Chủ nghĩa hiện sinh thường thể hiện cái phi lý của cuộc đời, kể cả những vấn đề của của con người trước lịch sử. Nhiều nhà văn hiện sinh tập trung khắc họa hình ảnh con người luôn cảm thấy sự phi lý, buồn nôn về cuộc sống. Những người hiện sinh chủ yếu quan tâm đên nhân vị con người và sự tồn tại của nó trong đời sống. Các chủ đề như Tổ quốc, dân tộc ít được đề cập hơn trong trước tác của họ.
Riêng Nikos Kazantzakis là người nhập cuộc triệt để nhất sâu sắc nhất với cuộc đời nên ông luôn có cái nhìn phân thân, đa chiều về vấn đề lịch sử.
Trong Kinh Thánh, Judas - một trong mười hai vị tông đồ của Chúa Jesus và bị xem là kẻ bán Chúa nhưng trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa, Nikos Kazantzakis đã khắc họa thành công một Judas trung thành với Jesus - người Thầy của mình. Tất cả những việc mà Judas làm đều là theo ý Chúa. Theo Nikos Kazantzakis, Judas là một thủ lĩnh của dân tộc Do Thái - người đứng đầu của phái bạo động, muốn
140
lật đổ ách cai trị của quân đội La Mã để giải phóng dân tộc và Judas không phải là kẻ phản chúa mà là người được Jesus tin cẩn. Chính Judas là người giúp Jesus giải thoát phần xác khỏi linh hồn để thực hiện sứ mệnh cứu chuộc loài người.
Ban đầu mối quan hệ giữa Jesus và Juads là quan hệ giữa người bị săn đuổi và kẻ săn đuổi. Jesus là người bị săn đuổi và Judas là kẻ săn đuổi. Judas đã phản đối, mắng nhiếc, khinh bỉ Jesus vì Jesus là kẻ hèn nhát và đóng Thập giá cho quân La Mã. Judas đã không tiếc lời dọa mắng, nguyền rủa Jesus: “Mày cứ làm gì mày thích, tên đóng Thập giá! Mày là thằng hèn, một tên phản bội vô dụng như thằng rao của tỉnh” [60, tr. 31]. Với suy nghĩ Thượng đế an bài mọi việc một cách hoàn hảo và đúng như ý Người muốn, Jesus ý thức rất rõ về Judas: “Hãy xem cách Người đã đem tôi và Judas lại với nhau” [60, tr. 162]. Vì dân tộc, vì người cuồng tín bị đóng đinh Thập giá, Judas nhất định phải giết Jesus. Còn Jesus không né tránh mũi dao của Judas, không đứng dậy và chiến đấu như Judas nói. Jesus sẵn sàng chết vì Thượng đế, vì thương hại, vì mọi thứ trên đời, theo Jesus, đều do Chúa quyết định: “Tôi không biết. Bất cứ cái gì Thượng đế quyết” [60, tr. 185]. Judas là một con người sống với tư tưởng thực tế. Y không quan tâm đến thiên đàng: “Mối quan tâm to lớn của y là dành cho vương quốc trần gian và cũng không phải toàn thể địa cầu, nhưng chỉ là đất của Israel mà được làm bằng con người và đá chứ không phải bằng sự cầu nguyện và những đám mây” [60, tr. 234 - 235]. Cần phải tiêu diệt La Mã giành tự do cho người Do Thái là mục đích tuyệt đối, cao cả. Chỉ khi nào người La Mã biến khỏi đất Do Thái thì Judas mới thay đổi, mới nguôi ngoai: “Sự giải thoát cho Do Thái” [60, tr. 244]. Cả Jesus và Judas cùng hướng đến tự do, hạnh phúc nhưng với cách thức khác nhau: Jesus cho rằng chỉ cần giải phóng linh hồn khỏi tội lỗi; Judas cho rằng cần phải giải phóng thân xác khỏi người La Mã. Judas là một thủ lĩnh có trách nhiệm là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập, tự do cho người Do Thái. Judas nhìn thấy kẻ thù đang hung hăng trước mặt người Do Thái, lật đổ chúng không phải bằng sự cứu rỗi mà bằng cách mạng. Judas là chỗ dựa tinh thần người bạn đồng hành đáng tin cậy trong niềm tin tôn giáo mãnh liệt của Jesus, được Jesus tin tưởng và giao cho trọng trách quan trọng là giúp Chúa hoàn thành sứ mệnh chứ không phải Judas bán Chúa. Judas không phải tội đồ mà là người anh hùng với lý
141 tưởng giải phóng Do Thái.
