Tính lưỡng phân, mâu thuẫn về tôn giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của nikos kazantzakis (Trang 118 - 132)

Tính lưỡng phân, mâu thuẫn là biểu hiện tư duy hiện đại. Sự xung đột, chấp nhận, chối bỏ các giá trị tư tưởng cũng chính là những điều mà nhân loại đối diện trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó cho ta thấy rằng không có điều gì là duy nhất đúng, không có hệ lý thuyết nào có thể giải quyết tất cả mọi điều của loài người.

Triết học hiện sinh có nhiều chủ đề, nổi bật lên là hai dòng hiện sinh chính:

vô thân và hữu thần. Văn học hiện sinh cũng vậy. Các nhà hiện sinh hữu thần luôn xem có sự hiện hữu của Chúa. Các nhà hiện sinh vô thần thì phủ nhận sự tồn tại đó.

Nhưng dù bất cứ khuynh hướng nào thì chủ nghĩa hiện sinh đều mang nặng tính chất bi đát của kinh nghiệm con người về sự hiện sinh của mình.

Riêng trường hợp Nikos Kazantzakis là nhà văn gây ra nhiều tranh cãi nhất.

Nhiều người cho ông là nhà văn vô thần, báng bổ Chúa. Nhiều người khác lại cho ông là luôn hằng tôn xưng Chúa. Nhưng khi khảo sát tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis, ta thấy ông đứng cả trên đôi bờ hiện sinh. Ta không thể khẳng định ông là hữu thần hay vô thần. Tính hiện sinh lưỡng phân như Nikos Kazantzakis cũng là một hiện tượng hiếm gặp. Nhà hiện sinh người Nga Nikolai Alexandrovich Berdyaev cũng đã đề cập đến tính phức hợp đó:

115

“Tư tưởng của tôi luôn thuộc về triết học hiện sinh. Những mâu thuẫn có thể thấy được trong tư tưởng của tôi là những mâu thuẫn của cuộc đấu tranh tinh thần, là những mâu thuẫn nằm ngay trong hiện hữu - những mâu thuẫn không thể che đậy bằng thống nhất logic bề ngoài. Thống nhất đích thực của tư tưởng gắn với thống nhất của bản diện cá nhân, là thống nhất hiện sinh chứ không phải thống nhất logic” [3, tr.22-23].

Tư tưởng hiện sinh của Nikos Kazantzakis mang nhiều yếu tố đặc biệt hơn cả so với các nhà văn hiện sinh khác. Trong tư tưởng của ông, ta thấy luôn có tâm thức hoài nghi hiện sinh, mà theo chính ông viết trong lời tựa của Cám dỗ cuối cùng của Chúa đó là nỗi thống khổ. Có những lúc, ta thấy nhà văn xây dựng hình ảnh Jesus đầy tính thế tục, với những ham muốn trần tục đời thường khiến cho những người Kitô hữu nổi giận, cho ông là kẻ vô thần. Có lúc, ông trải lòng thiết tha tôn xưng Chúa, khiến cho người đọc thấy ở ông một con chiên ngoan đạo. Suốt cuộc đời nhà văn là hành trình thất bại trong việc đi tìm cái tuyệt đối giữa đời thường, là hành trình chấp nhận và chối bỏ các tư tưởng để đi vào cõi chết. Theo N.A. Berdyev, con người không thể dung hòa được các giá trị mà mình theo đuổi: “Con người rất khó khăn để trong cùng lúc dung nạp được sự đầy đủ, nhưng con người không dủ sức hòa hợp và thống nhất được trong bản thân mình những khởi nguyên có vẻ như đối lập và loại trừ lẫn nhau” [3, tr.31]. Chính vì cố gắng dung hợp các tư tưởng, các giá trị mà tính lưỡng phân, xung đột trong tư tưởng của Nikos Kazantzakis đã trở thành một hiện tượng đăc biệt của hoài nghi hiện sinh. Nhà văn luôn đặt mình trong tư thế tiếp nhận và phủ nhận, đề cao và bác bỏ, luôn phản biện lại chính mình.

