Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học hóa học (Trang 57 - 66)

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học

2.2.3. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học

+ Bảng kiểm quan sát NL HS.

+ Phiếu hỏi GV và phiếu hỏi HS.

+ Phiếu đánh giá sản phẩm TTNC của HS.

+ Đề kiểm tra hóa học đánh giá NL TT NCKH.

a. Mục đích

Bộ công cụ dùng để đánh giá định lượng NL TT NCKH của HS thông qua các hoạt động học tập TTNC của HS. Một số công cụ dùng cho GV, cán bộ quản lí như bảng kiểm quan sát NL, phiếu hỏi GV, đề kiểm tra đánh giá NL, công cụ dùng cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng như phiếu hỏi HS hoặc công cụ dùng cho cả HS, GV và cán bộ quản lí như phiếu đánh giá sản phẩm TTNC.

b. Yêu cầu

Bộ công cụ phải thể hiện rõ chủ thể đánh giá, đối tượng được đánh giá và có tiêu chí cụ thể, mức độ và điểm số rõ ràng để có thể đánh giá khách quan và định lượng NL TT NCKH của HS.

c. Quy trình thiết kế

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá NL TT NCKH d. Đề xuất bộ công cụ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học (1) Bảng kiểm quan sát học sinh

BẢNG KIỂM QUAN SÁT

NĂNG LỰC TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Đối tượng quan sát: ...Lớp: ...

Chủ đề học tập: ...

Họ và tên giáo viên đánh giá: ...

Thầy/cô vui lòng quan sát nhóm học sinh, căn cứ vào bảng tiêu chí và mức độ, hãy đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học bằng cách cho điểm vào ô trống phù hợp.

Bước 1: Xác định đối tượng, thời điểm, mục tiêu đánh giá

Bước 2: Xác định tiêu chí và mức độ cần đánh giá cho mỗi tiêu chí

Bước 5: Thử nghiệm và hoàn thiện Bước 4: Thiết kế bộ công cụ đánh giá

Bước 3: Xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp

Bảng 2.2. Bảng kiểm quan sát NL TT NCKH của HS

STT Tiêu chí của năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học

Mức độ của đánh giá Điểm tối đa Yếu

<5 TB 5-6

Khá 7-8

Tốt 9-10 1

Xác định câu hỏi nghiên cứu: Thể hiện

định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được.

10

2

Đề xuất giả thuyết nghiên cứu: Rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.

10

3

Thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

10

4

Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận.

10

5 Viết báo cáo đầy đủ nội dung, khoa học. 10

6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo

ngôn ngữ khoa học. 10

Tổng điểm: x10/60 Xếp loại:

Mức độ đánh giá:

Loại Tốt: 9-10 điểm Loại Khá: 7-8,9 điểm Loại TB: 5-6,9 điểm Loại Yếu: dưới 5 điểm

(2) Phiếu hỏi giáo viên và phiếu hỏi học sinh - Phiếu hỏi giáo viên:

PHIẾU GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ

NĂNG LỰC TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Họ và tên GV: ...

Đối tượng HS/ nhóm HS : ...Lớp: ...

Chủ đề học tập: ...

Thầy/Cô vui lòng quan sát bảng sau, căn cứ vào bảng tiêu chí và mức độ, hãy đánh giá dấu x vào ô tương ứng để thể hiện mức độ tìm tòi nghiên cứu của học sinh trong dạy học hóa học.

Bảng 2.3. Phiếu GV đánh giá NL TT NCKH của HS

STT Tiêu chí của

năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học

Mức độ đánh giá Ghi Yếu TB Khá Tốt chú

1 Xác định câu hỏi nghiên cứu: Thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được.

2 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu: Rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.

3

Thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận.

5 Viết báo cáo đầy đủ nội dung, khoa học.

6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học.

Đánh giá chung

- Phiếu hỏi học sinh:

PHIẾU HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Họ và tên HS: ...

Đối tượng nhóm: ...Lớp: ...

Chủ đề học tập: ...

