- Nguyên lý
Dựa vào phản ứng của đường nghịch chuyển khử đồng trong dung dịch Fehling thành acid đồng nhất (Cu2O) có màu đỏ gạch.
Hay có thể sử dụng Brix kế để kiểm tra độ Bx của sản phẩm. Ta tiến hành cho một ít nước nhẹ nhàng nhỏ lên mặt lăng kính sau đó nhẹ nhàng để miếng kính phía trên xuống không để có bọt trong giọt nước. sau đó ta tiến hành điều chỉnh tiêu cự và dùng mắt quan sát độ Bx qua thị kính.
Hình 3.23 Dụng cụ kiểm tra độ Bx 3.8.2. Xác định độ acid toàn phần (Phương pháp thể tích định phân) - Nguyên lý
Chuẩn độ trực tiếp acid có trong mẫu bằng dung dịch Natri hydroxyt với chất phenolphtalein làm chỉ thị.
3.8.3. Xác định mức độ chống sậm màu
Xác định mức độ biến đổi màu khi cho thử với thuốc thử Guaiacol bằng cách quan sát sự thay đổi màu. Khi cho thuốc thử lên nguyên liệu màu sẽ biến đổi từ màu tím đậm, mức độ biểu hiện màu giảm dần cho đến không còn màu tím nữa. Tương ứng với lượng enzyme Peroxydase có trong nguyên liệu nhiều nhất và lượng enzyme này không còn trong nguyên liệu trong quá trình xử lý nhiệt.
3.9. Cách thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
Sản phẩm sau khi đã thanh trùng và làm nguội sẽ được lau khô làm ráo tự nhiên sao đó được lưu kho kín bảo quản. Kho bảo quản phải kín và thoáng với nhiệt độ khoảng 18 ÷ 200C. Trong quá trình lưu kho phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Thời gian lưu kho khoảng 7 ngày. Khi phân phối sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng và bao bì sản phẩm sau đó được dán nhãn và đóng thùng phân phối sản phẩm.
3.10. Xử lý phế phẩm
Ngoài sản phẩm chính là nha đam nước đường thì các phụ phế phẩm như rác sản xuất, rác nguyên liệu, vỏ nguyên liệu… sẽ được loại bỏ và vận chuyển vào kho chứa rác. Đến cuối mỗi ngày sản xuất xe xử lý phế phẩm sẽ đến và thu dọn đi.
CHƯƠNG 4
CÁC QUI ĐỊNH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY 4.1. Các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy
Ngay từ khi mới thành lập, công ty cổ phần xuất nhập khẩu nha đam Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống sản xuất - chế biến thực phẩm theo quy trình Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm HACCP và hệ thống quản lý ISO. Nguyên liệu đầu vào được kiểm soát theo quy trình sản phẩm nông nghiệp sạch Global GAP. Các sản phẩm thạch nha đam mang thương hiệu công ty cổ phần xuất nhập khẩu nha đam Việt Nam đã và đang khẳng định được uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Đến nay, các sản phẩm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu nha đam Việt Nam đã có mặt tại thị trường nhiều nước trên thế giới. Với mục tiêu phát triển rộng khắp và bền vững, công ty luôn có hướng đổi mới, giới thiệu ra thị trường thế giới đa dạng chủng loại sản phẩm chất lượng. Song hành cùng phương châm ‘‘sản phẩm chất lượng, xây dựng niềm tin’’ toàn thể công nhân viên :
“Luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của khách hàng về sản phẩm, các dịch vụ bán hàng, thanh toán, khiếu nại…”
“Luôn hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc duy trì và cải tiến quy trình Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm HACCP, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào theo hệ thống kiểm soát sản phẩm nông nghiệp sạch Global GAP.Luôn chú trọng đến công tác đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty về chất lượng và Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm’’.
Ngoài ra do nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Nắm bắt được điều đó công ty đã áp dụng vào sản phẩm thực phẩm của công ty để nâng cao chất lượng sản
Để quản lý chất lượng sản phẩm công ty phải kiểm tra chặt chẽ từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu đến khi thành phẩm.
Đối với nguyên liệu đưa vào sản xuất thì nguyên liệu phải tươi tốt, ít tạp chất, đảm bảo được kích thước thì sản phẩm tạo ra mới đảm bảo chất lượng. Thời gian lưu kho chờ đưa vào sản xuất cần phải đảm bảo nguyên liệu nha đam phải được bảo quản ở điều kiện khô thoáng, sạch sẽ.
