Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thái việt agri group (Trang 64 - 77)

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

2.2. Phân tích hi ệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thái - Việt swine life giai đoạn 2014-2016

2.2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016

2.2.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu tài chính

 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của Công ty. Bất cứ Công ty nào ban lãnh đạo có trình độ và biết cách tổ chức quản lý sản xuất tốt, kết hợp đội ngũ cán bộ công nhân viên thành một thể thống nhất, tạo nên một hệ thống chặt chẽ mà trong đó mỗi phần tử được phát huy hết trình độ, năng lực của mình thì chắc chắn doanh nghiệp khai thác được mọi nguồn lực, kinh doanh có hiệu quả.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Công ty cần có một đội ngũ lao động hợp lý về cơ cấu, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là một yêu cầu cần thiết để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Để biết được mức độ sử dụng lao động của Công ty, ta sẽ phân tích bảng sau.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TVAG trong 3 năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015

± % ± %

1. Tổng doanh thu Triệu đồng 93.416,41 162.770,98 227.314,34 69.354,57 74,24 64.543,36 39,65 2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.091,66 20.245,99 22.483,29 13.154,33 185,49 2.237,30 11,05

3. Tổng số lao động Người 161 180 187 19,00 11,80 7,00 3,89

5. Năng suất lao động bình quân (1/3) Tr.đồng/Người 580,23 904,28 1.215,58 324,06 55,85 311,30 34,43 6. Sức sinh lời của một lao động (2/3) Tr.đồng/Người 44,05 112,48 120,23 68,43 155,36 7,75 6,89

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và xử lý của tác giả)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Năng suất lao động bình quân: năm 2014 là 580,23 triệu đồng; năm 2015 là 904,28 triệu đồng, tăng 324,06 triệu đồng về tuyệt đối tương ứng về tương đối tăng 55,85% so với năm 2014; năm 2016 tăng 311,3 triệu đồng về tuyệt đối và tăng 34,43% về tương đối so với năm 2015. Như vậy ta thấy qua 3 năm 2014 - 2016 năng suất lao động bình quân có xu hướng tăng. Điều này cho thấy đội ngũ lao động của Công ty hoạt động có hiệu quả, Công ty đang sử dụng lao động một cách hợp lý, cần duy trì và phát huy.

- Sức sinh lời của một lao động: từ năm 2014-2016 sức sinh lời của doanh nghiệp lần lượt là 44,05 triệu đồng; 112.48 triệu đồng và 120,23 triệu đồng. Năm 2015 tăng 68,43 triệu đồng về tuyệt đối so với năm 2014 và năm 2016 so với 2015 tăng 7,75 triệu đồng về tuyệt đối tương ứng với 6,89% về tương đối, tuy giá trị tuyệt đối tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm. Ta thấy sức sinh lời của một lao động trong Công ty có xu hướng tăng. Chứng minh công ty quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của mình để năng suất lao động tăng, việc quản lý các khoản chi phí thật sự hiệu quả nên lợi nhuận tăng, tức sức sinh lời của một lao động tăng.

Nhìn chung tình hình sử dụng lao động của Công ty khá là hiệu quả. Công ty cần cố gắng duy trì, phát huy khả năng sử dụng lao động của mình, theo đó cũng cần quản lý tốt các nguồn thu chi hợp lý để sức sinh lời cao hơn, lợi nhuận cao hơn.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra, nhiệm vụ của nhà kinh doanh là phải biết sử dụng vốn có hiệu quả. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ vốn đưa vào kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động.

Bên cạnh phản ánh quy mô của doanh nghiệp, vốn còn phản ảnh sức mạnh, tiềm năng và nguồn lực của Công ty. Do đó việc phân tích hiệu quả sử dụng các loại vốn kinh doanh là một vấn đề luôn đặt lên hàng đầu, là nền tảng phát triển bền vững của Công ty.

Việc tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn thường xuyên giúp Công ty nắm bắt được thực trạng và đánh giá được chất lượng tài chính của mình, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong 3 năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2015/2014 2016/2015

± % ± %

1. Tổng doanh thu Triệu đồng 93.416,41 162.770,98 227.314,34 69.354,57 74,24 64.543,36 39,65 2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.091,66 20.245,99 22.483,29 13.154,33 185,49 2.237,30 11,05 3.Vốn kinh doanh Triệu đồng 82.762,67 103.767,96 93.874,24 21.005,29 25,38 -9.893,72 -9,53 4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

(1/3) Lần 1,13 1,57 2,42 0,44 38,97 0,85 54,37

5. Mức doanh lợi vốn kinh doanh (2/3) Lần 0,09 0,20 0,24 0,11 127,70 0,04 22,75 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và xử lý của tác giả)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Hiệu quả sử dụng vốn: cho biết một đồng vốn mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này ở năm 2014 là 1,13 lần; năm 2015 là 1,57 lần, tăng 0,44 lần hay tăng 38,94% so với năm 2014; năm 2016 là 2,42 lần, tăng 0,85 lần hay tăng 42,67% so với năm 2015. Như vậy, nghĩa là 1 đồng vốn mang lại doanh thu cho năm 2014 là 1,13 đồng, năm 2015 là 1,57 đồng, năm 2016 là 2,42 đồng. Cho thấy sức sản xuất của vốn ngày càng tăng, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn ngày càng hiệu quả.