Hãy quan sát bảng sau đây và đánh dấu x vào ô tương ứng để đánh giá mức độ NL TT NCKH của em / nhóm hoặc bạn em trong quá trình học tập hóa học:

Bảng 2.4. Phiếu HS tự đánh giá NL TT NCKH

STT Tiêu chí của năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học

Mức độ đánh giá Ghi Yếu TB Khá Tốt chú

1 Xác định câu hỏi nghiên cứu: Thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được.

2 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu: Rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.

3

Thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

4

Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận.

5 Viết báo cáo đầy đủ nội dung, khoa học.

6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học.

Đánh giá chung

(3) Phiếu đánh giá sản phẩm tìm tòi nghiên cứu - Phiếu đánh giá sản phẩm dự án:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN (Dành cho GV hoặc HS)

Nhóm học sinh: ... Lớp: ...

Tên dự án: ...

Giáo viên hoặc học sinh đánh giá: ...

Bảng 2.5. Phiếu đánh giá sản phẩm dự án

TT Tiêu chí Mức độ hoàn thành các tiêu chí Điểm Điểm Tối đa

1

Xác định câu hỏi nghiên cứu dự án

- Tự nêu được câu hỏi nghiên cứu rõ ràng.

- Có thể trả lời được bằng thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu.

10

2

Đề xuất giả thuyết nghiên cứu dự án

- Tự đề xuất được giả thuyết nghiên cứu.

- Câu trả lời giả định hợp lí và có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm tìm tòi.

10

3

Thiết kế

phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu dự án

- Tự đề xuất được kế hoạch dự án – phương án

thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu. 10

- Kiểm chứng được giả thuyết và trả lời được câu hỏi nghiên cứu một cách khoa học. Có thể thực hiện được.

10

4

Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi

- Độc lập thực hiện kế hoạch không cần sự hỗ trợ của giáo viên.

- Thực hiện đúng kế hoạch đã lập và linh hoạt.

10

nghiên cứu dự án

- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách khoa học: Sử dụng bảng biểu, sơ đồ phân tích khoa học, logic.

- Kết quả kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu cứu đã nêu.

10

5

Viết báo cáo dự án

- Cấu trúc báo cáo: Rõ ràng khoa học, logic. 10 -Tranh vẽ, sơ đồ tư duy, clip, powerpoint: Sự rõ

ràng của các đồ thị biểu bảng, hình ảnh và chú thích.

10

6 Trình bày kết quả dự án

Trả lời được các câu hỏi đặt ra chứng tỏ:

- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án.

- Hiểu biết về điểm mạnh và hạn chế của các kết quả và các kết luận.

10

- Sự đóng góp và hiểu biết về đề tài nghiên cứu

của tất cả các thành viên. 10

Tổng điểm: Xếp loại 100

Mức độ đánh giá:

Loại Tốt: 90-100 điểm Loại Khá: 70-89 điểm Loại TB: 50-69 điểm Loại Yếu: dưới 50 điểm

- Phiếu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Dành cho GV hoặc HS)

Nhóm: ... Lớp: ...

Tên đề tài nghiên cứu: ...

Giáo viên hoặc học sinh đánh giá: ...

Bảng 2.6. Phiếu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học

STT Tiêu chí Mức độ hoàn thành các tiêu chí Điểm Điểm tối đa

1

Xác định câu hỏi nghiên cứu đề tài

- Nêu được câu hỏi nghiên cứu rõ ràng.

- Có thể trả lời được bằng thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu.

10

2

Đề xuất giả thuyết nghiên cứu đề tài

- Nêu được giả thuyết nghiên cứu.

- GTNC hợp lí và có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm tìm tòi.

10

3

Thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đề tài

- Phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu rõ ràng, khả thi: Tên thí nghiệm, mục đích, dụng

cụ, nguyên liệu, 10

Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đề tài

- Thiết kế thực nghiệm tìm tòi rõ ràng, khoa học, khả thi

Lấy nguyên liệu/ hóa chất; cách tiến hành; lưu ý khi thực hiện; cách thu thập dữ liệu/ số liệu/

thông tin.