Nikos Kazantzakis ca ngợi Judas ngược lại với những gì trong lịch sử và Kinh thánh đã nói đó chính là một sự hoài nghi lịch sử cùng sự tồn tại và giải thích về nó.
Các chủ đề về tổ quốc, dân tộc luôn hiếm gặp trong văn học hiện sinh. Văn học hiện sinh thường chỉ tập trung khắc họa con người nhân vị, đề coa bản ngã. Khi đề cập đến tổ quốc, dân tộc tức là đã gắn sứ mệnh con người với tha nhân. Riêng Nikos Kazantzakis thì có điểm đặc biệt. Ông gắn bó và yêu thương quê hương Crete của mình. Nhà văn đau đớn vì quê hương bị nước Thổ chiếm đóng từ năm 1669. Tinh thần dân tộc trong ông luôn mạnh mẽ. Vì vậy ông đã dành nguyên tác phẩm Tự do hay là chết để tặng cho quê hương như lời ông tự giới thiệu. Trong tác phẩm Tự do hay là chết, Nikos Kazantzakis thể hiện tư tưởng hiện sinh trên tinh thần dân tộc và những xung đột tôn giáo. Đây là nét độc đáo, khác lạ của Nikos Kazantzakis với các nhà văn hiện sinh khác. Nó thể hiện tính đa chiều, mâu thuẫn trong tư tưởng của nhà văn.
Nikos Kazantzakis luôn xưng tụng nhân vị con người. Ông thường dành những miêu tả có tính ngợi ca những con người có tính cách mạnh mẽ, có tính anh hùng. Trong tác phẩm Tự do hay là chết, nhân vật Misen và Nuri Bây là hai con người vừa là bạn vừa là kẻ thù. Nuri Bây là đại diện cho quân Thổ và Hồi giáo chiếm đóng. Misen là đại diện cho Crete và Kitô giáo. Khi hai người còn nhỏ, họ chơi với nhau, đánh lộn nhau nhưng rồi họ làm lành với nhau. Giữa họ chảy chung một “dòng sông máu” trên danh nghĩa bạn bè, anh em kết nghĩa [62, tr.35]. Lớn lên, họ là người của hai chuyến tuyến. Họ đã dành cho nhau sự tôn trọng, dù họ biết hai bên là đối thủ của nhau. Nuri Bây thể hiện sự khâm phục đối với Misen như một người anh hùng: “Y nhìn con người Hi Lạp, người chiến binh kiêu hãnh, và mắt y chỉ còn nhìn thấy có ông ta. “Con người đáng kính biết bao. Dáng vẻ đường hoàng và tinh thần kiên nghị biết bao! Không khi nào nói một chữ thừa, không bao giờ khoa trương, không bao giờ gây lộn với một người dưới. Và ngay cả trước cái chết, hắn ta cũng không chịu khuất phục... Sung sướng cho người nào có một kẻ thù như thế” [62, tr.38-39]. Còn Misen cũng dành cho Nuri Bây sự ngưỡng mộ không kém:
“Mặc dầu là người Thổ Nhĩ Kì, con người đó là một đối tượng đầy kiêu hãnh của
142
Căngđi. Người ta không tìm thấy ở hắn một nhược điểm nào: ngay thẳng, tốt bụng, độ lượng, đẹp trai, một con người hoàn hảo, chứ sao!” [62, tr.39]
