CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1.3. Dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, định nghĩa khác nhau về NLVDKT nhƣ:
Theo [10] “NLVDKT là khả năng của bản thân người học, tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức “
Theo [28] “NLVDKT hóa học vào thực tiễn là khả năng hệ thống hóa và phân loại kiến thức, hiểu rõ đặc điểm, nội dung thuộc tính của loại kiến thức đó để lựa chọn kiến thức phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội”.
F.E. Weinert cho rằng, "Năng lực của HS là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực, hướng tới giải pháp cho các vấn đề" [9, 38].
Với chúng tôi, NLVDKT có thể đƣợc hiểu là khả năng sử dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết những vấn đề, tình huống xảy ra trong thực tiễn và sáng tạo kiến thức mới.
1.3.2. Cấu trúc năng lực vận dụng kiến thức.
Theo [22] tác giả đề xuất NLVDKT đƣợc cấu trúc bởi các thành tố sau:
- NL tổng hợp, khái quát hóa và phân loại kiến thức đã học.
- NL phát hiện các nội dung kiến thức hóa học đƣợc ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực khác nhau.
- NL phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào thực tiễn.
- NL phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
- NL độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.
Năng lực VDKT là tổng hợp của nhiều loại NL khác nhau, các NL thành phần không tồn tại riêng rẽ mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.
1.3.3. Những biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức.
Từ khái niệm NLVDKT nêu trên, cấu trúc NLVDKT, theo quan điểm chúng
tôi, NLVDKT có các biểu hiện:
- Chỉ ra những kiến thức có liên quan đến bối cảnh/tình huống trong thực tiễn.
- Phân tích bối cảnh/tình huống, phát hiện đƣợc vấn đề đặt ra cần xử lí.
- Nêu đƣợc những kiến thức hóa học có liên quan đến tình huống/vấn đề trong thực tiễn cần xử lí.
- Xây dựng đƣợc kế hoạch giải quyết vấn đề thực tiễn đã đƣợc nêu ra.
- Đề ra các giải pháp, cách thức để giải quyết vấn đề - Biết dự đoán kết quả, kiểm tra và kết luận.
- Biết đánh giá và tự đánh giá kết quả từ đó có những đề xuất hướng hoàn thiện.
- Đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết, trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô và tiến hành xử lí các vấn đề đó.
- Bước đầu có phương pháp nghiên cứu khoa học.
1.3.4. Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ sở quan trọng để áp dụng kiến thức vào cuộc sống “Mục đích chính của giáo dục không phải dạy cho trẻ hiểu nhiều, biết rộng mà dạy cho trẻ biết hành động”, (Danh ngôn giáo dục).
Để hình thành và phát triển NLVDKT của HS chúng tôi sử dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Cần trang bị cho HS nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc, bởi chỉ có những HS nắm chắc kiến thức cơ bản mới có khả năng VDKT để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Biện pháp 2: Đƣa các câu hỏi, bài tập có kiến thức gắn với thực tiễn theo từng cấp độ từ dễ đến khó sao cho phù hợp với từng đối tƣợng HS, kiểu bài lên lớp trong từng khâu, hoạt động dạy học nhằm tạo tình huống học tập, mở đầu cho một chương, bài học hay mở đầu một đơn vị kiến thức mới nhằm tăng hứng thú học tập cho HS.
Biện pháp 3: Tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo và thực hiện giảng
dạy các chuyên đề môn học gắn với thực tiễn.
Xây dựng các chủ đề ngoại khóa môn học có nội dung liên quan đến thực tiễn sản xuất, ứng dụng, bảo vệ môi trường, thực hành, giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa vào kiến thức môn học… Có thể tổ chức dạy học theo chuyên đề hoặc tổ chức trò chơi, hội thi nhằm đa dạng hóa hình thức học tập, tăng hứng thú đối với học sinh.
Biện pháp 4: Đƣa vào các BTHH chứa đựng nội dung thực tiễn nhằm kiểm tra, đánh giá NLVDKT và mức độ thông hiểu các kiến thức đã học.
Biện pháp 5: Chú ý khai thác các kiến thức môn học có liên quan đến những bộ môn khác gần với thực tế.
Đối với cấp THPT việc dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn khá khó khăn. Tuy nhiên, GV có thể lựa chọn những kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của HS, điều kiện thực tế tại nhà trường để khai thác tối đa kiến thức liên quan nhằm làm sâu sắc thêm nội dung bài học qua đó giúp HS VDKT liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn.
1.3.5. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức.
Để đánh giá đƣợc NLVDKT của HS, cần phải xác định đƣợc các biểu hiện của NLVDKT và xây dựng bộ tiêu chí, công cụ đánh giá. Dưới đây là các tiêu chí chúng tôi đề nghị để đánh giá các mức độ khác nhau của NLVDKT.
1.3.6. Công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức.
Để đánh giá NLVDKT của HS phải dựa trên các tiêu chí về NLVDKT và sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau, trong đó phối hợp đánh giá chuyên gia (GV) và tự đánh giá (HS tự đánh giá). Vì vậy, khi thiết kế bộ công cụ đánh giá NLVDKT trong quá trình giảng dạy, cần thiết kế cho cả 2 đối tƣợng là GV và HS.
a) Bảng kiểm quan sát (dành cho GV)
- Mục đích: Bảng kiểm quan sát giúp GV quan sát có chủ đích các tiêu chí của NLVDKT thông qua các hoạt động học tập của HS. Từ đó đánh giá đƣợc kiến thức, kĩ năng và NLVDKT theo các mục tiêu của quá trình dạy học đề ra.
- Yêu cầu: Bảng kiểm quan sát phải rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí
của NLVDKT.
- Qui trình thiết kế
+ Bước 1: Xác định đối tượng, thời điểm, mục tiêu quan sát.
+ Bước 2: Xây dựng các tiêu chí quan sát và các mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí.
+ Bước 3: Hoàn thiện các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp.
- Mẫu bảng kiểm quan sát dành cho GV: (xem phần phụ lục) b) Phiếu hỏi HS về mức độ phát triển NLVDKT
- Mục đích: Dùng để hỏi HS các tiêu chí của NLVDKT.
- Yêu cầu: Phiếu hỏi gồm các câu hỏi rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí của NLVDKT.
- Qui trình thiết kế:
+ Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu, thời điểm phỏng vấn hoặc hỏi.
+ Bước 2: Xác định các tiêu chí và các mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí, thiết kế các câu hỏi và phương án lực chọn.
+ Bước 3: Sắp xếp và hoàn thiện các câu hỏi.
- Mẫu phiếu hỏi (dành cho HS): (xem phần phụ lục) c) Đánh giá qua bài kiểm tra (xem phần phụ lục)