Những hoài nghi về tồn tại

Một phần của tài liệu Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của nikos kazantzakis (Trang 132 - 143)

Hoài nghi về sự tồn tại chủ đề lớn và thường xuất hiện trong văn học hiện sinh.

Những gì con người nghe thấy, nhận biết đều được các nhà hiện sinh đặt vào sự hoài nghi. Trong đó có hoài nghi về sự tồn tại của Chúa, hoài nghi những điều mà các nhà văn thấy nó phi lý trong đời.

Mối quan hệ giữa Thượng đế và con người là những tranh luận không có hồi kết. Ngay cả trong chủ nghĩa hiện sinh cũng tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau: khẳng định sự hiện hữu mặc nhiên hay phủ nhận sự tồn tại và vai trò của Thượng đế.

Ở trên ta thấy Nikos Kazantzakis xây dựng hình tượng Jesus đầy chất thế tục và ông cũng tuyên bố rằng mình trung thành với ngài cho đến lúc chết. Nhưng ông cũng thể hiện hoài nghi về sự tồn tại của Chúa. Sự hoài nghi đã làm cho ông thống khổ. Nikos Kazantzakis là người đã đặt ra giả thiết về sự tồn tại của Chúa trên tinh thần hiện sinh.

Đặt lại giả thuyết về sự tồn tại của Chúa là đỉnh cao trong sự hoài nghi hiện sinh. Đây cũng là xu hướng của các nhà hiện sinh vô thần. Đây cũng là một chủ đề được nhà văn thể hiện trong nhiều tác phẩm của mình. Từ ảnh hưởng truyền thống quê hương và gia đình, Nikos Kazantzakis là một tín đồ Chính Thống giáo ngoan đạo nhất đã hằng tôn xưng Chúa. Hành trình của Leo, Francis, trong Xin chọn người yêu là Thượng đế (Saint Francis of Assisi), của nhân vật Jesus trong Cám dỗ cuối cùng của Chúa (The Last Temptation Of Christ), của nhân vật tôi trong Alexizorba - con người hoan lạc (Zorba the Greek) cũng chính là hành trình đớn đau mà Nikos Kazantzakis trải qua: là hành trình chối bỏ - hành trình đến với Chúa rồi chối bỏ Chúa.

Trong Tự do hay là chết, đoạn đối thoại giữa thủ lĩnh Pôlyxinghix và cô Êminê đã nhại giọng điệu Kinh Thánh. Yếu tố giễu nhại vốn đã xuất hiện lâu đời.

Bước sang thế kỷ XX, giễu nhại trở thành một hiện tượng phổ biến trong văn học.

Các nhà văn sử dung thủ pháp giễu nhại để phản ánh, đả kích châm biếm những hiện tượng chính trị, xã hội chưa tốt hoặc phản tiến bộ. Trong giễu nhại luôn có sự bắt chước, mô phỏng các đặc điểm của đối tượng giễu nhại nhằm hướng người

129

đọc đến nhận thức cái lạc hậu, chưa tiến bộ để cùng nhau nhận thức lại, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trên thực tế, văn học nhại còn gắn với giải thiêng, thay thế. Nikos Kazantzakis thông qua nhân vật của mình với giọng điệu nửa ngây thơ, nửa lọc lõi để tạo nên một chất vấn triết học mà cả loài người luôn tranh cãi. Đoạn đối thoại khá hài hước khi thủ lĩnh Pôlyxinghix mách những câu trả lời trong lễ rửa tội cho cô gái Thổ Nhĩ Kỳ muốn cải đạo sang Kitô giáo nên phải học Kinh Thánh:

- Con có tin Chúa Trời không?

- Con tin Chúa Trời và quỳ lạy trước Ân Đức của Người.

- Chúa có phải là nhất thể không?

- Ôi! Chỗ này thì chắc là con sắp rối trí đây! Chúa là một và ba. Cha, Con và Thánh thần. Cha là một ông già, to béo, vạm vỡ, có chòm râu bạc và có hai bàn chân đặt trên một thảm mây. Con có cặp má hồng khôi ngô; tuấn tú, với bộ ria vàng như ria của anh và một đường ngôi trên tóc.

Nhưng người không đội mũ phê. Người cầm một quả bóng trong tay.

- Không phải là quả bóng. Êminê con ơi, đó là trái đất.

