CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1.5. Thực trạng về việc sử dụng bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực
Để đánh giá thực trạng của việc sử dụng BTHH theo định hướng phát triển NL của HS THPT thị xã Sơn Tây- Hà Nội, chúng tôi tiến hành dự giờ giáo viên, điều tra, lấy ý kiến của 15 GV đang dạy môn Hóa học và 200 HS tại 2 trường THPT của thị xã Sơn Tây: THPT Sơn Tây và trường Hữu Nghị 80.
Kết quả thu được thống kê trong các bảng chương 3:
Bảng 1.1. Tần suất sử dụng kiến thức và bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn nhằm phát triển NLVDKT cho HS của giáo viên trong dạy hóa ở trường
THPT tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Nội dung
Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chƣa bao giờ
1. Xin thầy cô cho biết tần suất sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong quá trình giảng dạy?
0% 20% 66.67% 13.33%
2. Thầy, cô sử dụng các BTHH gắn với thực tiễn trong những kiểu bài nào?
Bài dạy kiến thức
mới 13.33% 40% 46.67% 0%
Bài luyện tập, ôn tập 0% 13.33% 33.33% 53.34%
Bài thực hành 13.33% 20% 53.34% 13.33%
Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. 66.67% 13.33% 20% 0%
Kiểm tra, đánh giá 0% 13.33% 46.67% 40%
Nội dung
Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chƣa bao giờ
3. Xin thầy, cô cho biết những dạng BTHH thực tiễn và tần suất sử dụng?
Câu hỏi lí thuyết 0% 33.33% 40% 26.67%
Bài tập tính toán 0% 0% 53.34% 46.66%
Cả hai 0% 00% 46.66% 53.34%
4. Xin thầy cô cho biết nguồn gốc BTHH gắn với thực tiễn thầy cô đã sử dụng?
Tự xây dựng
Lấy trên mạng
Từ sách tham khảo
SGK, SBT
13.33% 66.67% 20% 00%
5. Khi xây dựng BTHH gắn thực tiễn thầy cô gặp những khó khăn nào?
Xây dựng
bối cảnh
Lựa chọn nội dung
Quy trình thiết kế
bài tập
Xác định mục tiêu bài tập
60% 20% 20% 0%
6. Xin thầy, cô cho biết mức độ cần thiết trong việc áp dụng BTHH gắn thực tiễn vào quá trình dạy học
rất cần
thiết cần thiết bình thường
không cần thiết
80% 20% 0% 0%
7. Theo thầy cô đâu là lí do chủ yếu dẫn đến BTHH gắn thực tiễn ít đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học?
Nguồn bài tập chƣa nhiều
Ít đƣợc sử dụng trong các kỳ thi
30% 70%
Xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô đã dành thời gian hợp tác!
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH Các em HS thân mến!
Nhằm đánh giá tính khả thi của việc “vận dụng kiến thức vào thực tiễn” cũng nhƣ tìm hiểu tình cảm, thái độ của các em đối với việc học tập môn Hóa học; những mong muốn của các em nhằm giúp cho việc học môn Hóa đƣợc tốt hơn, rất mong các em trả lời một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu “X” vào ô phù hợp với lựa chọn của mình.
Qua khảo sát thu đƣợc kết quả trong bảng sau:
Bảng 1.2. Thực trạng sử dụng BTHH gắn thực tiễn để phát triển NLVDKT của HS ở các trường THPT tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Nội dung
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chƣa bao giờ
1. Các em có thường xuyên làm các BTHH
gắn với thực tiễn không? 0% 15% 75% 10%
2. Các em cho biết BTHH gắn với thực tiễn các em làm trong những loại bài học nào? Mức độ sử dụng?
Học bài mới 0% 47% 45% 8%
Luyện tập, ôn tập 0% 18% 28% 54%
Kiểm tra đánh giá 0% 8% 35% 57%
Thực hành 6% 15% 69% 10%
Hoạt động ngoại
khóa 60% 20% 20% 0%
3. Các em có thường xuyên được yêu cầu
làm BTHH gắn thực tiễn ngoài giờ lên lớp? 3% 10% 40% 47%
4. Khi tiếp cận với BTHH các em có phát
hiện đƣợc vấn đề thực tiễn không? 0% 10% 20% 70%
5. Em có tự đề xuất được hướng giải quyết 0% 0% 30% 70%
Nội dung
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chƣa bao giờ các BTHH gắn thực tiễn không?