Những nỗi thống khổ mà nhà văn chịu đựng chính là tình cảnh mà con người trên thế giới phải hứng chịu. Nỗi thống khổ ấy đã đưa nhà văn lên thành một tiểu thuyết gia hàng đầu của thế kỷ XX.

Khó có thể kết luận Nikos Kazantzakis là người hiện sinh hữu thần hay vô thần. Từ thuở ấu thơ, ông đã sống trong bầu không khí ngập tràn lòng kính ngưỡng thiên Chúa của gia đình và truyền thống quê hương. Hình ảnh Chúa Jesus và sự tích về các vị Thánh cuốn hút tâm hồn ông từ thuở ấu thơ. Ông thấy mình có bổn phận trong việc tôn xưng Chúa và các vị Thánh:

116

Khi là một thiếu niên, Kazantzakis tập hợp bạn bè và các bạn trẻ khác để đọc Cuộc đời của các vị Thánh cho họ. “Bán tất cả đồ chơi của tôi cho bạn bè của tôi”, ông nhớ lại, “Tôi mua Cuộc đời của các vị Thánh trong các ấn bản phổ biến, nhỏ gọn. Mỗi tối tôi ngồi trên ghế nhỏ giữa các cây húng quế và hoa cúc trên sân của chúng tôi và đọc to tất cả những thử thách khác nhau mà các vị thánh đã phải chịu đựng để cứu rỗi các linh hồn của họ”.

Những người hàng xóm tập trung xung quanh ông, họ lắng nghe, và từng chút một cả sân “bắt đầu rung lên với những lời than thở về sự đau khổ và đau khổ của các thánh nhân”. Khi người đi qua dừng lại để hỏi liệu có phải ai đó đã chết hay không, cha của Nikos nói với họ: “Không có gì, chỉ là con trai tôi cố gắng truyền đạt kiến thức về Thiên Chúa cho những người hàng xóm” [131, tr.41].

Có thể nói, tác giả là một hiện tượng hiếm hoi phỏng tác lại một cách độc đáo theo chiều hướng ngược lại Kinh Thánh. Từ các yếu tố phỏng nhại đó, ý nghĩa về sự tồn tại hiện sinh được làm nổi bật. Dựa vào các ghi chép của Kinh Thánh, nhà văn đã phỏng nhại lại nhiều sự kiện. Đặc biệt là trong Cám dỗ cuối cùng của Chúa, Nikos đã phỏng nhại Kinh Thánh một cách rất đặc biệt. Nikos Kazantaki đã có một sáng tác làm dậy sóng, đến nổi Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp đã lên án ông một cách gay gắt nhất. Khắp nơi trên thế giới, các tín đồ Kitô giáo lên án ông, cho rằng ông đã báng bổ Chúa. Khi ông mất đã không được đưa vào nghĩa trang của nhà thờ ngay trên quê hương ông.

Vậy thì do đâu mà Nikos Kazantzakis lại có sáng tác như thế? Sở dĩ nhà văn có nhiều trăn trở, suy tư, phản biện ngay chính mình do ông đi nhiều, tiếp thu, ảnh hưởng nhiều luông tư tưởng khác nhau. Từ năm 1902 đến 1906 học Luật ở đại học Athens. Từ năm 1907 đến 1909, ông đến Paris học triết học. Dưới sự hướng dẫn của Henri Bergson, Nikos Kazantzakis viết luận án triết học về F.Nietzsche, một triết gia ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và sáng tác của ông. Nhà văn đi du lịch 1907 qua nhiều nước Âu và Á, bốn lần viếng thăm Nga. Năm 1914, ông có tu học Phật giáo ở Vienna. Ngoài ra, ông tìm hiểu học thuyết Marx, gặp những nhà lãnh đạo Bolsevik, phản đối Đức Quốc xã gây chiến tranh, gặp và phỏng vấn Mussolini -

117

trùm phát xít Ý… Những hoạt động đó đã khiến cho Nikos Kazantzakis có một tầm nhìn đa chiều về tôn giáo và chính trị - xã hội. Đặc biệt, ông luôn có tư duy đối thoại, phản biện giữa các luồng tư tưởng mà mình đã tiếp nhận trên tinh thần nồng cháy tình yêu thương đối với con người.