- Các bước trong quy trình tiếp nhận và kiểm tra nguyên liệu nha đam như sau:
+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của nguyên liệu, các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị…).
+ Thường xuyên kiểm tra vệ sinh bồn chứa, máy móc, nhà xưởng. + Kiểm cha chất lượng nha đam trong suốt quá trình sản xuất.
+ Quy trình đóng bao phải tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm. Khu vực đóng bao phải sạch sẽ thoáng mát. Kiểm tra chất lượng nha đam trước khi vào bao bì.
+ Bao gói sản phẩm trong bao bì tốt không nhãn, có tính năng truyền nhiệt. + Kho bảo quản phải thoáng, nhiệt độ khoảng 16 ÷ 200C.
Do công việc của công ty sản xuất đại trà nên để đạt được các tiêu chuẩn cho thạch nha đam, các nhân viên KCS trong quá trình sản xuất phải kiểm tra tất cả các công đoạn. Đặc biệt là công đoạn trước sản xuất và sau khi đã thành phẩm.
- Đối với nha đam nguyên liệu: kiểm tra màu sắc trạng thái của nha đam khi nhập về. - Đối với nha đam thành phẩm: kiểm tra độ trong, màu sắc, độ Bx, pH, khối lượng tịnh...
4.2. Qui định an toàn phòng cháy chữa cháy đối với kho xưởng
- Mục đích: Đảm bảo an toàn về tài sản tính mạng cho công nhân viên và an ninh cho công ty.
- Phạm vi áp dụng: Qui định được tiến hành và áp dụng cho toàn thể công nhân viên trong công ty.
Qui định:
- Trong công ty cấm không được sử dụng các vật dụng có thể gây cháy, cấm đun nấu đốt lửa trong công ty, hút thuốc ở những nơi sản xuất và nơi cấm sử dụng lửa.
- Cắm không được câu mắc điện tùy tiện, khi hết giờ làm việc cần kiểm tra lại và tắt các thiết bị sử dụng điện, các công cụ dễ gây cháy nổ… trước khi ra về.
- Không dùng dây đồng, dây bạc thay cầu chì. - Không dung dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
- Không để các chất dễ cháy nổ gần cầu chì, bảng điện , dây dẫn điện.
- Sắp xếp hàng hóa trong kho phải gọn gang, sạch sẽ, xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái nhà, xa tường để thuận lợi cho việc kiểm tra và cứu chữa cháy khi cần thiết.
- Khi nhập hàng, xe không được nổ máy trong kho nơi sản xuất và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
- Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.
- Phương tiện sử dụng chữa cháy phải để ở nơi dễ lấy, không được sử dụng vào việc khác.
- Ai thực hiện tốt qui định sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy:
- Tuyên truyền ý thức về phòng cháy và chữa cháy bằng phương thức thường xuyên tổ chức học tập tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy cho cán bộ , công nhân viên trong công ty.
- Kết hợp với các tổ chức quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên để giáo dục ý thức, trách nhiệm trong công việc giữ gìn an toàn phòng cháy chữa cháy.
-Giao trách nhiệm cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý và bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy từng đơn vị.
Đối với công nhân viên trong công ty, ban lãnh đạo đã đưa ra chương trình an toàn trong lao động, an toàn điện và phòng cháy chữa cháy vào chương trình giảng dạy để tổ
- Công ty cũng đã tích cực tuyên truyền cho công nhân bằng cách đặt bản nội quy, tiêu lệnh phòng cháy, chữa cháy, cấm hút thuốc, cấm lữa tại các kho hàng,xưởng sản xuất để thường xuyên nhắc nhở ý thức phòng cháy chữa cháy.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho từng đơn vị. - Khu vực sản xuất
+ Đề ra các quy định phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy, nghiêm cấm sữ dụng ngọn lữa trần, đun nóng hút thuốc trong khu vực phân xưởng, không mang chất cháy nổ vào khu vực sản xuất tổng vệ sinh công nghiệp trước và sau ca sản xuất.
+ Tuyệt đối tuân thủ quy định vận hành thiết bị, nếu đơn vị hoặc cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý kỷ luật.
- Khu vực kho hàng
+ Đề ra các quy định bảng cấm lửa , cấm hút thuốc trong kho. Nghiêm cấm việc đun nấu trong kho, sắp xếp hàng hóa phải xa dây dẫn điện, đèn chiếu sáng.
