Xử lí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học hóa học (Trang 127 - 130)

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Xử lí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Mỗi biện pháp chúng tôi đều phân tích xử lí đánh giá định tính và định lượng kết quả TNSP.

3.4.1.1. Thu thập và đánh giá kết quả định tính Kết quả định tính được thu thập thông qua:

+ Ý kiến của GV TN, GV dự giờ và HS lớp TN, lớp ĐC + Quan sát quá trình TTNC của HS lớp TN.

+ Minh chứng của quá trình TTNC do các GV TN cung cấp: tranh ảnh, clip, sơ đồ tư duy, tập san, sản phẩm cụ thể của quá trình TTNC (nến, thuốc trừ sâu, hương, …).

+ Báo cáo kết quả và sản phẩm nghiên cứu của nhóm HS.

3.4.1.2. Thu thập và đánh giá kết quả định lượng Bước 1. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu

Trong NCKH sư phạm ứng dụng, có 4 loại thiết kế nghiên cứu:

Thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất.

Thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương.

Thiết kế 3: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên.

Thiết kế 4: Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động đối với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên không cần khảo sát.

Sau khi nghiên cứu, xem xét mức độ phù hợp của nội dung nghiên cứu, thiết kế được lựa chọn là thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương.

Bảng 3.6: Thí dụ minh họa thiết kế thực nghiệm 2

Nhóm Trước thực nghiệm Tác động Sau thực nghiệm Thực

nghiệm

Bài kiểm tra định kì B1: Kết quả điểm TB cộng: O1

3 biện pháp:

DHDA, BTNB, tổ chức NCKH

Bài kiểm tra B2: Đánh giá NL TT NCKH

Điểm TB cộng: O3 Đối

chứng

Bài kiểm tra định kì B1. Kết quả điểm TB cộng: O2

Không

Bài kiểm tra B2: Đánh giá NL TT NCKH

Điểm TB cộng: O4

B1, B2, B3, B4: kí hiệu bài kiểm tra số 1, số 2, số 3, số 4; O1, O2, O3, O4:

điểm trung bình (TB) cộng tương ứng các bài kiểm tra B1, B2, B3, B4.

Bước 2. Đo lường - thu thập dữ liệu a. Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đo - Trước tác động:

Sử dụng kết quả bài kiểm tra chương trước hoặc kết quả bài kiểm tra cuối học kì cho bài kiểm tra trước tác động.

Lớp 10 sử dụng kết quả bài kiểm tra 15 phút đầu năm.

Lớp 11 sử dụng kết quả học kỳ II cuối năm lớp 10.

- Tác động:

Ở lớp TN học theo PPDH DA, PP BTNB và hướng dẫn HS NCKH theo 7 KHBH đã soạn. Ở lớp ĐC không sử dụng các PP này.

- Sau tác động: Sử dụng công cụ đánh giá đã thiết kế để tiến hành đo ở lớp TN và lớp ĐC gồm:

+ Bảng kiểm quan sát đánh giá NL TT NCKH.

+ Phiếu hỏi GV và phiếu hỏi HS.

+ Phiếu đánh giá sản phẩm TTNC, phiếu đánh giá sản phẩm DA.

+ Đề kiểm tra hóa học đánh giá NL TT NCKH.

b. Thu thập dữ liệu:

- Trước tác động: Chấm điểm bài kiểm tra của lớp TN và ĐC (lớp 10 sử dụng kết quả bài kiểm tra 15 phút đầu năm, lớp 11 sử dụng kết quả học kỳ II cuối năm lớp 10). Lập bảng kết quả, tính điểm TB cộng của mỗi lớp để xác định lớp TN và lớp ĐC tương đương nhau.

- Sau tác động: Chấm bài kiểm tra NL, thống kê kết quả từ bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu đánh giá sản phẩm theo mỗi loại ở lớp TN và lớp ĐC.