Đặt Nikos Kazantzakis gần một nhà hiện sinh hữu thần như Hermann Hesse ta sẽ thấy giữa hai người có nhiều điểm khác biệt. Hermann Hese – nhà văn hiện sinh người Đức trong toàn bộ sáng tác của mình chỉ là lời tuyên xưng Thượng đế, tuyên xưng Đức Phật là những siêu ngã tâm linh. Con người/nhân vật trong tác phẩm của của Hermann Hesse dầu có bất toàn đến đâu cũng luôn hướng về cái siêu ngã tâm linh ấy để tìm lấy cái bản thể, nhân vị cho mình. Hầu hết, những sáng tác của Hermann Hesse đều bộc lộ sự hòa hợp giữa bản ngã và tâm linh. Các nhân vật trải qua một cuộc hành trình tìm kiếm bản ngã, cuối cùng nhận ra: bản ngã đó trú ngụ trong một tâm linh, bản ngã được chứng ngộ trong tâm linh. Từ tiếng gọi của Bản Ngã, tiếng gọi của khát vọng tự do, khát vọng giải thoát mà Tất Đạt trong Câu chuyện dòng sông và Goldmund trong Đôi bạn chân tình đã lên đường, đã dấn thân vào đau khổ kiếm tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời.

Tất Đạt, nhân vật chính trong Câu chuyện dòng sông. Chàng thấy cuộc đời vô nghĩa nên chàng bắt đầu bước vào đời sống khổ hạnh để diệt Ngã. Chàng chọn con đường tu hành khổ hạnh của người Sa môn. Nhưng Tất Đạt nghiệm ra rằng càng diệt Ngã được bao nhiêu, chàng lại thấy mình càng đắm chìm trong bể khổ bấy nhiêu. Chàng thấy rằng đấy không phải là con đường để diệt Ngã, chấm dứt vòng luân hồi sinh tử mà chàng đang tìm kiếm. Chính vì vậy, khi có cơ duyên được gặp Đức Phật, chàng đã tiếp thu giáo lý của Đức Phật. Chàng tiếp thu tính nhất thể của vũ trụ, đó là những tri thức rất có ý nghĩa với chàng. Trên bước đường đi tìm phương thức để diệt Ngã, bên dòng sông, Tất Đạt đã gặp Vệ Sử. Người chèo đò Vệ Sử đã dạy cho Tất Đạt hiểu hơn ý nghĩa của cuộc đời. Diệt dục, khổ hạnh không đưa con người đến sự Đốn Ngộ. Chỉ có hoà hợp Tiểu Ngã với Đại Ngã, hoà mình với vũ trụ huyền diệu để lắng nghe quy luật của huyền vi mới là con đường tìm kiếm được sự giải thoát:

Khi Tất Đạt chú ý lắng nghe dòng sông, lắng nghe cung đàn muôn điệu ấy, khi chàng không nghe riêng rẽ nỗi buồn thảm hay tiếng cười, khi

118

chàng không ràng buộc hồn mình với tiếng nào riêng biệt và để nó thâm nhập vào Tiểu ngã của chàng, mà trái lại, nghe tất cả những tiếng ấy, cái toàn diện, cái Nhất thể, thì lúc ấy cung đàn vĩ đại có muôn ngàn âm thanh kia chỉ bao hàm có một tiếng “Om”- tức là Toàn Thiện [52, tr.201-202].

Bản nguyên của vũ trụ tồn tại hay không tồn tại, thế giới vạn vật, con người tồn tại hay không tồn tại, đau khổ hay ngập tràn hạnh phúc chính là xuất phát từ tình yêu thương thế giới của chính Bản Ngã. Đó là sự thống nhất giữa cái Tiểu Ngã và Đại Ngã, không hà tất Tiểu Ngã và Đại Ngã phải triệt tiêu lẫn nhau.

Trong Đôi bạn chân tình, Hermann Hesse xây dựng hai nhân vật Narziss và Goldmund có hai cách sống đối lập. Narziss tượng trưng cho lý trí, tâm linh.