6. Các em có thường xuyên VDKT đã học để giải thích các hiện tƣợng xảy ra trong đời sống hàng ngày hay không?
0% 10% 17,5% 72,5%
7. Em cho biết nhu cầu của mình với những BTHH gắn với thực tiễn?
Rất
thích Thích Bình thường
Không thích
80% 15% 5% 0%
8. Các em cho biết sự cần thiết của BTHH gắn thực tiễn trong dạy và học hiện nay là
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
90% 8% 2% 0%
Qua số liệu có ở các bảng thu đƣợc trên đây, chúng tôi nhận thấy:
Đối với GV: Mặc dù đa số GV cho rằng việc sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong quá trình giảng dạy là rất cần thiêt chiếm tỉ lệ 80% số người được hỏi nhưng trên thực tế việc áp dụng chƣa nhiều, một trong những lí do chính đẫn đến hiện tƣợng này là vì:
- Việc xây dựng và thiết kế BTHH gắn với thực tiễn còn nhiều khó khăn đặc biệt về bối cảnh, nguồn tài liệu chính thống.
- Áp lực thi cử cũng tác động nhiều nhiều quá trình dạy học, và quan điểm “thi gì, học nấy” vẫn còn đang phổ biến.
Các BTHH gắn với thực tiễn chủ yếu đƣợc sử dụng trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoại khóa và thực hành hóa học.
Đối với HS: Chủ yếu đƣợc tiếp cận với các loại BTHH gắn với thực tiễn qua các buổi ngoại khóa và giờ học thực hành, rất ít em hình thành thói quen VDKT
hóa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Số học sinh phát hiện vấn đề thực tiễn và đề xuất hướng giải quyết bài toán còn rất khiêm tốn, chỉ 10% học sinh được hỏi cho biết thường xuyên áp dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn.
Hầu hết HS tỏ ra hứng thú với những BTHH hay nội dung kiến thức bài học gắn với thực tiễn.
NLVDKT của HS THPT còn hạn chế và chưa được rèn luyện thường xuyên.
Kết quả trên cho thấy việc sử dụng hệ thống kiến thức và BTHH gắn với thực tiễn rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao NL VDKT của học sinh, chất lƣợng dạy và học hóa học ở trường THPT.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, luận văn đã hệ thống hóa các quan điểm của các nhà nghiên cứu về NL nói chung và NLVDKT làm cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, để thấy đƣợc tầm quan trọng của BTHH có nội dung gắn với thực tiễn trong việc phát triển năng lực, cụ thể là NLVDKT của HS THPT. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chương 1 sẽ là căn cứ vững chắc để chúng tôi xây dựng chương 2 - Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống BTHH định hướng phát triển NLVDKT của HS THPT trong dạy học chương ”Sắt và một số kim loại quan trọng” (Hóa học 12).
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG, TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC CỦA HỌC SINH THPT CHƯƠNG “SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LỌAI QUAN TRỌNG” - HÓA HỌC 12.
2.1. Phân tích vị trí cấu trúc nội dung chương học chương “Sắt và một số kim lọai quan trọng” - Hóa học 12.
2.1.1. Vị trí chương học chương “Sắt và một số kim loại quan trọng” trong chương trình môn Hóa học THPT
Trong chương trình hiện nay chương “Sắt và một số kim lọai quan trọng” sắp xếp vị trí cuối cùng phần kim loại trong chương trình Hóa học 12.
2.1.2. Cấu trúc nội dung và cấu trúc chương “Sắt và một số kim lọai quan trọng” - Hóa học 12
Chương học chương “Sắt và một số kim lọai quan trọng” gồm có các nội dung chính sau đây:
Sắt; hợp chất của sắt; hợp kim của sắt; crom và một số hợp chất của crom.
Đây là các kim loại nhóm B có nhiều ứng dụng trong thực tế. Khi nghiên cứu kim loại yêu cầu HS phải biết vị trí, cấu hình electron nguyên tử, các trạng thái số oxi hóa của sắt, crom, hiểu được những tính chất vật lí, tính chất hóa học và phương pháp điều chế các kim loại cũng nhƣ các hợp chất quan trọng của chúng.
2.1.3. Mục tiêu chương “ Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12 2.1.3.1. Về kiến thức
Xác định vị trí, chỉ ra đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, cấu tạo mạng tinh thể từng kim loại.
Nêu đƣợc các đặc điểm tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại sắt:, crom: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối) và một số hợp chất quan trọng của chúng.
Nêu đƣợc khái niệm hợp kim của sắt, tính chất, ứng dụng của một số hợp kim của sắt. Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo và chuyển vận của lò cao, biện pháp kĩ thuật). Định nghĩa và phân loại thép, sản
xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp Mác - tanh, Be- xơ - me, Lò điện: ưu điểm và hạn chế). Phương pháp sản xuất crom từ quặng cromit.
