Con người nổi loạn và dấn thân

Một phần của tài liệu Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của nikos kazantzakis (Trang 80 - 90)

CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA

3.1. Con người nổi loạn và dấn thân

Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng con người cần phải hiện tồn trước đã rồi mới trở thành cái này cái kia. Hiện sinh là triết học về thân phận con người. Các nhà hiện sinh đề cao nhân vị. Hiện sinh chỉ xuất hiện khi con người ý thức được bản thể, ý thức được mình là một chủ thể. Hiện sinh chỉ tồn tại ở con người, chỉ có con người mới tìm được bản chất của mình thông qua sự hiện hữu. Thuyết hiện sinh đề cao giá trị bản thể và sự hiện tồn tự do của con người. Nó đã xoáy sâu vào những sự trải nghiệm chủ quan của con người. Con người cần trải nghiệm bản thân để tự hiểu và làm chủ mình.

Hầu hết, tác phẩm của Nikos Kazantzakis đều thể hiện tinh thần nổi loạn, dấn thân. Các tác phẩm Xin chọn người yêu là Thương đế, Vườn đá tảng, Tự do hay là chết, Alexis Zorba - con người hoan lạc, Cám dỗ cuối cùng của Chúa đều đề cập

77

đến. Mỗi tác phẩm dù thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhưng chung quy nhất quán một luân đề: tinh thần nổi loạn, dấn thân để khẳng định nhân vị tự do.

Trong Alexis Zorba - con người hoan lạc, nhân vật Alexis Zorba thể hiện trên các khái cạnh khác nhau của tư tưởng hiện sinh. Bên cạnh dáng dấp, lời nói cổ quái thì Zorba là người rất đời thường. Lao động là niềm hăng say của lão. Từ trẻ đến già, cuộc đời lão lao động kiếm sống không mệt mỏi. Lão đã đi bán hàng rong qua bao làng quê của vùng Balkans xơ xác, hay lang thang trên các nước vùng Caucasus, kể cả nước Nga rộng lớn hay vùi đầu vào công việc khai thác than non ở Crete, Zorba vẫn lao động hết mình:

- Tên bác là gì?

- Alexis Zorba. Đôi khi, người ta gọi là Xẻng Lò Bánh vì tôi gày đét, cao ngẳng và đầu bẹt như cái bánh đa. Hoặc nữa, tôi còn được mệnh danh là Passa Tempo(3) vì có hồi tôi đi bán rong hạt bầu rang. Họ còn gọi tôi là Nấm Mindiu vì, theo lời họ, đi đến đâu tôi cũng giở thủ đoạn. Mọi sự đều xuống dốc. Tôi còn nhiều biệt hiệu nữa, nhưng thôi để khi khác [59, tr.18-19].

Tuy đề cao hưởng thụ khoái lạc, nhưng Zorba lại là người chăm chỉ lao động.

Lão chưa bao giờ phàn nàn về việc phải lao động. Với lão, lao động là nghĩa vụ, là lẽ sống và bất kỳ ai cũng phải lao động. Trong mắt Zorba, người nào không lao động là hạng người bị khinh miệt nhất: “Tại sao? Tại sao? Lão kêu lên, vẻ khinh miệt. Chẳng lẽ một con người không thể làm gì bất cần biết tại sao ư? Vì hắn ta muốn thế, có vậy thôi, không được ư? Thì được, ông cứ lấy tôi làm đầu bếp, chẳng hạn. Tôi biết nấu những món xúp ông chưa từng thấy hoặc chưa hình dung tới bao giờ” [59, tr.16].

Lão ý thức được tầm quan trọng của lao động vì đối với lão đó là gốc tồn tại của con người, nếu ăn bám sẽ là nhục nhã, lao động thì phải làm việc hết mình, đừng nhiều lời:

Thợ thuyền đã bắt đầu đến, vai vác cuốc bàn, cuốc chim, xà beng.

Tôi nghe thấy tiếng Zorba ra lệnh. Lão đã lao thẳng vào công việc.