- Thì cũng thế thôi. Phía trên hai vị, có một con bồ câu đang bay lượn.

- Không phải là con bồ câu, Êminê con ơi, cần phải nhắc lại với con biết bao nhiêu lần nữa? Đó là Thánh thần.

- Bên chúng con, người ta gọi đó là những con bồ câu. [62, tr.353-354].

Như vậy, hình ảnh về Chúa và các vị thánh thần dưới cái nhìn của Êminê là đậm chất thế tục. Cô đã lấy thực tại của đời sống hiện sinh để làm tiêu chuẩn xây dựng hình ảnh Chúa và thiên thần. Đối chiếu trên tinh thần hiện sinh, con người có trước, sau đó mới sáng tạo nên Chúa và các thiên thần.

Sự kiện Chúa bị đóng đinh tuẫn nạn trên thập giá và hồi sinh sau đó ba ngày đã được Nikos Kazantzakis diễn đạt bằng cách khác so với Kinh Thánh. Từ lời nói của Êminê trong Tự do hay là chết, ta thấy được tính giải thiêng đối với Chúa.

Nikos Kazantzakis còn để Êminê chất vấn về sự tồn tại của Chúa một cách khá bất ngờ nhưng đầy tính triết lý:

- Em đã nói rồi còn gì, anh nghĩ đi đâu vậy? Chúa hồi sinh và người lên

130

trời như thế này này, không cần dây, không cần thang, như một gã nhào lộn.

Nhưng có một điều em không hiểu, Pôlyxinghix ạ...

- Thế nào? Nói đi rồi anh giải thích cho.

- Đó là một Đức Chúa, đúng không nào? Vậy thì làm thế nào mà người lại bị đóng đinh và người chết? Chết chỉ trong ba hôm thôi, anh sẽ nói thế chứ gì.

Em, em thì lại cho thế là lâu quá. Vậy chứ trong ba hôm, không có Chúa hay sao?

- Có Chúa, Cha và Thánh thần.

- Nhưng vì anh nói rằng cả ba chỉ là một. Các vị đã bị đóng đinh và các vị cùng chết cả ba một lúc. Và thế giới trải qua ba ngày không có Chúa. Anh, anh nghĩ điều đó thế nào? [62, tr.355].

Trên tinh thần hiện sinh, Nikos Kazantzakis đã sử dụng thủ pháp giễu nhại Kinh Thánh. Xuất thân trong một gia đình ngoan đạo của Chinh thống giáo Hy Lạp, Nikos Kazantzakis rất am hiểu về kinh thánh. Có thể nói, tác giả là một hiện tượng hiếm hoi giễu nhại Kinh Thánh. Từ các yếu tố giễu nhại đó, ý nghĩa vè sự tồn tại hiện sinh được làm nổi bật.

Nhân vật Êminê đặt ra ba vấn đề mà không phải ai cũng có thể trả lời đươc.

Thứ nhất, là Chúa (có quyền năng vô hạn) thì sao lại bị đóng đinh và chết? Thứ hai, Chúa lên trời bằng cách nào? Thứ ba, Chúa có ba ngôi, bị đóng đinh và chết một lúc, như vậy trong ba ngày Chúa chết, thế giới đâu cần đến Chúa mà vẫn tồn tại bình thường thì vai trò của Chúa có ý nghĩa gì? Câu hỏi Chúa tồn tại hay không tồn tại mà Kinh Thánh đã để lại một lỗ hổng, đã trở thành một mệnh đề suy tư của các nhà triết học. Ba ngày ấy trái đất vẫn quay và vũ trụ vẫn bình thường. Cuộc sống vẫn vậy như ngàn đời. Trên tinh thần hiện sinh của Nietzsche “Thượng đế đã chết”, Nikos Kazantzakis đặt lại giả thuyết đối với Kinh Thánh và đó cũng chính là quan niệm chung của các nhà hiện sinh vô thần khi phủ nhận sự tồn tại của Chúa.

Đoạn đối thoại đậm chất triết lý, nó nêu lên một phản đề Kinh Thánh. Kinh Thánh cho rằng Thiên Chúa tạo ra vũ trụ và cai quản vũ trụ theo ý mình. Thế nhưng trong ba ngày Chúa chết ai là người cai quản thế gian. Rõ ràng trong ba ngày ấy, thế gian vẫn tồn tại và vận động như xưa. Như vậy, sự tồn tại của con người và vũ trụ là nằm ngoài ý Chúa và Chúa cũng không có vai trò gì, Chúa là sản phẩm của con người.