Chỉ ra các ứng dụng của gang, thép và crom cũng nhƣ các hợp chất của chúng.
Xác định đƣợc sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
Giải tích đƣợc: tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).
Xác định vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lƣợng riêng) của crom, số oxi hoá; nêu tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit).
Nêu đƣợc tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lƣỡng tính); Tính chất của hợp chất crom (VI), K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá).
2.1.3.2. Về kĩ năng
Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận đƣợc tính chất hóa học của sắt, Crom và một số hợp chất quan trọng của chúng.
Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt, crom và một số hợp chất ở trạng thái oxi hóa thấp.
Tính % khối lƣợng sắt, crom trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.
Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận đƣợc tính chất hoá học các hợp chất của sắt và crom.
Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.
Nhận biết đƣợc ion Fe2+, Fe3+ , Cr3+ , CrO42-, Cr2O72- trong dung dịch.
Tính % khối lƣợng các muối sắt, crom hoặc các oxit hai kim loại đó trong phản ứng.
Xác định công thức hoá học oxit sắt, oxit crom theo số liệu thực nghiệm.
Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra đƣợc nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép và sản xuất crom.
Viết các PTHH phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện
thép, phản ứng điều chế crom bằng phương pháp nhiệt nhôm.
Phân biệt đƣợc một số đồ dùng bằng gang, bằng thép, hợp kim sắt với crom và sản phẩm mạ crom.
Sử dụng và bảo quản hợp lí đƣợc một số hợp kim của sắt.
Tính khối lƣợng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lƣợng gang hoặc thép xác định theo hiệu suất.
Tính thể tích hoặc nồng độ dung dịch K2Cr2O7 tham gia phản ứng.
2.1.3.3. Về thái độ
Hứng thú học tập, say mê môn hoá học.
Ý thức tìm tòi và khám phá thế giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tƣợng trong tự nhiên và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Xây dựng lòng tin vào khoa học và khả năng khám phá khoa học của con người.
Cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực, khoa học trong công việc.
Có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Ý thức tuyên truyền, vận động và vận dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật nói chung và những hiểu biết về môn Hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất.
2.1.4. Một số điểm cần chú ý về nội dung, cấu trúc và phương pháp dạy chương “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12
2.1.4.1. Một số điểm cần chú ý về nội dung và cấu trúc chương “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12
Nội dung kiến thức chương “Sắt và một số kim loại quan trọng” (Hóa học 12) đƣợc xây dựng và nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm lí thuyết hiện đại, đầy đủ, phong phú và toàn diện. HS vận dụng lí thuyết chủ đạo đã học trước đó để suy lí, dự đoán lí thuyết, giải thích tính chất các đơn chất và hợp chất của chúng.
Chương “Sắt và một số kim loại quan trọng” (Hóa học 12) được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, và đường thẳng, phần sắt được nghiên cứu hai lần, phần crom và hợp chất có cấu trúc tương tự sắt và hợp chất, thiết kế mang tính kế thừa và phát triển hoàn chỉnh trên cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình. Hệ thống kiến
thức đƣợc sắp xếp theo logic chặt chẽ mang tính kế thừa và phát triển, đảm bảo tính sƣ phạm, phù hợp với khả năng nhận thức của HS.
Nội dung kiến thức chương“Sắt và một số kim loại quan trọng” (Hóa học 12) đã đƣợc chú trọng nhiều về tính khoa học, tính hiện đại, hệ thống toàn diện và gần gũi với thực tiễn, đời sống.
2.1.4.2. Một số điểm cần chú ý về phương pháp dạy chương “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12
Nội dung, vị trí Chương “Sắt và một số kim loại quan trọng” trong chương trình Hóa học 12 tạo điều kiện cho GV sử dụng phương pháp suy diễn trong dạy học. GV có thể áp dụng nhiều phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực như dạy học dự án, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo góc, dạy học hợp đồng..
Nội dung chương “Sắt và một số kim loại quan trọng” (Hóa học 12) gồm các vấn đề lớn:
Tính chất của các kim loại sắt, crom gây ra bởi dạng liên kết kim loại.
Nghiên cứu phương pháp điều chế các kim loại sắt, crom, sự ăn mòn kim loại trên cơ sở lí thuyết electron, sự điện li, dãy điện hóa.
Nghiên cứu các kim loại có nhiều ứng dụng nhƣ sắt, crom có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân.