sát, nhận xét, ghi kết quả. 7 50%
GV chiếu video TN, HS theo dõi, nhận xét, ghi kết quả. 1 7,14%
GV chiếu video TN, HS làm theo, nhận xét, ghi kết quả. 5 35,72%
HS nhận dụng cụ, hóa chất, tiến hành thực hiện theo PATN đã đề xuất,
quan sát, ghi kết quả vào vở thí nghiệm/phiếu thí nghiệm. 1 7,14%
Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
GV đưa ra kết luận về kiến thức mới. 4 28,57%
GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về kiến thức mới từ SGK. 5 35,71%
HS đọc kết luận về kiến thức mới trong SGK. 3 21,43%
HS đưa ra kết luận về kiến thức mới từ kết quả TN TT, GV chốt lại. 2 14,29%
Từ các kết quả bảng 1.6 cho thấy, chỉ một số nhỏ GV (14 chiếm 6,60%) đã sử dụng PP BTNB. Tuy nhiên GV vận dụng chưa thực sự đầy đủ 5 pha của PP BTNB,
chưa hướng dẫn HS tự lực đưa ra CHNC, GTNC, tiến hành TN cũng như rút ra kết luận.
HS chưa được phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo. Số GV vận dụng PP BTNB theo định hướng phát triển NL TT NCKH cho HS hầu như không có.
d. Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh thông qua tổ chức cho học sinh tìm tòi nghiên cứu khoa học
Trong diện khảo sát, 25 GV (chiếm 11,79%) đã được tập huấn và tham gia hướng dẫn HS NCKH. Tiếp tục tìm hiểu quy trình tổ chức hướng dẫn HS NCKH theo định hướng phát triển NL TT NCKH trong dạy học hóa học cho kết quả được thống kê trong bảng 1.7.
Bảng 1.7. Kết quả điều tra GV vận dụng quy trình hướng dẫn HS NCKH theo định hướng phát triển NL TT NCKH cho HS
Nội dung điều tra Kết quả Phần
trăm Thầy cô đã hướng dẫn HS NCKH ở trường phổ thông theo quy trình như thế nào?
Bước 1. Lập kế hoạch nghiên cứu:
GV và HS xác định tên đề tài, nghiên cứu tổng quan, lập kế
hoạch nghiên cứu. 13 52%
HS tự xác định tên đề tài, nghiên cứu tổng quan, lập kế hoạch
nghiên cứu. 2 8%
HS tự xác định tên đề tài nghiên cứu, nêu CHNC, GTNC và đề
xuất PATN TTNC. 1 4%
GV và HS xác định tên đề tài nghiên cứu, nêu CHNC, GTNC và
đề xuất PATN TTNC. 9 36%
Bước 2. Thực hiện tìm tòi nghiên cứu:
GV và HS tiến hành TN theo kế hoạch, rút ra kết luận. 12 48%
HS tự tiến hành TN theo kế hoạch, rút ra kết luận. 9 36%
HS tự tiến hành TN theo kế hoạch, kiểm chứng giả thuyết và rút
ra kết luận. 3 12%
HS tự tiến hành TN theo kế hoạch, kiểm chứng giả thuyết, điều
chỉnh giả thuyết và rút ra kết luận. 1 4%
Bước 3. Viết báo cáo và trình bày kết quả:
HS tổng hợp viết báo cáo, trình bày và đánh giá kết quả nghiên cứu.
12 48%
HS tổng hợp viết báo cáo, trình bày nhưng không đánh giá kết
quả nghiên cứu. 5 20%
HS tổng hợp viết báo cáo, nhưng không trình bày và đánh giá kết
quả nghiên cứu. 8 32%
HS tổng hợp viết báo cáo, trình bày, đánh giá kết quả nghiên
cứu và đánh giá NL TT NCKH của HS. 0 0%
Khi được phỏng vấn, hầu hết các GV nhận định công tác hướng dẫn HS NCKH còn gặp nhiều khó khăn. Đa số GV chưa chủ động, HS còn lúng túng khi tiếp cận công tác này. Nhiều HS chưa biết cách đặt CHNC, đề xuất GTNC, thiết kế PATN TTNC và tiến hành NCKH chưa theo một quy trình chuẩn nên công tác này chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt chưa có GV nào hướng dẫn HS NCKH trong dạy
học hóa học theo định hướng phát triển NL TT NCKH cho HS.
Như vậy kết quả điều tra cho thấy hầu hết GV đã có quan tâm tới chủ trương đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL cho HS của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên chưa mạnh dạn sử dụng nhiều PPDH tích cực trong dạy học. Một số GV trong diện khảo sát đã được tập huấn về PP BNTB, PP DHDA, hướng dẫn HS NCKH nhưng số lượng vận dụng các PP này trong dạy học hóa học còn hạn chế, GV chưa vận dụng đầy đủ các bước trong quy trình, chưa phát huy được tính tích cực của HS nên việc vận dụng PP BTNB, PP DHDA và hướng dẫn HS NCKH chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt là GV hầu như chưa định hướng đến việc phát triển NL TT NCKH cho HS THPT.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, đã trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan về lí luận và thực tiễn phát triển NL TT NCKH trên thế giới và ở Việt Nam:
Đã hệ thống hóa làm sáng tỏ một số khái niệm, thuật ngữ, PP có liên quan đến việc phát triển NL TT NCKH cho HS THPT cũng như vấn đề đánh giá NL của HS.
Đã làm rõ bản chất, quy trình dạy học của PP BTNB, PP DHDA, hướng dẫn HS NCKH, vận dụng phát triển NL TT NCKH cho HS THPT.
NL TT NCKH đã được nhiều nước phát triển cho đối tượng là giảng viên đại học, cho SV đại học. HS phổ thông của nhiều nước đặc biệt là các nước Âu – Mỹ được rèn kỹ năng tiến trình khoa học – kỹ năng NCKH trong dạy học các môn KHTN và môn Hóa học. Thông qua cuộc thi KHKT được tổ chức ở Mỹ và một số nước NL NCKH của HS được phát triển ở mức cao hơn.
Ở Việt Nam, vấn đề NCKH nói chung và NCKH giáo dục cũng đã và đang đặt ra cho các giảng viên đại học, các cán bộ nghiên cứu trẻ và SV. Một số nhỏ HS Trung học từ lớp 9 đến lớp 12 được khuyến khích tham gia cuộc thi KHKT các cấp.
Vấn đề đổi mới dạy học theo định hướng phát triển NL chung và NL chuyên biệt cho HS có liên quan chặt chẽ với NL TT NCKH đã và đang được đặt ra trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình môn KHTN ở Trung học cơ sở và chương trình môn Hóa học ở THPT.
Kết quả phân tích chương trình và SGK hóa học hiện hành kết hợp với điều tra thực trạng đổi mới PPDH theo hướng phát triển NL HS cho thông qua dạy học hóa học cho thấy: Việc phát triển NL nói chung và NL TT NCKH cho HS còn chưa được quan tâm đầy đủ nên NL TT NCKH của HS còn rất hạn chế nên việc nghiên cứu phát triển NL TT NCKH cho HS thông qua dạy học hóa học là cấp thiết đáp ứng yêu cầu lí luận và thực tiễn đang đặt ra.
Cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ra là căn cứ khoa học để đề xuất khái niệm, cấu trúc NL TT NCKH cũng như đề xuất các biện pháp, quy trình để phát triển NL này cho HS THPT trong dạy học hóa học ở chương 2.