Người ta cảm thấy lão là một người biết cách chỉ huy và thích gánh vác.

(3) Hạt bầu muối rang

78

Tôi thò đầu ra ngoài ô cửa sổ bán nguyệt và trông thấy lão đang như một gã hộ pháp hậu đậu giữa hơn ba mươi người gày gò nhỏ con, thô kệch và dầu dãi phong sương. Tay lão dang ra hống hách, lời lẽ lão ngắn gọn và chính xác. Có lúc lão túm gáy một gã thanh niên vì gã trù trừ và lầu bầu trong miệng [59, tr.76 -77].

Chất hiện sinh của Zorba thật hấp dẫn, đó là hiện sinh trong lao động của con người. Zorba thuyết phục được nhân vật tôi cũng như người đọc không chỉ vì triết lý sống hoan lạc mà trước hết là niềm say mê lao động, kể cả những công việc “tầm thường” nhất trong cuộc sống. Đó chính là bản chất đáng trân trọng của Zorba. Nikos Kazantzakis đã trình bày tinh thần hiện sinh xuất phát từ tư tưởng tích cực này.

Chưa bao giờ trong triết học cũng như trong văn học lại có cả một trào lưu đề cập đến hình ảnh con người nổi loạn như trong văn học ảnh hưởng triết học hiện sinh. Trong nền tảng khoa học phát triển, nhận thức về thế giới, về bản nguyên vũ trụ cũng bị đảo lộn. Từ khi Charles Robert Darwin công bố thuyết tiến hoá, chỉ ra nguồn gốc các loài, đặc biệt là con người tiến hoá từ loài vượn thì nhận thức về bản thể con người đã bị giải thiêng. Đức tin tôn giáo cũng đổ vỡ: “Mặc dù Nietzsche chấp nhận lý thuyết của Darwin khi nguồn gốc của bản chất con người được quan tâm, nhưng ông vẫn tấn công dữ dội vào lý thuyết Darwin về việc chọn lọc tự nhiên, nghĩa là phương tiện mà thiên nhiên theo đuổi mục tiêu “hoàn thiện” các sinh vật của nó” [132, tr.24]. Đây chính là hệ quả của sự khủng hoảng niềm tin do chủ nghĩa tư bản mang lại. Hệ lụy của sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản là sự cai trị của các chế độ độc tài, các cuộc chiến tranh quy mô toàn thế giới, vũ khí hạt nhân giết người hàng loạt, vấn đề tàn sát dân Do Thái. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa hiện sinh dù là hữu thần hay vô thần cũng đều đề cập đến sự nổi loạn. Triết lý người hùng phản kháng, tư tưởng nổi loạn, đi tìm chính mình trong hành động đã kích thích cá nhân vùng lên mạnh mẽ. Họ sống như những gì mình muốn để không còn cảm giác “mình không phải là mình”.

Con người nổi loạn là sự mở rộng triết học phi lý. Nổi loạn là một trong những đặc điểm có tính bản chất của con người hiện sinh và có mối liên hệ mật thiết với chủ thể tính và nhân vị tính. Nổi loạn hiện sinh không phải là bạo động mà đó là sự nổi loạn của nhân vị tính gắn với chủ thể tính và tự do tính. Sở dĩ con người hiện sinh nổi loạn là vì họ không chấp nhận thực tế phi lý, nhàm chán. Con người hiện

79

sinh muốn tìm kiếm cho mình một cách sống, thái độ sống phù hợp trong hoàn cảnh đó. Trước đây, khi chưa nhận thức được vấn đề bị trói buộc trong những thứ phi lý của cuộc đời nên con người chấp nhận mọi ràng buộc. Khi nhận thức được những sự phi lý, bất công mà con người phải chịu, con người nhận thức lại mình và bắt đầu nổi loạn để sống tự do và thoải mái tinh thần.