Tuy hàng ngày vẫn gặp gỡ, trò chuyện với nhau nhưng trong lòng mỗi bên chất chứa đầy thù nghịch. Misen là thủ lĩnh của Crete, vùng đất Hy Lạp bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng. Nuri Bây là đại diện cho kẻ thống trị. Giữa họ luôn có những xung khắc, những sự đối nghịch thù hằn không thể hoá giải. Misen thì luôn nghĩ về Nuri Bây: “Thằng chó, thủ lĩnh Misen nghĩ, là đã quá đủ trông thấy nó đi ngựa dạo chơi và chòng ghẹo phụ nữ trong các khu phố Hy Lạp” [62, tr.38]. Còn Nuri Bây cũng luôn chất chứa trong lòng sự căm ghét Misen: “Ta đã chán cái thằng dị giáo”(12) này, mỗi lần hắn say khướt, hắn lại cưỡi ngựa ra đường và bêu xấu nước Thổ Nhĩ kỳ”
[62, tr.38]. Mâu thuẫn ấy là mâu thuẫn giữa tự do và xiềng xích, giữa chính trị và tôn giáo. Lúc nào nó cũng âm ỉ chỉ chực bùng phát. Có lần Nuri Bây đã không kìm nén được mà thét lên: “Này, thủ lĩnh Misen, ở Căngđi, không có chỗ cho hai chúng ta đâu. Hoặc là anh hoặc là tôi. Tôi giết anh hay anh giết tôi”[62, tr.38].
Sự xung đột giữa Nuri Bây và thủ lĩnh Misen vừa phản ánh xung đột của tôn giáo và dân tộc do lịch sử để lại. Thủ lĩnh Misen phản kháng lại Nuri Bây, chọc tức những người Thổ Nhĩ Kỳ và làm nhục họ vì lòng kiêu hãnh của một con người bất kể hậu quả sẽ đến với mình và nhân dân Crete: “Cút đi, Cút đi! Ông thét. Ta muốn uống cà phê một mình thôi!” [62, tr.218]. “Nuri, thủ lĩnh Misen bảo, tôi muốn uống cà phê một mình tôi thôi. Tôi không thích ai ngồi với tôi hết. Tất thảy mọi người ra khỏi phòng này!” [62, tr.220]. Nuri Bây trong vai trò của người thống trị muốn giết thủ lĩnh Misen vì thường xuyên bị ông làm cho y bị tổn thương danh dự mất mặt trước mọi người: “Nuri Bây cúi đầu thấp hơn tí nữa. Y kéo hơi này tiếp hơi khác và khói thuốc thoát ra lỗ mũi y. Giờ hành động đã điểm, y nghĩ. Bây giờ, hoặc là không bao giờ nữa. Ta có hứa với cha ta. Ta cần có một cái cớ ư? Ta đã có rồi. Đứa em của kẻ giết người kia kìa. Chính là cha đã xui hắn tới. Đánh đi Nuri!” [62, tr.219-220].
Xung đột giữa Misen và Nuri Bây dẫn đến nhiều cái chết thương tâm và cũng là ngọn lửa làm bùng phát lên chiến tranh trên đảo Crete. Xoay quanh hai nhân vật dù đã kết nghĩa anh em, uống máu ăn thề với sự viện dẫn cả Chúa và Thánh Mohamet
(12)Giacur: Từ khinh bỉ người Thổ Nhĩ Kỳ dùng để gọi những người không theo Hồi giáo (ND).
143
chứng giám nhưng lòng hận thù dân tộc, chủ nghĩa dân tộc và tín ngưỡng cực đoan đã từng bước đẩy họ xa nhau để đến việc phải giải quyết bằng máu và nước mắt.
Nikos Kazantzakis đã xây dựng cả hai nhân vật với nhiều ưu điểm của người hùng. Nếu như không có sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Crete và họ không phải là những người thuộc hai tôn giáo khác nhau thì họ đã là những người bạn tốt.
Nhưng rồi từ mâu thuẫn dân tộc, xung đột tôn giáo, họ lớn lên trong trạng thái vừa gắn bó bởi tình bằng hữu vừa xung khắc bởi là kẻ thù. Có thể nói, xưa nay, kiểu nhân vật song hành xung đột như thế này cũng là họa hiếm.