- Mức doanh lợi vốn: cũng tương tự hiệu quả sử dụng vốn, nó phản ánh việc bỏ ra một đồng vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể năm 2014 là 0,09 lần; năm 2015 là 0,2 lần, tăng 0,11 lần so với năm 2014; năm 2016 là 0,24 lần, tăng 0,04 lần hay tăng 20% so với năm 2015. Như vậy, cùng 1 đồng vốn cố định bỏ ra, ở năm 2014 thu được 0.09 đồng lợi nhuận, năm 2015 thu được 0.2 đồng lợi nhuận và năm 2016 thu được 0.24 đồng lợi nhuận. Ta thấy mức doanh lợi của vốn cố định ngày càng tăng, lợi nhuận mang lại từ vốn ngày càng cao, Công ty đang sử dụng vốn để thu lợi nhuận ngày càng tốt.

Các tỷ suất đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận giúp doanh nghiệp phân tích được cụ thể hơn những mặt yếu trong từng hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp tích cực, phù hợp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.11: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2015/2014 2016/2015

± % ± %

2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.091,66 20.245,99 22.483,29 13.154,33 185,49 2.237,30 11,05 3.Vốn kinh doanh Triệu đồng 82.762,67 103.767,96 93.874,24 21.005,29 25,38 -9.893,72 -9,53 4.Tổng chi phí Triệu đồng 84.551,84 138.952,17 200.863,41 54.400,33 64,34 61.911,23 44,56 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (2/3) Lần 0,09 0,20 0,24 0,11 127,70 0,04 22,75 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (2/4) Lần 0,08 0,15 0,11 0,06 73,72 -0,03 -23,18 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và xử lý của tác giả)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh: năm 2014, cứ đầu tư 100 đồng vốn kinh doanh thu được 0.086 đồng lợi nhuận; năm 2015 đầu tư 100 đồng vốn kinh doanh thu được 0.20 đồng lợi nhuận, tăng 0.11 đồng so với năm 2014. Năm 2016, đầu tư 100 đồng vốn kinh doanh thu được 0.240 đồng lợi nhuận, tăng 0.04 đồng hay tăng 22,75%

so với năm 2014. Tỷ lệ này vẫn còn rất thấp, nguồn vốn kinh doanh được sử dụng một cách hiệu quả nhưng hiệu quả để lại còn thấp. Để mang lại lợi nhuận cho Công ty thì Công ty cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình.

- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí: năm 2014, bỏ ra 100 đồng chi phí vào kinh doanh tạo ra được 0.08 đồng lợi nhuận. Năm 2015, bỏ ra 100 đồng chi phí vào kinh doanh mang lại 0.15 đồng lợi nhuận, tăng 0.06 đồng hay tăng 73,72% so với năm 2014. Năm 2016, bỏ ra 100 đồng chi phí vào kinh doanh mang lại 0.11 đồng lợi nhuận, giảm 0.03 đồng hay giảm 23,18% so với năm 2015

Qua phân tích số liệu trên ta thấy công ty trong thời gian qua hoạt động khá tốt, hầu như các chỉ số tăng dần trong năm 2015. Vậy nên công ty cần kiểm tra, xem xét lại các kế hoạch kinh doanh để từ đó tìm ra được những tồn tại, hạn chế và tìm giải pháp khắc phục nó đồng thời phát huy các điểm mạnh, lợi thế của công ty

b) Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Khả năng thanh toán của công ty là một nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn cho công ty.

Khả năng thanh toán của công ty bao gồm tất cả các tài sản mà Công ty có khả năng thanh toán tại thời điểm nghiên cứu.

.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.12: Khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm từ 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2015/2014 2016/2015

± % ± %

Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 42.109,88 59.878,90 54.042,26 17.769,02 42,20 -5.836,63 -9,75 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 52.972,74 44.054,34 25.328,25 -8.918,40 -16,84 -18.726,09 -42,51 Hàng tồn kho Triệu đồng 25.969,89 40.917,91 32.230,63 14.948,02 57,56 -8.687,28 -21,23

Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 0,79 1,36 2,13 0,56 - 0,77 -

Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,30 0,43 0,86 0,13 - 0,43 -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và xử lý của tác giả)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Khả năng thanh toán ngắn hạn:

Biểu đồ 2.2: Hệ số thanh toán ngắn hạn qua 3 năm từ 2014-2016

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2014 khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 0,79 lần có nghĩa là công ty có 0.79 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả. Năm 2015, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,36 lần có nghĩa là công ty có 1.36 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả, năm 2015 tăng 0,56 lần so với 2014 do tốc độ giảm TSNH chậm hơn tốc độ giảm của NNH. Năm 2016, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 2,13 lần, tăng 0,77 lần so với năm 2015 do tốc độ tăng của TSNH nhanh hơn tốc độ tăng NNH. Như vậy chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2014 nhỏ hơn 1 chứng minh TSNH của doanh nghiệp chưa đủ đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên từ 2015 đến 2016 đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thừa đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. Nói chung tình hình thanh khoản của doanh nghiệp đảm bảo.