R. Descartes nói: “Tôi tư duy là tôi tồn tại”, còn các nhà hiện sinh nói: “Tôi hành động là tôi tồn tại”. Các nhà hiện sinh thế kỷ XX đả phá tư tưởng duy lý trong triết học. Theo họ, con người có được bản chất nhân vị của mỗi chủ thể chỉ thông qua con đường dấn thân và hành động. Dấn thân và hành động là thể hiện sự hiện tồn trên tinh thần hiện sinh. Nổi loạn là một cách để khẳng định cái tôi bản ngã. Vì là con người nổi loạn, nên mọi quy luật, phép tắc của xã hội bị vứt bỏ. Mọi giá trị của xã hội không trói buộc được con người nổi loạn. Hành động và tư duy của họ khác biệt với những gì mà xã hội trước đó đã thừa nhận. Con người nổi loạn là để sống tự do. Nổi loạn là để sống hết mình. Nổi loạn là để được tận hưởng hết mình trong những khoái cảm đê mê của trần gian.

Alexis Zorba là con người hiện sinh nổi loạn. Lão nổi loạn trong tư duy, nổi loạn trong hành động, nổi loạn trong hưởng lạc. Cả cuộc đời của lão là những xâu chuỗi của sự nổi loạn. Lão nổi loạn đòi tự do cho đảo Crete, đòi học đàn santuri và nổi loạn ngay cả với niềm tin thượng đế: “Thượng đế quái gì ta! Ta chẳng có thằng người nào thắp hương trầm khấn vái ta và nhân danh ta mà thề thốt để tiêu sầu!” [59, tr.239]. Đặc biệt, lão nổi loạn trong tư duy về tính dục, chạy theo khoái cảm dục tính và xem đó là vấn đề quan trọng của con người. Với Zorba, nó chính là Thiên đàng:

“Nếu sếp tìm một Thiên đàng khác ngoài cái đó thì chẳng có đâu, người đồng loại tội nghiệp của tôi ạ. Đừng có nghe lời đám thầy tu nói, chẳng có Thiên đàng nào khác đâu!” [59, tr.158]. Zorba đã tuyên ngôn về sự nổi loạn của mình:

Nhưng tôi xin tuyên bố, càng già tôi càng ngông cuồng rồ dại.

Đừng có ai nói với tôi là tuổi già làm người ta ổn định! Cũng đừng nói rằng khi thấy thần chết đến, con người vươn cổ ra mà rằng: Xin chặt đầu tôi đi cho tôi được lên Thiên đàng? Tôi càng sống lâu, càng nổi loạn. Tôi sẽ không nhượng bộ, tôi muốn chinh phục thế giới kia! [59, tr.119].

Zorba tuyên ngôn về nổi loạn của mình như thế. Chính tuyên ngôn ấy thể hiện rất rõ mục đích của nổi loạn. Nổi loạn của con người hiện sinh như Zorba không

80

phải và không gây ra hiệu ứng đám đông. Đó là nổi loạn để đi tìm ý nghĩa cho một nhân vị Zorba cụ thể. Cái tôi được hình thành ngay từ khi con người sinh ra. Qua quá trình tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái tôi học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận.

Trước thực tại bí bách của xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là sau thế chiến, con người không hoà hợp được với xã hội. Một khuynh hướng thì thấy mình “là thế hệ vứt đi” như Ernest Miller Hemingway đã từng tuyên bố. Còn khuynh hướng khác là con người hiện sinh nổi loạn để khẳng định sự tồn tại của mình. Qua nhân vật Zorba, Nikos Kazantzakis đã muốn bày tỏ quan điểm hiện tồn của mình. Zorba luôn luôn thấy mình là con người nổi loạn và muốn nổi loạn.

Nổi loạn là để vượt lên, để sống cho ra con người, để tự giải phóng mình khỏi tất cả những ràng buộc phi lý: “Bất hạnh cho kẻ nào không đủ sức tự giải phóng mình ra khỏi những Đức Phật, những Thượng đế, những Tổ quốc và những Ý tưởng[59, tr.283]. Nổi loạn hiện sinh là nổi loạn để dấn thân hành động.

Con người hiện sinh không chấp nhận những gì trói buộc, làm mất đi tự do của con người: “Nietzsche luôn luôn đặt các vấn đề các giá trị mà con người gắn chặt với hành động và tình cảm của mình, ông tuyên bố xét lại, phá đổ, đảo ngược các giá trị. Ông thường xuyên phê phán các lý tưởng đạo đức và tôn giáo cổ truyền, cùng đề nghị khai phá một cách khoa học các nguồn gốc của chúng” [14, tr.53].

Nikos Kazantzakis khắc họa sống động hình ảnh người hiện sinh luôn hành động, luôn phản kháng những gì mà họ cho là trói buộc con người, trói buộc xã hội.

Phản kháng, nổi loạn cũng là phương thức khẳng định sự hiện tồn của con người.

3.1.2. Con người hiện sinh dấn thân

Cả Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche đều coi trọng trải nghiệm của con người. Ở nhân vật Alexis Zorba trong tiểu thuyết Alexis Zorba – con người hoan lạc, ta thấy mẫu người mà các nhà triết học hiện sinh đã đề cập đến. Đó là những mẫu người chú tâm vào trải nghiệm chủ quan, thực tế hơn là theo lý thuyết, khuôn mẫu đã định trước. Theo họ, chân lý khách quan của khoa học là cái quá xa cách để hiểu được con người. Cái chủ thể tính hiện sinh được đề cao gắn liền với sự trải nghiệm. Có vậy, con người mới tìm thấy được bản thể của mình, mới tránh được cái vô nghĩa, phi lý và buồn chán.

81

Alexis Zorba là con người coi trọng và luôn hướng về thực tại. Nếu như nhân vật tôi suốt ngày đắm chìm trong đống triết lý kinh viện sách vở thì Zorba hoàn toàn ngược lại, lão coi thường những kẻ chỉ biết lý thuyết sách vở. Alexis Zorba của Nikos Kazantzakis là biểu hiện của sự chống đối lý trí. Các nhà hiện sinh cho rằng chống đối lý trí không có nghĩa là ca ngợi sự ngu muội. Ở đây, Nikos Kazantzakis thể hiện tinh thần nổi loạn trong tư duy.

Triết học hiện sinh đề cao sự dấn thân hành động của con người. Chỉ có tự đảm nhiệm lấy hành động của mình là hành động thể hiện ý nghĩa cuộc đời của mình, làm cho cuộc đời, tâm hồn của bản thân mình thêm phong phú và cao cả hơn, định mệnh của mình thêm quý trọng.

Zorba là con người phản tỉnh. Lão không tin vào cái gì ngoài lão. Đây chính là tâm trạng đổ vỡ niềm tin mà văn học hiện sinh thường hay khắc hoạ. Trong sự đổ vỡ niềm tin ấy, con người hoài nghi tất cả. Đó là tâm trạng của những con người bước ra từ cuộc thế chiến. Đó cũng là hậu quả khủng hoảng trong nền văn minh cơ khí với nhiều hệ luỵ trong xã hội châu Âu. Con người hiện sinh như Zorba chỉ tin vào chính chủ thể nhân vị của Zorba:

Phải, tôi chẳng tin vào cái gì hết. Tôi còn phải nói vậy với sếp bao nhiêu lần nữa. Tôi chẳng tin vào cái gì, chẳng tin vào ai, tôi chỉ tin vào Zorba. Không phải vì Zorba tốt hơn những người khác, hoàn toàn không phải thế, không phải một chút nào! Hắn cũng là súc sinh như tất thảy.

Nhưng tôi tin vào Zorba vì hắn là kẻ duy nhất nằm trong phạm vi quyền lực của tôi, là kẻ duy nhất tôi hiểu biết. Còn tất cả mọi người khác đều là những bóng ma. Tôi nhìn thấy bằng đôi mắt này, tôi nghe thấy bằng đôi tai này, tôi tiêu hóa bằng bộ lòng ruột này. Tất cả mọi người khác đều là bóng ma, xin nói với sếp vậy. Khi tôi chết, tất cả mọi thứ sẽ chết. Toàn bộ thế giới Zorba sẽ chìm xuống đến tận đáy! [59, tr.86].