Nikos Kazantzakis để cho Misen và Nuri Bây dành cho nhau nhiều nhận xét đầy kính trọng như vậy đã thể hiện trạng thái mâu thuẫn, xung đột không ngừng trong tư tưởng của ông. Với thái độ hiện sinh của mình, nhà văn lên án những thái độ cực đoan từ đôi bên nhưng. Bên cạnh đó, nhà văn vẫn thấy giữa họ vẫn là những nhân vị thấm đẫm chất nhân văn. Cái giá của tự do là máu và nước mắt, điều mà nhà văn cảm thấy đau xót. Nhà văn day dứt về những xung đột giữa các dân tộc, các tôn giáo mà đáng ra nó không nên có. Nhà văn cảm thấy cái phi lý hiện hữu ngay trong tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc mà ông luôn cổ xúy. Ông hoài nghi những sự kiện lịch sử, hoài nghi bản chất của các cuộc xung đột, dù ở phía bên này hay bên kia đều là những con người, đều là những mất mát đau thương.
Các nhà hiện sinh hoài nghi tất cả, kể cả tri thức. Nietzsche đã gọi sự bế tắc của luân lý và tri thức là tù ngục: “Tri thức và tri thức” - đó là chiếc bẫy cuối cùng luân lý giăng ra: và từ đó con người một lần nữa bị cầm giữ trong đó” [59, tr.101].
Trong Alexis Zorba - con người hoan lạc, nhân vật tôi là người trí thức, suốt ngày vùi đầu với đông sách vở lý thuyết kinh viện. Anh sống trong hoài niệm tâm linh. Anh bị ám thị bởi niềm tin vào Đức Phật. Đó là người trầm tư, chiêm nghiệm về cuộc đời.
Nhân vật tôi là anh trai trẻ mọt sách, chỉ thích nghiên cứu giáo lý Phập giáo. Anh không thiết tha với cuộc sống hiện thực. Nhưng rồi anh nhận ra sự trống rỗng của những lý thuyết khô khan, những đạo đức chỉ dẫn con người đến cuộc sống tĩnh tại, đúng hơn là một sự chết mòn.
Nhân vật trí thức xưng tôi trong Alexis Zorba điển hình cho sự dao động thường thấy của một trí thức khủng hoảng niềm tin sau những cuộc thế chiến. Anh
144
lưỡng lự trong chọn lựa giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa tinh thần và nhục thể. Anh mắc kẹt giữa cái tôi bản năng và sự hoài hướng tâm linh. Nhân vật tôi đã nhận ra cái khô cứng của lý thuyết nhưng vẫn ngại ngùng không dám lao vào cuộc đời sôi động. Tâm trạng giằng co ấy đã khiến nhân vật tôi mất phương hướng. Trong quá trình tìm kiếm bản thể của mình, anh chưa dấn thân vào cuộc sống. Vì vậy, cuộc đời đối với anh là mê lộ. Tâm trạng hoài nghi, chán nản chỉ mất đi khi con người hành động theo chủ thể tính của mình. Con người hiện sinh hành động là để thể hiện sự hiện tồn của mình. Anh không dễ thoát ly các giá trị cũ để dấn thân: “Làm sao tôi, một kẻ yêu đời mãnh liệt đến thế, lại có thể để mình mắc kẹt lâu như vậy trong đống sách nhảm nhí và mớ giấy đen ngòm mực! Trong cái ngày chia ly ấy, bạn tôi đã giúp tôi nhìn thấy rõ. Tôi nhẹ hẳn người” [59, tr.12]. Alexis Zorba đã tự do lựa chọn cho mình một cuộc sống, một kiểu hiện sinh độc đáo, không bị kìm kẹp bởi bất cứ một quy tắc, quy luật, phạm trù đạo đức nào cả. Con người của Zorba luôn dấn thân vào tự do, để nếm trải hương vị của cuộc đời. Sự nếm trải sẽ đem đến cho con người những xúc cảm khác nhau. Niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, đau khổ cũng sẽ từ dấn thân trải nghiệm mà có. Con đường suy nghiệm duy lý của nhân vật tôi thất bại để đến với tư tưởng khâm phục Zorba. Những lý thuyết sách vở không làm cho nhân vật tôi thấy được ý nghĩa của cuộc đời. Chất hiện sinh của Zorba làm cho anh đốn ngộ: “Nhưng đỉnh cao trí tuệ mà chúng tôi phải mất bao năm cố gắng gian khổ mới đạt tới, Zorba chỉ nhảy phốc một cái là tới. Và chúng tôi nói Zorba là một tâm hồn lớn” [59, tr.467].