+ Trước khi về phải kiểm tra khu vực công tắc tắt đèn và các thiết bị sữ dụng điện. + Các đồng chí trưởng phòng, phó phòng, quản đốc phân xưởng có trách nhiệm trước ban giám đốc về an toàn tại đơn vị mình phụ trách.
- Xử lý khi xảy ra cháy
+ Khi xảy ra cháy, người phát hiện đầu tiên hô to “ Cháy! Cháy”, báo động toàn công ty, báo đèn,cúp điện khu vực xảy ra cháy. Bảo vệ nhanh chóng báo cho người có trách nhiệm cao nhất tại công ty triển khai lực lượng tổ chức cứu chữa.
+ Tổ thông tin liên lạc: có nhiệm vụ báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp đến cứu chữa. Báo cho công an phường đến để bảo vệ an ninh trật tự.
+ Tổ xung kích cứu chữa: có nhiệm vụ dung các phương tiện phòng cháy chữa cháy. + Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ cùng công an phường, đội bảo vệ tài sản để phòng kẻ gian lấy cắp, phá hoại và dẫn đường cho xe chữa cháy và cứu chữa.
+ Tổ di chuyển hàng hóa: do người phụ trách đơn vị xảy ra cháy nổ làm tổ trưởng có nhiệm vụ di chuyển hang hóa tạo khoảng cách ngăn chặn cháy lan ra nơi khác, không cản trở đường vào cứu chữa cháy.
+Nhanh chóng dập tắt đám cháy, cử người theo dõi đề phòng cháy lan, bảo vệ hiện trường cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân xảy ra cháy và xử lý. Tổ chức rõ kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích trong cứu chữa.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian tìm hiểu và thực tập tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu nha đam Việt Nam chúng em đã tìm hiểu được một số kiến thức sau:
- Tìm hiểu được nguồn gốc cũng như thành phần hóa học của nguyên liệu nha đam.
- Tìm hiểu được những vùng phân bố của nha đam ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nha đam nước đường tại công ty. Cũng như trong thức tế sản xuất. Cũng như những chỉ tiêu sử dụng của các loại nguyên liệu của công ty.
- Bên cạnh đó chúng em cũng được tìm hiểu về các máy móc thiết bị sản xuất của công ty.
- Nắm rõ được những kiến thức về an toàn thực phẩm cũng như các thiết bị sử dụng trong nhà máy.
- Hiểu rõ hơn những phương thức đảm bảo an toàn trong lao động và trong công tác phòng cháy chữa cháy.
5.2. Kiến nghị
Do việc thực tập chỉ thời gian ngắn cũng như được phân công ở nhiều khu vực nên thường di chuyển nhiều ở các khâu nên còn nhiều vấn đề em chưa tìm hiểu và nắm rõ được hết. Vì vậy, nếu có thời gian em sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề sau: - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm.
- Tìm hiểu về những biến đổi của nguyên liệu cũng như sản phẩm. - Tìm hiểu thêm máy thiết bị của công ty.
[1]. ThS. Đỗ Vĩnh Long – Bài giảng công nghệ bảo quản – chế biến nông sản thực phẩm– Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. HCM.
[2]. PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn – Công nghệ chế biến thực phẩm– NXB Đại học Quốc gia TP HCM – 2010.
[3]. Amar Surjushe, Resham Vasani, DG Saple (2008), “Aloe vera: A short review”, Indian Journal of Dermatology, vol. 53 (4), pp. 163-166.
[3]. http://www.vinaaloe.com/vi/about/cty-co-phan-xuat-nhap-khau-nha-dam-viet- nam.html [4]. http://www.kilobooks.com/threads/87758-tim-hieu-ve-cay-nha-dam-va-ung-dung- trong-san-xuat-thuc-pham.html [5]. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4_h%E1%BB%99i [6]. http://luanvan.co/luan-van/tim-hieu-ky-thuat-san-xuat-thach-nha-dam-2637/ [7]. http://www.thucphamsuckhoe.com/nha-dam-loi-va-hai-doi-voi-suc-khoe.html [8]. http://m.doko.vn/luan-van/ba%CC%81o-ca%CC%81o-mon-cong-nghe%CC%A3-ba %CC%89o-qua%CC%89n-va%CC%80-che%CC%81-bie%CC%81n-rau-tra%CC%81i- nha-dam-374084