Zorba dấn thân mạnh mẽ trong tư duy. Con người Zorba không bị một lý thuyết, một kiến thức nào khuôn định suy nghĩ của lão: “Tôi là Zorba, tôi nói giọng Zorba” [59, tr.86]. Chỉ có dấn thân, con người mới hiểu được ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Zorba hiểu mình là ai và tự nhận chân được giá trị của mình một cách rõ ràng, dứt khoát, không mơ hồ: “Đừng có coi tôi là một thằng ngốc, sếp ạ. Nếu có ai

82

đã bảo với sếp rằng tôi là một thằng ngu, thì người đó lầm” [59, tr.97]. Nhân vật tôi cảm thấy mong muốn được như Zorba:

Con người này không hề cắp sách đến trường, tôi nghĩ thầm, và đầu óc lão không bị làm hỏng. Lão đã trải mọi chuyện đời, đủ vành đủ vẻ;

tâm trí lão mở rộng và trái tim lão lớn lên mà không mất đi mảy may tính táo bạo ban sơ. Tất cả các vấn đề ta thấy là phức tạp hoặc không thể giải quyết được, lão xử trí đánh xoẹt như lia một nhát gươm, kiểu Đại đế Alexandre chém phăng cái nút của vua Gordius (4) [59, tr.98].

Qua nhân vật Zorba, Nikos Kazantzakis phê phán xã hội tư bản đã đưa con người đến khủng hoảng niềm tin. Chính trên tinh thần phản tỉnh, con người cần tìm lại các giá trị của mình. Nếu con người thiếu sự dấn thân, trải nghiệm thì mãi mãi sẽ là những con người ngập chìm trong tâm trạng hoài nghi. Không dấn thân, con người sẽ cảm thấy vô vị, nhạt nhẽo, buồn nôn. Con người hiện sinh phải là những con người trải nghiệm. Chính sự trải nghiệm mới làm con người sống đúng bản chất của mình. Chỉ có tiếp xúc, dấn thân vào cuộc sống thì con người mới nắm bắt được cuộc sống. Và qua đó, con người mới hiểu rõ giá trị bản thể con người, khẳng định nhân vị của mình. Zorba đã lao vào cuộc sống. Lão sống và cảm nhận cuộc sống hết mình, bằng cả mọi cảm quan. Và như vậy, giá trị con người được khẳng định.

Những phi lý, buồn nôn của cuộc đời không đè bẹp được con người:

Thật khó mà khiến lão trật đích, bởi lẽ hai chân lão trụ vững vàng trên mặt đất bằng trọng lượng của cả thân hình. Những người mông muội ở châu Phi thờ rắn vì toàn thân nó tiếp xúc với mặt đất và do đó, hẳn nó biết tất cả những bí ẩn của trái đất thông qua bụng, đuôi và đầu nó. Nó luôn luôn tiếp xúc hoặc hòa làm một với Mẹ Đất. Zorba cũng vậy. Còn chúng ta, những người có học vấn, chỉ là những con chim đầu óc rỗng tuếch bay trên không [59, tr.98-99].

Zorba sống hết mình với bản năng của cái tôi nhân vị. Bên trong cái con người tưởng như ngang tàng lỗ mãng ấy là hừng hực một tình yêu thương con người. Bên trong con người lão, chính là một sự dung hợp vũ trụ với con người - con người luôn luôn hành động và làm chủ mọi tình huống. Vấn đề đặt ra là không phải con

(4)Theo thần thoại Hy Lạp, vua Gordius xứ Phrygia thắt một cái nút mà theo sấm truyền ai cởi được sẽ là chúa tể Châu Á. Đại đế Alexandre thay vì tìm mối cởi đã rút gươm chặt phăng (ND).

Một phần của tài liệu Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của nikos kazantzakis (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)