10

4 - Thực hiện đúng phương án đã lập; giải quyết

vấn đề nảy sinh một cách khoa học. 10

- Thu thập và phân tích dữ liệu khoa học: Áp dụng phương pháp thống kê toán học phù hợp.

- Kết quả kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu.

10

5 Viết được báo cáo đề tài

- Cấu trúc báo cáo: rõ ràng, khoa học, logic.

- Có áp phích (poster) hoặc tranh vẽ, sơ đồ tư duy, clip, powerpoint,..

10 - Sự bố trí logic của sản phẩm và tài liệu.

- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích.

- Sự hỗ trợ hợp lí của các tài liệu trưng bày.

10

6 Trình bày kết quả đề tài

- Làm rõ điểm mới của đề tài.

- Có minh chứng rõ ràng, cụ thể.

- Phân tích kết quả khoa học, định lượng, thuyết phục.

- Thể hiện sự sáng tạo.

10

Trả lời các câu hỏi có cơ sở khoa học, có lập

luận và minh chứng rõ ràng. 10

Tổng điểm: Xếp loại: 100

Mức độ đánh giá:

Loại Tốt: 90-100 điểm Loại Khá: 70-89 điểm Loại TB: 50-69 điểm Loại Yếu: dưới 50 điểm (4) Đề kiểm tra đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học

- Yêu cầu:

Câu hỏi và bài tập hóa học phải đánh giá phù hợp với các tiêu chí của NL TT NCKH, không phải là những câu hỏi kiểm tra kiến thức kỹ năng đã có trong SGK, sách giáo viên, sách tham khảo hiện nay.

- Đề kiểm tra đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cuối lớp 10:

1. Thời điểm kiểm tra: Sau chương 6 sách giáo khoa hóa học 10 nâng cao. Thời gian làm bài: 45 phút.

2. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá:

NL TT NCKH gồm: Đề xuất CHNC để định hướng và cụ thể hóa vấn đề

nghiên cứu; Xây dựng GTNC phù hợp với CHNC; Đề xuất PATN để kiểm chứng GTNC đã đề ra; Dự đoán hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học; Rút ra kết luận.

3. Ma trận đề kiểm tra:

Bảng 2.7. Ma trận đề kiểm tra lớp 10 Tiêu chí đánh giá NL TT

NCKH Điểm

Câu Nội dung

Nêu câu hỏi nghiên cứu 2a Tính oxi hóa và tính khử của HCl 1 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu 2b Tính oxi hóa và tính khử của HCl 1 Thiết kế phương án thực nghiệm 2c Tính oxi hóa và tính khử của HCl 3 1a Tính chất oxi hóa mạnh của H2SO4 0,5 Nêu hiện tượng, viết phương trình

hóa học

2d Tính oxi hóa và tính khử của HCl 2 1b Tính chất oxi hóa mạnh của H2SO4 1,5 Rút ra kết luận 2e Tính oxi hóa và tính khử của HCl 1

Tổng điểm 10

4. Nội dung đề kiểm tra:

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất: quỳ tím, C12H22O11 (đường saccarozơ), Fe, Cu, CaCO3, S và các dung dịch NaOH, HClloãng, BaCl2, H2SO4 đặc.

a. Hãy lựa chọn các hóa chất để làm thí nghiệm kiểm chứng tính chất oxi hoá mạnh của H2SO4 đặc, giải thích.

b. Hãy dự đoán hiện tượng, giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học.

Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có. Các điều kiện khác coi như có đủ.

Câu 2: Ngoài tính axit mạnh, axit HCl còn có thể có tính chất hóa học nào khác?

Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử HCl, hãy trả lời câu hỏi trên theo quy trình sau:

a. Đề xuất các câu hỏi có thể có (câu hỏi nghiên cứu) về tính chất khác của HCl.

b. Nêu giả thuyết nghiên cứu tương ứng với mỗi câu hỏi nghiên cứu trên.

c. Đề xuất các thí nghiệm tối thiểu cụ thể cần tiến hành để kiểm chứng giả thuyết (nêu mục đích thí nghiệm, tên thí nghiệm, dụng cụ hóa chất tương ứng).

d. Dự đoán hiện tượng, giải thích và viết phương trình hoá học minh họa cho mỗi tính chất của HCl.

e. Rút ra kết luận về tính chất hóa học khác của HCl.

5. Hướng dẫn chấm đề kiểm tra: Được đính kèm ở phụ lục 2.

- Đề kiểm tra đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cuối lớp 11 1. Thời điểm kiểm tra: Sau chương 9 sách giáo khoa hóa học 11 nâng cao. Thời gian làm bài: 45 phút.

2. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá:

NL TT NCKH gồm: Đề xuất CHNC để định hướng và cụ thể hóa vấn đề nghiên cứu; Xây dựng GTNC phù hợp với CHNC; Đề xuất PATN để kiểm chứng GTNC đã đề ra; Dự đoán hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học; Rút ra kết luận.

3. Ma trận đề kiểm tra:

Bảng 2.8. Ma trận đề kiểm tra lớp 11 Tiêu chí đánh giá NL

TT NCKH Điểm

Câu Nội dung

Nêu câu hỏi nghiên cứu 2a Quy trình thực nghiệm phân biệt etanol, glixerol

và phenol. 1

Đề xuất giả thuyết

nghiên cứu 2b Quy trình thực nghiệm phân biệt etanol, glixerol

và phenol. 1

Thiết kế phương án thực nghiệm

2c Thực hiện phân biệt etanol, glixerol và phenol. 2,5 1a Tính chất axit yếu của CH3COOH. 0,5 1b Chứng minh phenol có tính axit yếu hơn axit

cacbonic. 0,25

Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học

2d Phản ứng của etanol, glixerol và phenol với dung

dịch brom và Cu(OH)2. 2

1a Tính chất axit yếu của CH3COOH. 1 1b Chứng minh tính axit của H2CO3 >C6H5OH 0,25

Rút ra kết luận

2d Dùng dung dịch brom và Cu(OH)2 để phân biệt

etanol, glixerol và phenol. 1

1b Kết luận về độ mạnh yếu của axit CH3COOH,

C6H5OH và H2CO3 0,5

Tổng điểm 10

4. Nội dung đề kiểm tra:

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất: giấy chỉ thị màu vạn năng, các chất khí Cl2, H2, các chất rắn Cu(OH)2, CaO, CaCO3 và các dung dịch C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH, NaOH, C2H5OH, CH3COONa, H2SO4.

a. Hãy lựa chọn các hóa chất cần thiết để tiến hành thí nghiệm chứng minh tính axit yếu của CH3COOH. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Đề xuất thí nghiệm chứng minh axit cacbonic mạnh hơn phenol. Rút ra nhận xét so sánh độ mạnh yếu của axit CH3COOH, C6H5OH và H2CO3 và sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit.

Câu 2: Có 3 dung dịch đựng trong 3 lọ không nhãn riêng biệt là etanol, glixerol và phenol. Hãy tiến hành phân biệt 3 dung dịch trong 3 lọ trên theo quy trình nghiên cứu khoa học:

a. Đề xuất câu hỏi cần đặt ra (câu hỏi nghiên cứu) để phân biệt 3 dung dịch trong 3 lọ trên.

b. Nêu giả thuyết nghiên cứu tương ứng với mỗi câu hỏi nghiên cứu trên.

c. Đề xuất phương án thực nghiệm trả lời câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng mỗi giả thuyết nghiên cứu (nêu tên thí nghiệm, dụng cụ hóa chất tương ứng để tiến hành thí nghiệm, tóm tắt cách tiến hành, dự đoán hiện tượng, dự kiến nhận xét).

d. Viết phương trình hóa học xảy ra trong quá trình thực nghiệm trên và kết luận.

5. Hướng dẫn chấm: Được đính kèm ở phụ lục 2.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học hóa học (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)