131

Trong cuộc hiện sinh đời thường, Nikos Kazantzakis cũng thể hiện sự hoài nghi, những mâu thuẫn trong tư tưởng. Thái độ hoài nghi và ứng xử của con người hiện sinh trước những phi lý trong tác phẩm của Nikos Kazantazaki là hoàn toàn khác biệt với các nhà văn hiện sinh khác.

Trong Alexis Zorba - con người hoan lạc, nhân vật tôi hoài nghi thực tại, lúc nào cũng nghiền ngẫm lý thuyết sách vở. Anh cảm thấy cuộc đời bế tắc và muốn rút vào

“vỏ ốc tâm tưởng”. Còn Zorba thì luôn sống hết mình, luôn cháy bùng những khát vọng, đam mê. Vì thế, lão luôn dân thân vào đời để tận hưởng. Hai nhân vật có tính cách trái ngược nhau nên tranh luận với nhau nhiều vấn đề thú vị. Qua các đoạn tranh luận đó, tính cách nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét. Trước một ông sếp chỉ biết lý thuyết kinh viện và thiếu thực tiễn về cuộc sống, Zorba đã phê bình thẳng thắn.

Zorba cho rằng lý thuyết chỉ là để cho trẻ con học mà thôi, nếu cứ nghe theo lý thuyết sách vở thì mãi mãi vẫn là trẻ con, không lớn được, không thành hình được, mãi mãi sẽ không thành người. Nhân vật tôi luôn suy nghĩ về con người ở chiều hướng tốt nhất, đậm chất lý tưởng, thậm chí là không tưởng. Còn Zorba thì nhìn nhận con người thực tiễn hơn. Đối với lão, trong một con người vừa có Thượng đế vừa có ma quỷ.

Theo lão, có như vậy thì con người mới biết ứng phó với hoàn cảnh, với công việc và mới sống được thành người. Và theo Zorba, nếu nhận thức về con người như nhân vật tôi là nguy hại to, mọi việc sẽ rắc rối và bi bét, bế tắc không lối thoát:

- Sếp ạ, tôi nói thế này mong sếp đừng chấp, tôi nghĩ rằng óc sếp chưa thành hình. Năm nay, sếp bao nhiêu tuổi rồi?

- Ba mươi lăm.

- Thế thì óc sếp sẽ không bao giờ thành hình đâu.

Nói rồi, lào phá lên cười. Tôi bị châm chích nhói đến tận gan ruột.

- Bác không tin ở con người ư? Tôi vặc lại.

- Thôi đừng nổi nóng, sếp. Không, tôi không tin ở cái gì hết. Nếu tôi tin con người, tôi sẽ phải tin Chúa và phải tin ma quỷ nữa. Và cái đó là cả một vấn đề. Mọi sự rồi sẽ bi bét, sếp ạ, và sẽ gây cho tôi biết bao rắc rối phức tạp [59, tr.85].

132

Ở đây không đơn thuần là đối thoại về công việc, về thái độ đối với con người.

Đây là đoạn đối thoại thể hiện rất rõ quan niệm về con người của hai kiểu nhân vật khác nhau. Đối với Zorba, con người không chỉ có tình cảm, có lý trí mà còn phải có những khoái cảm về đời thường và thể xác. Có như vậy mới là con người. Con người như vậy mới là đáng sống. Trong cuộc sống, theo quan điểm của nhà văn là phải đi tìm niềm vui, lạc thú cho cá nhân mình. Điều này cũng cho ta thấy sự khác biệt của Nikos Kazantzakis với những nhà văn hiện sinh khác.

Đặt Nikos Kazantzakis cạnh các nhà văn hiện sinh khác, ta thấy được cái khác biệt, độc đáo của ông. Cùng nói về thái độ của con người trước cuộc sống, các nhà hiện sinh thể hiện rất khác nhau. Con người trong văn học hiện sinh được thể hiện dưới cái nhìn tuy có điểm chung nhất nhưng cũng nhiều sáng tạo độc đáo.

