CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1.2. Năng lực và vấn đề phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh ở trường phổ thông
1.2.1. Khái niệm năng lực
Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về năng lực, nhƣng có thể hiểu là sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với công việc.
F.E. Weinert cho rằng, "Năng lực của HS là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực, hướng tới giải pháp cho các vấn đề" [9, 38].
Theo Bernd Meiner – Nguyễn Văn Cường, NL được định nghĩa như sau:
“năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động” [13, tr 68]
Nhƣ vậy, có thể diễn giải NL của HS là khả năng sẵn sàng hành động, vận dụng những kiến thức, kĩ năng của mình một cách hợp lí để giải quyết có trách nhiệm hiệu, quả nhiệm vụ học tập, sử dụng kiến thức học đƣợc để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
1.2.2. Cấu trúc của năng lực
Theo [13, tr68] “Để hình thành và phát triển NL cần xác định các thành phần và cấu trúc của NL thành phần. Có nhiều loại NL khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần NL cũng khác nhau tùy từng quan điểm. Cấu trúc của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của bốn NL thành phần: NL xã hội, NL cá thể, NL chuyên môn, NL phương pháp”
Hình 1.1. Mô hình cấu trúc NL hành động
Từ cấu trúc của khái niệm NL nhận thấy, NL hành động đƣợc chính là vùng giao thoa giữa các NL chuyên môn, NL cá thể, NL phương pháp, NL hành động, các NL này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là cơ sở hình thành NL hành động.
Dạy học theo định hướng phát triển NL chính là làm tích cực hóa hoạt động trí tuệ của HS, và rèn luyện NL giải quyết vấn đề gắn với tình huống thực tiễn, gắn lí tuyết với thực hành.
1.2.3. Các loại năng lực cốt lõi của học sinh trung học phổ thông
Trên thế giới hiện nay, đào tạo theo hướng phát triển những NL của người học đã và đang trở thành một xu thế, và phổ biến trong các nền giáo dục. Chương trình giáo dục hiện đại có xu hướng chung là chuyển từ "tập trung vào kiến thức" sang
"tập trung vào năng lực". Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 3 năm kiến thức
Năng lực cá thể Năng lực chuyên môn
Năng lực phương pháp Năng lực xã hội
Năng lực hành động
nhân loại tăng lên gấp đôi. Do đó, quá trình dạy học không thể truyền thụ hết kiến thức nhân loại cho HS, trong khi thời lƣợng cho học tập là không đổi, đòi hỏi nhà trường phải giảm thời lượng cho việc truyền thụ kiến thức, thay vào đó giành thêm thời gian để HS hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, qua đó sẽ giúp các em phát triển các NL học tập và làm việc.
Theo [1] chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể mới được công bố tháng 7 năm 2017, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất NL cốt lõi cần hình thành và phát triển của HS THPT gồm các NL cốt lõi sau:
“Những NL chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo;
Những NL chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mỹ, NL thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các NL cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng NL đặc biệt (năng khiếu) của học sinh” [1, tr 6-7].
1.2.4. Năng lực đặc thù trong môn Hóa học
Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học năm 2018, ngoài những NL chung, trong quá trình học tập ở trường THPT mỗi môn học cần hình thành phát triển NL đặc thù. Đối với bộ môn Hóa học, cần hình thành và phát triển ở HS một số NL đặc thù sau: Năng lực nhận thức kiến thức hoá học; năng lực tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn. Trong ba NL đặc thù nêu trên, NLVDKT vào thực tiễn của HS cần đƣợc quan tâm đúng mức trong quá trình dạy học hóa học nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh dạy học chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực.
1.2.5. Các phương pháp đánh giá năng lực
Theo [20], việc đánh giá theo hướng tiếp cận NL là “đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới chuẩn nào đó”.
Theo [6, tr37] dạy hoc và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển NL của HS môn Hóa học cấp THPT, đánh giá kết quả học tập theo NL cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống thực tiễn khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo NL là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa” [6].
Như vậy, để đánh giá NL của HS cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, vì vậy để có kết quả đánh giá chính xác, tin cậy cần đa dạng hóa các phương pháp đánh giá.
Để đánh giá NLVDKT, cần kết hợp giữa phương pháp đánh giá truyền thống nhƣ đánh giá chuyên gia (GV đánh giá HS), đánh giá định kì bằng bài kiểm tra và các hình thức đánh giá không truyền thống nhƣ:
- Đánh giá bằng quan sát (sử dụng bảng kiểm quan sát).
- Đánh giá bằng phiếu hỏi HS ( sử dụng phiếu hỏi)
- Đánh giá bằng sản phẩm học tập (power point, tập san...).
- Đánh giá bằng hồ sơ học tập.
- Đánh giá bằng phỏng vấn sâu (vấn đáp).
- Sử dụng tự đánh giá (HS tự đánh giá quá trình học tập của mình) và đánh giá đồng đẳng (bạn học đánh giá nhau).
Khi áp dụng các phương pháp đánh giá trên cần lưu ý khả năng VDKT của HS để giải quyết các tình huống học tập, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khả năng sáng tạo lại kiến thức của HS.