Goldmund là hiện thân của nhục cảm, bản năng. Tuy đối lập nhưng họ vẫn thương yêu quý trọng nhau. Để tìm về bản ngã, Narziss và Goldmund có hai con đường trái ngược nhau. Hermann Hesse không miêu tả, không khắc sâu điều khác biệt tưởng như rất mâu thuẫn giữa hai con người, hai con đường mà Narziss và Goldmund đã chọn. Hermann Hesse không thể hiện nó bằng các cuộc đấu tranh nội tâm hay qua các lời độc thoại của nhân vật. Mỗi nhân vật được tự do thể hiện suy tư, hành động của mình về cuộc sống, về thân phận của mỗi con người. Sự đối lập đó tác giả đã để cho người đọc cảm nhận và hầu như nó chỉ xảy ra ở người đọc. Họ bổ khuyết cho nhau trên hành trình kiếm tìm bản thể. Narziss đã thuyết giáo Goldmund bằng lời lẽ hết sức hiện sinh “Chú không biết rằng một trong những con đường ngắn nhất để tiến tới thánh đức là sống trụy lạc ư?” [51, tr.34]. Quan niệm trên của Hermann Hesse về bản ngã và tâm linh là nền tảng quan trọng trong các sáng tác của ông.

Hầu hết, những sáng tác của Hermann Hesse đều bộc lộ sự hòa hợp giữa bản thể và tâm linh.

Trong quan điểm của Hermann Hesse, bản ngã và tâm linh hoà quyện vào nhau. Các nhân vật qua một cuộc hành trình tìm kiếm bản ngã, cuối cùng nhận ra:

bản ngã đó trú ngụ trong một tâm linh. Bản ngã được chứng ngộ bởi tâm linh. Các nhân vật không phải đấu tranh, day dứt, dăn vặt về lựa chon của mình. Bằng những con đường đã chọn, họ vượt qua mọi trở ngại để đến với bản thể và tâm linh một cách toàn mãn.

119

Nikos Kazantzakis thì khác hẳn với Hermann Hesse. Trước Thiên Chúa, Nikos Kazantzakis đã có nhiều những khổ đau của chấp nhận và chối bỏ cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Như trên đã nói, Nikos Kazantzakis ảnh hưởng sâu đậm triết học hiện sinh của Nietzsche. Các nhà hiện sinh trường phái vô thần cho rằng hữu thể có trước bản chất, con người trước hết là con người hiện tồn với cái ngã thể của mình rồi mới nghĩ đến cái này, cái kia. Con người hiện sinh - nhân vị luôn hiểu đúng bản giá trị của khái niệm người. Nietzsche cho rằng : “Vâng, cái Ngã thể đó, - với tình trạng mâu thuẫn hỗn loạn mơ hồ của nó đã xác quyết sự hiện hữu của mình một cách chân thật nhất - cái Ngã thể đứng ra sáng tạo, ươc muốn, định giá, ban bố tiêu chuẩn và giá trị cho mọi vật” [80, tr.59]. Hay nói cách khác, con người quyết định toàn bộ các tiêu chuẩn, giá trị cho mọi vật, kể cả Chúa trời: “Con người sáng tạo ra Thượng Đế theo hình tượng của mình và tương đồng với mình, đưa vào Thượng Đế không chỉ cái tốt nhất trong hình tượng của mình, mà cả cái xấu nhất nữa” [3, tr.117]. Như vậy, đối với các nhà hiện sinh, Thượng đế cũng chỉ là sản phẩm của con người sáng tạo ra, gắn vào đó những cái thiêng liêng, huyền bí. Trên tinh thần hiện sinh ấy, Nikos Kazantzakis đã sử dụng thủ pháp phỏng nhại Kinh Thánh, tạo ra hình tượng Jesus vô cùng độc đáo.