Các nhà hiện sinh như Camus, Jean-Paul Sartre xem cuộc đời là phi lý. Khi mà các giá trị truyền thống đổ vỡ, triết học duy lý không đáp ứng được những câu hỏi do con người đặt ra về thân phận con người thì triết học nhân bản ra đời để đáp ứng lỗ hổng của triết học truyền thống. Nhiều nhà văn cũng lấy đề tài phi lý để sáng tác.

Đọc tác phẩm của Kafka, ta thấy phi lý là đề tài xuyên suốt trong quá trình sáng tác của ông. Con người sống trong một trạng huống đầy tính phi lý. Con người trong thế giới nghệ thuật của Kafka càng lúc càng cảm nhận sự phi lý đó. Trong Nhật ký, Kafka đã tự họa mình là một người cô độc, rầu rĩ, khi giữa những người trong gia đình, đặc biệt là người cha có một bức tường ngăn cách không thể vượt qua. Kafka luôn cảm thấy khó khăn để mọi người có thể hiểu biết mình. Càng lúc, ông càng có cảm giác xa lạ, cô đơn hơn với cuộc sống. Đó là tâm trạng cô đơn của con người thời hiện đại. Còn trong Hóa thân, nhà văn đã xây dựng một hiện tượng đầy ám ảnh về thân phận con người cô đơn, lạc loài, phải chấp nhận cuộc sống lưu đày. Nhân vật chính là Gregor Samsa sống trong một thế giới riêng biệt và khép kín. Hàng ngày, anh làm nhiệm vụ chào hàng cho một hãng buôn lớn. Anh làm việc cần mẫn, nghêm túc, là chỗ dựa và niềm tự hào của gia đình. Để hoàn thành công việc, anh phải cực lực, luôn chạy rong, luôn lo bị nhỡ tàu, bị trách mắng. Anh cảm thấy mệt mỏi và chán ngấy những gương mặt xa lạ nhưng anh vẫn phải cố gắng giữ công việc vì gia đình.

Do bận rộn với công việc nên anh không còn thời gian quan tâm đến gia đình và cả

133

bản thân mình. Vì vậy, dân dần anh biến thành kẻ cô đơn, xa lạ với chung quanh. Rồi một buổi sáng, Samsa ngủ dậy và thấy mình biến thành một côn trùng khổng lồ. Sự biến dạng của anh thật phi lý. Thông điệp của nhà văn là trong cuộc sống tràn đầy cái phi lý, con người không thể sống được bằng bản thể người của mình. Mà thậm tệ hơn, con người bị tha hóa một cách khủng khiếp. Nhà văn muốn nói đến thân phận con người và sự hiện tồn của họ trong thế giới phi lý là điều nan giải. Mối liên hệ giữa bản thể và tha nhân luôn trong tình trạng bị cắt đứt. Trong Vụ án, Jozep K là một nhân viên ngân hàng bổng dưng bị bắt một cách kỳ lạ, phi lý. Anh bị tòa án xét xử nhưng không biết vì sao mình bị bắt? Tòa án nào kết tôi? Người quen cũng không hề hỏi lý do vì sao anh bị bắt? Tất cả chỉ là sự im lặng đáng sợ và tràn đầy phi lý. Từ con người bình thường bổng trở thành tội nhân. Nguyên nhân từ đâu mà xảy ra những cớ sự như vậy mãi mãi là điều bí mật. Cái phi lý bổng đổ ập lên đầu khiến con người cảm thấy bất an và làm cho con người cảm thấy xa lạ với cuộc sống, với con người xung quanh. Trước tòa, Jozep K cảm thấy mình xa lạ, thấy mình bị đánh lừa, bị lún sâu vào tuyệt vọng.

Con người hiện sinh trong sáng tác của Kafka là con người nhìn thấy sự phi lý của cuộc sống và dấn thân tìm hiểu nó. Đứng trước những phi lý, con người cảm thấy cô đơn, xa lạ và chấp nhận nó.

