CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1.4. Bài tập hóa học
1.4.4. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, xu hướng phát triển BTHH hiện nay là theo định hướng NL [6, tr. 43-48]. Chú trọng xây dựng các BTHH gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn. Những BT này thường là BT mở, tạo điều kiện cho nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều con đường giải quyết khác nhau.
BTHH hiện nay hướng đến khả năng VDKT, phát huy tư duy sáng tạo gắn lí thuyết với thực hành và ứng dụng. Những BT có thuật toán phức tạp, nghèo nàn về kiến thức hóa học hay BT tái hiện kiến thức lý thuyết sẽ giảm dần, thay vào đó là những BT đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo của người học.
Tăng cường các kiến thức từ thực tiễn, thực hành, thí ngiệm hóa học phù hợp với nhận thức của HS.
BTHH phải đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức trên cơ sở định hướng chương trình môn hóa học phổ thông.
Những yêu cầu cần đạt khi xây dựng BTHH:
+ Nội dung BT phải ngắn gọn, súc tích, cách diễn đạt rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phải phù hợp với bối cảnh, tình huống, giảm bớt các thuật toán phức tạp, các giả định thiếu thực tế, cần khai thác kiến thức có bản chất hóa học và rèn luyện và phát triển các NL nhận thức, và hành động cho HS.
+ BTHH cần cập nhật những ứng dụng, quy trình sản xuất, xử lí hóa chất độc hại bảo vệ môi trường theo quy chuẩn và công nghệ hiện đại đang được áp dụng.
1.4.4.1. Bài tập hóa học theo định hướng năng lực
Theo [6, Tr 43] các nghiên cứu thực tiễn về BT trong dạy học đã rút ra những hạn chế của việc xây dựng bài tập truyền thống nhƣ sau:
- Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là những bài tập đóng.
- Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn.
- Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa vấn đề đã biết và vấn đề mới.
Còn đối với việc tiếp cận NL, những ƣu điểm nổi bật là:
- Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học.
- Tiếp cận NL không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của HS. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.
Hiện nay, chương trình đánh giá học sinh Quốc tế (PISA) mà trọng tâm là đánh giá năng lực đã và đang được hưởng ứng tại Việt Nam từ năm 2012, PISA chú trọng sự vận dụng các kiến thức riêng lẻ khác nhau để giải quyết tình huống mới gắn với cuộc sống của người học.
Nhƣ vậy, để nền giáo dục hội nhập sâu rộng với Quốc tế thì dạy học theo
định hướng NL nói chung và pát triển BTHH theo định hướng năng lực nói riêng sẽ trở thành nhu cầu tất yếu của nên giáo dục.
1.4.4.2. Phân loại bài tập theo định hướng năng lực Theo [6, Tr44] có thể phân loại BTHH nhƣ sau:
Theo chức năng lý luận dạy học, bài tập có thể phân loại theo: bài tập học và bài tập đánh giá (thi, kiểm tra)
- Bài tập học: Bao gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới, chẳng hạn các bài tập về một tình hƣống mới, giải quyết bài tập đó để rút ra tri thức mới, hoặc các bài tập để luyện tập, củng cố, VDKT đã học.
VD 1: Nhôm là kim loại đứng trước sắt trong dãy điện hóa, trong thực tế các đồ dùng, vật dụng làm từ vật liệu nhôm lại có độ bền hóa học cao hơn so với nhiều vật liệu gang, thép. Em hãy giải thích hiện tƣợng trên.
VD 2: Vì sao sắt nguyên chất rất ít đƣợc ứng dụng trong thực tiễn?
Thực tế dạy học hiện nay, bài tập học, lĩnh hội tri thức chƣa đƣợc sử dụng đúng mức, các bài tập chủ yếu vẫn là các bài luyện tập, kiểm tra, và bài thi.
- Bài tập đánh giá (thi, kiểm tra): Là các bài kiểm tra ở lớp do GV ra đề hay các đề thi chung khảo sát chất lƣợng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển, thi chọn.
Theo dạng câu trả lời của bài tập “mở” hay “đóng”, có các dạng bài tập:
VD: Có ý kiến cho rằng: dây phơi quần áo để ngoài trời đƣợc nối từ hai đoạn dây đồng và dây thép, sau một thời gian sử dụng dây thép sẽ bị đứt tại vị trí nối giữa hai dây. Em hãy cho biết ý kiến của mình về nhận định trên và giải thích trên cơ sở khoa học.
Từ những phân tích, tổng hợp tài liệu trên có thể thấy: BTHH hiện hành còn nhiều bất cập, nặng tính lí thuyết hàn lâm, tái hiện đơn thuần các kiến thức đã học, một số bài tập định lƣợng tính toán phức tạp khi giải các bài tập này mất nhiều thời gian tính toán và biện luận những khả năng ít xảy ra trong thực tiễn, ít thể hiện bản chất Hóa học hoặc không đúng các quy trình sản xuất hóa học, thiếu tính gắn kết giữa lí thuyết với thực tiễn, hạn chế khả năng sáng tạo, đam mê nghiên cứu hóa học của học sinh. Định hướng xây dựng chương trình sách giáo khoa THPT của Bộ
GD&ĐT (chương trình giáo dục tổng thể công bố năm 2017) yêu cầu chú trọng đến tính thực tiễn và đặc thù của môn học trong lựa chọn kiến thức nội dung sách giáo khoa. Do đó, xu hướng phát triển của BTHH hiện nay hướng đến phát triển NLVDKT, rèn luyện và phát triển tƣ duy hóa học cho HS ở các mặt: lý thuyết, thực hành và ứng dụng. Những dạng bài tập có tính chất học thuộc trong các bài tập lý thuyết sẽ giảm dần thay vào đó bằng các bài tập đòi hỏi sự tƣ duy, tìm tòi, sáng tạo.
Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhƣng lại cần nhiều đến những thuật toán phức tạp để giải (như hệ phương trình nhiều ẩn nhiều phương trình, bất phương trình, biện luận phức tạp). Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học. Tăng cường xây dựng và sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và phòng chống ma túy, an toàn khi thực hành hóa học. Xây dựng bài tập mới phải chú ý đến rèn luyện cho HS NL phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong tự nhiên và cuộc sống. Đa dạng hóa các loại hình bài tập nhƣ bài tập bằng hình vẽ, sử dụng sơ đồ, bài tập thực hành…
Trong luận văn này, chúng tôi xây dựng và đề xuất biện pháp sử dụng BTHH theo định hướng phát triển NL nhằm phát triển NLVDKT cho HS. Đó là những bài tập có chứa đựng nội dung hóa học xuất phát từ thực tiễn. Chú trọng phát triển các bài tập VDKT vào cuộc sống và sản xuất, qua đó góp phần củng cố triết lí “học đi đôi với hành” và phát huy tính sáng tạo của học sinh.