Nikos Kazantzakis đã dựa vào sự tích trong Kinh Thánh để dựng nên cốt truyện Cám dỗ cuối cùng của Chúa. Trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa, cốt truyện được kể dự theo các diễn biến tâm lý nhân vật Jesus. Từ khi còn là một anh thanh niên làm nghề thợ mộc đến khi bị đóng đinh trên thập giá, anh luôn đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi lớn: Ta là ai? Ta là gì với thế giới này? Hành trình đến với Thượng đế của Jesus là một hành trình đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh. Nội tâm của Chúa luôn là sự giằng xé giữa việc lựa chọn cuộc sống trần tục hạnh phúc với nàng Magdalene và cuộc đời một kẻ được Thượng đế lựa chọn. Bên cạnh xây dựng câu chuyện dựa trên sự phát triển của tâm lý nhân vật Jesus, tác giả đã khéo léo đưa vào trong tác phẩm của mình những luận đề triết học như niềm tin, sự tồn tại của con người. Con nguời liệu có được tự do? Chúng ta phải làm gì để được hạnh phúc mà giá trị tự do mang lại thật lớn như nhân vật Judas đã khẳng định: “Cuộc sống con người là gì? có giá trị gì? không có gì cả, nếu không được tự do, chúng ta chiến

120

đấu cho tự do” [60, tr.135]. Khi đặt ra nhu cầu thay đổi và cải tạo thế giới, con người phải đối mặt với việc trả lời các câu hỏi: bằng cách nào để cải tạo nó? Có nên mong chờ vào một vị Thượng đế quyền năng như xưa nay các tín đồ tôn giáo vẫn làm hay không? Phải chăng“Con người cần đặt niềm tin vào tình thương sự cứu chuộc hay phải hành động bằng sức mạnh của bạo lực?”. Tìm ra câu trả lời cũng đồng nghĩa với việc tìm ra hướng đi cho mình ở nhân vật quyền năng này.

Trong chừng mực nào đó, do khuôn khổ hạn định của xã hội, nhà văn chưa thể tự do nói lên tư tưởng của mình đối với các vấn đề của cuộc sống thì lúc đó thủ pháp giấc mơ lại thể hiện một cách đắc lực. Sử dụng thủ pháp giấc mơ giúp tác giả giải quyết được những vấn đề nan giải. Từ xưa, nhiều tác giả đã sử dụng giấc mơ như một thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình. Tào Tuyết Cần với Hồng Lâu mộng, Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục…đã sử dụng thủ pháp giấc mơ vô cùng hiệu quả để thể hiện tư tưởng nghệ thuật. Giấc mơ trở thành một thủ pháp nghệ thuật liên kết, xâu chuỗi những giá trị nội dung của tác phẩm theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Khi Jesus ngất lịm đi trên thập giá, giấc mơ bắt đầu xuất hiện. Hình ảnh trong giấc mơ của Ngài khiến ta thấy Ngài gần gũi biết bao nhiêu. Hình ảnh một Đấng Cứu Thế cao siêu tối thượng đã được thay bằng hình ảnh một Con Người Trần Thế gần gũi đời thường. Đây là sáng tạo độc đáo của nhà văn, ngược lại những điều mà Kinh Thánh đã nói.

Các nhà văn hiện sinh lấy con người làm hình ảnh quy chiếu thượng đế.

Thượng đế nói chung và những gì thuộc về thượng đế chỉ là hình ảnh phản chiếu của con người. Jesus vui mừng vì được cưới Magdalene: “Máu Jesus bốc lên đầu.

Ngài bỗng đoán ra cô dâu, và thân thể Ngài thấy vui sướng. Ngài vội nói: - “Nào chúng ta đi” [60, tr.549]. Có lẽ từ lúc đi rao giảng đức tin, chưa có khi nào Jesus lại thấy mình hạnh phúc như thế. Hôn nhân và cuộc sống trần gian mới thực sự là chốn hoan lạc. Hình tượng người đàn bà – gái điếm này hiện diện xuyên suốt tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa, song hành với cuộc đời của Jesus. Bởi vậy, khi được các thiên thần sắp đặt, Jesus hân hoan nhập cuộc, và hơn lúc nào hết, Ngài đã cảm nhận mình đã đặt chân đến cõi thiên đường, thiên đường chính trong trần thế với người phụ nữ mà mình sắp cưới, nàng Magdalene. Như vậy, bằng thủ pháp giấc mơ,

Một phần của tài liệu Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của nikos kazantzakis (Trang 118 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)