Con người hiện sinh trong sáng tác của Albert Camus thì cho rằng cuộc đời là phi lý và con người dầu không chấp nhận vẫn phải sống chung với nó. Camus có hai tác phẩm nổi tiếng viết về văn học phi lý xuất hiện năm 1942 là Huyền thoại SisypheNgười xa lạ. Trong Huyền thoại Sisyphe, Alber Camus phân tích phi lý dưới dạng triết lý và trong tiểu thuyết Người xa lạ đưa ra hình ảnh cụ thể của người phi lý. Huyền thoại Sisyphe mổ xẻ, phân tích hai vấn đề: phi lý và tự tử, tìm mối tương quan giữa hai hiện tượng này. Sisyphe là một nhân vật huyền thoại Hy Lạp, là kẻ minh mẫn nhất và cẩn trọng nhất trong bọn nhân sinh. Và đó là lý do khiến các vị thần thánh đã đầy đọa Sisyphe xuống địa ngục. Sisyphe bị bắt phải triền miên lấy hết sức bình sinh lăn một hòn đá lớn từ chân núi lên trên đỉnh núi rồi nhìn nó rơi xuống. Rồi Sisyphe lại phải từ từ xuống núi và cố gắng lăn hòn đá lớn trở lên đỉnh. Ngày này qua ngày khác, Sisyphe làm một việc vô cùng phi lý như thế. Sisyphe là biểu tượng của con

134

người phi lý. Ðiều đáng chú ý nhất là lúc xuống núi, Sisyphe ý thức được những cố gắng mình vừa hoàn thành, ý thức được tính phi lý của đời mình và có can đảm bắt đầu lại. Camus kết luận: "Sự tranh đấu để đạt tới những đỉnh đủ để lấp đầy trái tim con người. Phải mường tượng là Sisyphe sung sướng”. Tại sao Sisyphe không tự tử để chấm dứt thân phận nghiệt ngã của mình? Camus từ chối lô-gích tự tử. Bởi cuộc đời dù phi lý, dù vô nghĩa đến đâu cũng không nên nghĩ là đời không đáng sống. Ngược lại, trong cái vô nghĩa ấy, con người phải tồn tại. Sisyphe chấp nhận tính vô nghĩa của cuộc đời và tìm thấy hạnh phúc trong thân phận phi lý.

Trong Người xa lạ, Albert Camus đặt ra vấn đề thân phận con người lồng trong hai nét chính: phi lý và bất khả tri. Với nhân vật Meursault, cuộc đời là phi lý. Mọi người xung quanh anh sống vì những điều phi lý: buồn chán, đau khổ, bệnh tật, tuổi già,… Cuộc đời của Meursault cũng là một sự phi lý. Đó là một chuỗi các hoạt động máy móc, thụ động, nhàm tẻ, vô hồn. Meursault không hề quan tâm tới thế giới bên ngoài: các vấn đề tôn giáo, tha nhân, các quy ước xã hội. Vụ giết người của Meursault cũng là một sự kiện phi lý. Meursault không thể biết tại sao chàng lại giết người. Tuy nhiên, quan tòa không chấp nhận lý do phi lý đó, dù bản thân đời sống vốn đầy rẫy các sự kiện phi lý. Nằm trong ngục, Meursault được gặp gỡ với một vị mục sư. Ông ta cố gắng thuyết phục chàng về “sự công bằng của Thượng Đế”, cũng như tin vào kiếp sau. Tuy nhiên, Meursault nổi giận và biết rằng điều đó là phi lý. Sự công bằng là phi lý, cũng như kiếp sau chỉ là một niềm hy vọng. Phiên tòa xử Meursault cũng là một sự phi lý, dù dựa trên chứng cứ và lí lẽ. Bởi vì Meursault không tin vào Thượng Đế, tòa án đã kết án chàng là “con quỷ vô đạo đức”. Các bằng chứng hiển nhiên như: không khóc trong đám tang mẹ, đi uống café khi đến nhận xác mẹ, đi chơi và xem phim hài sau đám tang… khiến người ta kết luận rằng Meursault

“đã chôn mẹ với trái tim của một kẻ giết người”. Phiên tòa trở thành phi lý đã mặc nhiên áp đặt quy chuẩn lên cảm xúc, hành động và tư duy của Meursault. Trước tòa, Meursault nghe người ta nói về mình như nói về một người xa lạ. Anh xa lạ với những lập luận của ý thức chính trị, đạo đức, tôn giáo của xã hội. Sau khi bị kết án, Meursault tự nhủ rằng mọi thứ đều có thể chẳng là gì, và dù sao “cuộc đời không có gì đáng sống… khi mà con người rốt cuộc sẽ phải chết dù việc chết bằng cách nào và

Một phần của tài liệu Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của nikos kazantzakis (Trang 132 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)