M ột số chỉ tiêu liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thái việt agri group (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3. M ột số chỉ tiêu liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

 Chỉ tiêu doanh thu

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

• Khái niệm: doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ vs thu tiền về trong một thời kỳ dưới dạng tiền mặt hay thông qua chuyển khoản ở ngân hàng.

• Nội dung kinh tế: chỉ tiêu doanh thu được tính theo giá cả hiện hành bao gồm:

- Giá trị sản phẩm vật chất và các dịch vụ đã hoàn thành tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo. Khái niệm: Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và thu tiền về trong một thời kỳ dưới dạng tiền

- Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trước tiêu thụ đưuọc trong kỳ báo cáo.

- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toánt rong kỳ báo cáo.

• Do tính theo giá bán thực tế nên chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp chia ra các mức độ:

 Doanh thu thuần: là tổng doanh thu bán hàng đã trừ đi các khoản giảm trừ như thuế sản xuất, giảm giá hàng, giá trị hàng đã bán bị trả lại, các khoản đền bù sữa chữa hàng hư hỏng còn trong thời hạnb ảo hành.

 Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính chỉ tiêu lãi lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

• Ý nghĩa: doanh thu là chỉ tiêu dùng để đánh giá quan hệ tài chính, xác định lỗ lãi hiệu quả kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xác định số vốn đã thu hồi. chỉ tiêu này có tac dụng khuyến khích chẳng những ở khâu sản xuất tăng thêm số lượng, chất lượng mà còn cả ở khâu tiêu thụ.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

 Chỉ tiêu chi phí

Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của các khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một hay nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Chi phí tài chính: Là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Chi phí tài chính không chỉ bao gồm lãi suất khoản vay, mà còn bao gồm các khoản phí khác như phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, phí hàng năm như phí thẻ tín dụng hàng năm và phí tín dụng bảo hiểm hàng năm trong trường hợp người cho vay yêu cầu có bảo hiểm trước khi quyết định cho vay.

+ Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

+ Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là nhựng khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.

Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

 Chỉ tiêu lợi nhuận:

• Khái niệm: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ di phần chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm.

• Nội dung kinh tế: Lãi kinh doanh là phần chênh lệch dương giữa doanh thu và chi phí bao gồm:

- Lãi thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và các công việc có tính chất công nghiệp của doanh nghiệp.

- Lãi thu từ kết quả hoạt động tài chính như: lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc, lãi vốn mang đi liên doanh, lãi mua TNHH…

- Lãi thu từ kết quả hoạt động bất thừng như: kết quả kinh doanh bị bỏ sót từ các kỳ trước kỳ này tìm ra, tiền vi phạm hợp đồng..

Trong ba bộ phận nói trên, lãi thu từ kết quả kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất Tổ chức hạch toán doanh nghiệp thường tính các chỉ tiêu lãi sau:

- Tổng lãi gộp (LG) là chỉ tiêu lãi chưa trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, hay nói cách khác chỉ tiêu lãi chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.

- Tổng lãi thuần trước thuế (LT): là chỉ tiêu lãi sau khi trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.

- Tổng lãi thuần sau thuế(L): là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.

• Ý nghĩa: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh một trong các mục tiêu quan trọng về kinh doanh và dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế như: mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động, mức doanh lợi của vốn,… Lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, là một Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị Tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cúng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Bảng cân đối kế toán được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm) hay được lập khi giải thể, chia tách, sát nhập, thay đổi hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp và được lập vào thời điểm quyết toán kế toán.

∗ Nội dung Bảng cân đối kế toán:

- Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần (hai bên) (xét về mặt hình thức) được phản ánh theo 2 chỉ tiêu cơ bản là Tài sản và Nguồn vốn

- Số đầu năm: là số cuối năm trước chuyển sang, số đầu năm không đổi suốt kỳ kế toán.

- Số cuối kỳ: là số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng của kỳ báo cáo - Mã số: ký hiệu dòng cần phản ánh

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hay còn lại báo cáo thu nhập) là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh. Riêng Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thên phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng. Báo cáo thu nhập là một nguồn thông tin quan trọng cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp nó cho thấy được kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận, nội dung của nó chỉ là chi tiết hóa các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Kết quả kinh doanh của một công ty gồm:

- Hoạt động kinh doanh chính

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Hoạt động kinh doanh khác: hoạt động kinh doanh tài chính và hoạt động kinh doanh bất thường

Nội dung của báo cáo thu nhập gồm 2 phần: Kết quả lãi lỗ của hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thái việt agri group (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)