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

hệ số thanh toán ngắn hạn

hệ số thanh toán ngắn hạn

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Khả năng thanh toán nhanh:

Biểu đồ 2.3: Hệ số thanh toán nhanh qua 3 năm từ 2014- 2016 + Năm 2014: Hệ số thanh toán nhanh = 0,30

Nhận xét: 1 đồng nợ ngắn hạn năm 2014 được đảm bảo bằng 0.30 đồng tài sản ngắn hạn, không kể hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh của công ty thấp hơn mức 1 tức là khả năng chuyển đổi các khoản tài sản để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn chưa được đảm bảo.

+ Năm 2015: Hệ số thanh toán nhanh = 0,43

Nhận xét: 1 đồng nợ ngắn hạn trong quý I được đảm bảo bằng 0.43 đồng tài sản ngắn hạn, không kể hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng 0.126 đồng so với năm 2014 chứng tỏ khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn tăng.

+ Năm 2016: Hệ số thanh toán nhanh = 0,86

Nhận xét: 1 đồng nợ ngắn hạn trong quý II được đảm bảo bảng 0.86 đồng tài sản ngắn hạn, không kể hang tồn kho. Hệ số thanh toán của công ty tăng 0.43 đồng so với năm 2015 chứng tỏ khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng.

Công ty đã cải thiện điểm này để nhà đầu tư, chủ nợ hay các ngân hàng vẫn có thể an

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

hệ số thanh toán nhanh

hệ số thanh toán nhanh

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

tâm khi thực hiện cho vay vốn, đầu tư. Chứng tỏ rằng Công ty có đủ khả năng thanh toán cho khách hang những khoản nợ ngắn hạn.

c) Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp luôn mong muốn các khoản thu lớn hơn chi để doanh nghiệp có lãi. Chênh lệch giữa hai khoản này càng lớn thì lãi thu về càng nhiều. So sánh chỉ tiêu kết quả và doanh thu ta có thể biết được khả năng sinh lời từ doanh thu của công ty tăng hay giảm, tốt hay xấu.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.13: Khả năng sinh lời của công ty trong 3 năm từ 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2015/2014 2016/2015

± % ± %

1. TỔNG CỘNG TÀI SẢN Triệu đồng 82.762,67 103.767,96 93.874,24 21.005,29 25,38 -9.893,72 -9,53 2. VỐN CHỦ SỞ HỮU Triệu đồng 29.779,75 59.531,96 67.524,65 29.752,21 99,91 7.992,69 13,43 3. TỔNG DOANH THU Triệu đồng 93.416,41 162.770,98 227.314,34 69.354,57 74,24 64.543,36 39,65 4. LNST Triệu đồng 7.091,66 20.245,99 22.483,29 13.154,33 185,49 2.237,30 11,05

ROA (4/1) % 8,57 19,51 23,95 10,94 - 4,44 -

ROE (4/2) % 23,81 34,01 33,30 10,19 - -0,71 -

ROS (4/3) % 7,59 12,44 9,89 4,85 - -2,55 -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và xử lý của tác giả)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản)*100 Năm 2014 cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra 8.57 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 ROA tăng 10,94 % so với năm 2014, tức là năm 2015 cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất chỉ tạo ra 19.51 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 tăng so với năm 2015 ROA tăng 4,44%

đồng, tức là năm 2016 cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra 23.95 đồng lợi nhuận sau thuế. ROA tăng qua 3 năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tốt.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu)*100 Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.Theo Warren Buffett ROE > 20% được coi là hợp lý.

ROE 3 năm lần lượt là 23.81, 34.01 và 33.30 tức là năm 2014 cứ bình quân đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra 23.81 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2015 cứ bình quân đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra 34.01 đồng lợi nhuận sau thuế, 2015 tăng 10,19% so với 2014. Năm 2016 cứ bình quân đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra 33.30 đồng lợi nhuận sau thuế, ROE năm 2016 giảm 0,71% so với năm 2015. Tuy ROE năm 2016 giảm so với 2015 nhưng con số này vẫn ở mức lớn hơn 20%, chứng tỏ công ty vẫn đang hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

Lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu)*100

Lợi nhuận trên doanh thu đo lường khả năng sinh lời trên doanh thu sau khi tính hết các chi phí và thuế, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của công ty.

Năm 2015 ROS của công ty là 12,44%, tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 12.44 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2016 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 9.89 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 giảm 2,55% so với năm 2015. Năm 2014 ROS là 7,59% tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 7,59 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 tăng 4,85% so với năm 2014. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do 2015 lợi nhuận sau thuế tăng 13.154,33 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 185,49%, tốc độ này chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu là 74,24%.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thái việt agri group (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)