Bước 3. Phân tích dữ liệu a. Mô tả dữ liệu:

- Tính trung bình cộng điểm số của bảng kiểm quan sát, đề kiểm tra: điểm trung bình càng lớn thì kết quả càng cao.

- Độ lệch chuẩn S: Tham số đo mức độ phân tán quanh giá trị TB cộng. Từ

dãy tập hợp các điểm số của HS, tính được độ lệch chuẩn. Khi 2 nhóm có số liệu TB cộng bằng nhau thì nhóm nào có S bé, nhóm đó có chất lượng tốt hơn, số liệu ít phân tán. Điểm số tập trung xung quanh giá trị TB cộng chứng tỏ kết quả đồng đều và ngược lại.

b. So sánh dữ liệu

+ Phép kiểm chứng T-Test độc lập (Independent-Samples T-Test)

Phép kiểm chứng T-Test độc lập xác định sự chênh lệch giữa giá trị TB của nhóm TN và ĐC khác nhau có ý nghĩa hay không, khả năng xảy ra ngẫu nhiên hay do tác động của các biện pháp phát triển NL TT NCKH đã đề xuất và thực hiện. Các bước cụ thể như sau:

- Tính chênh lệch điểm TB cộng lớp TN và lớp ĐC trước tác động hoặc sau tác động.

- Tìm giá trị p của T-Test (Sig) tương ứng.

- So sánh giá trị p với giá trị α = 0,05 và biện luận:

+ Nếu p > α. Sự khác biệt về điểm TB cộng giữa 2 nhóm TN và ĐC trước tác động là không có ý nghĩa, là do ngẫu nhiên nên kết quả là 2 nhóm tương đương nhau.

+ Nếu p < hoặc = α. Sự khác biệt về điểm TB cộng giữa 2 nhóm TN và ĐC sau tác động là có ý nghĩa, do tác động của các biện pháp đã áp dụng để phát triển NL TTNC mà không phải do ngẫu nhiên.

+ Quy mô ảnh hưởng (ES)

Giá trị này cho biết những tác động nghiên cứu có ảnh hưởng tới mức độ nào ES = TN DC

DC

X X

S

Để đánh giá giá trị quy mô ảnh hưởng của tác động ta sử dụng bảng Hopkins.

Giá trị ES Ảnh hưởng

< 0,20 Không đáng kể

0,20 – 0,49 Nhỏ

0,50 – 0,79 Trung bình

0,80 – 1,00 Lớn

>1,00 Rất lớn

> 4,00 Gần như hoàn toàn

+ Phép kiểm chứng Khi bình phương χ2 (Chisque – test)

Phép kiểm chứng Khi bình phương χ2 xác định sự khác biệt về kết quả phân phối điểm bài kiểm tra (Giỏi, Khá, TB, Yếu) giữa hai nhóm TN và ĐC có ý nghĩa hay không, là do tác động của các biện pháp phát triển NL TT NCKH hay do ngẫu nhiên. Các bước cụ thể như sau:

- Tính chênh lệch số HS (%) đạt điểm Giỏi, Khá, TB, Yếu giữa lớp TN và lớp ĐC.

- Tính p theo phép kiểm định χ2.

- So sánh giá trị p với giá trị α = 0,01 và biện luận:

+ Nếu p > α. Sự khác biệt về sự phân phối điểm giữa 2 nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, do ngẫu nhiên.

+ Nếu p < α. Sự khác biệt về sự phân phối điểm giữa 2 nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa, do tác động mà không phải do ngẫu nhiên.

Trong kết quả của phần mềm SPSS, p chính là giá trị Sig. Nếu α ≤ 0,01 thì ta có độ tin cậy của phép kiểm định tối thiểu là (1-α) = 99%. Như vậy sự khác biệt về tỉ lệ (số HS) Khá, Giỏi, TB, Yếu giữa lớp TN và lớp ÐC là có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học hóa học (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)