Nhân vật tôi đã thấy được tầm vóc của con người hiện sinh Zorba. Và anh thấy lão đứng cao hơn những đỉnh cao của tâm hồn lớn. Hay nói cách khác, nhân vật tôi đã tìm thấy cho mình một quan niệm sống nơi Zorba: “Tôi thèm được như lão. Chính lão là kẻ đã phát hiện ra chân lý, tôi nghĩ thầm. Con đường của lão là chính đạo”
[59, tr.117]. Nhân vật tôi thèm muốn có cuộc đời tự do tự tại như Zorba. Con người duy lý, sùng bái lý thuyết kinh viện, sống đời xơ cứng đã bị lối sống hiện sinh của Zorba chinh phục.
Nhân vật tôi thấy rằng lý thuyết sách vở, những biểu tượng của tri thức trở nên vô bổ. Đây chính là nhân vật mà tác giả đã hóa thân vào để nói lên quan điểm của mình. Nhà văn hoài nghi tri thức vì cho răng nó chính là thứ đã đem lại cho chon
145
người mất tự do, làm cho con người mất phương hướng. Đây chính là sự hoài nghi hiện sinh về tri thức.
Như trên đã nói, tư tưởng hiện sinh của Nikos Kazantzakis có nhiều nét độc đáo so với các nhà văn hiện sinh khác. Các nhà văn hiện sinh khi sáng tạo nghệ thuật họ thường nhất quán trong hệ tư tưởng của mình. Hoặc hữu thần tôn xưng Thượng đế, hoặc vô thần ca ngợi bản thể con người. Có người khắc khoải đào sâu cái phi lý của cuộc đời hoặc có người đắm chìm trong lo âu, khắc khoải về sự hiện tồn của con người. Nếu như Hermann Hesse là một lòng hiện sinh hướng về Thiên chúa. Con người trong sáng tác của ông nỗ lực dấn thân để được tâm linh toàn mãn. Con người trong thế giới nghệ thuật của Kafka thì luôn phải khám phá và chấp nhận cái phi lý luôn chực chờ ập lên thân phận con người. Sáng tác của Camus là dòng chảy tiếp nối văn học phi lý từ Kafka. Trong tác phẩm của Camus, con người cảm thấy tất thảy những gì của cuộc sống là phi lý, phi lý trong mọi mối quan hệ, trong nguyên nhân, trong hành động, trong những lý lẽ chuẩn mực đạo đức, chính trị, xã hội. Con người phải phản kháng những cái phi lý ấy bằng cách quay lưng lại với nó.
Còn Nikos Kazantzakis thì lại khác. Ông tiếp thu nhiều luồng tư tưởng, trải nghiệm thực tế nhiều. Trong ông, các tư tưởng luôn được tiếp nhận rồi phủ nhận, ca ngợi rồi hoài nghi, dấn thân vào và rời bỏ nó. Xuất phát từ tinh thần dân tộc và Chính Thống giáo có tính cực đoan, ông đến với chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Nietzsche.
Rồi ông nghi ngờ Nietzsche để đến với Lenin; chối bỏ Lenin quay về với Jesus Christ. Cuối cùng là chối bỏ tất cả, ông đi vào cõi chết.
Hành trình ấy đối với nhà văn là vô vọng. Lối thoát nào cho con người trong hiện tại và trong tương lai, khi mà những khủng hoảng về các hệ giá trị, chiến tranh, nghèo đói, xung đột sắc tộc, tôn giáo ngày càng trở nên phổ biến hơn. Những điều mà Nikos Kazantzakis đặt ra cũng là những vấn đề to lớn mà nhân loại đang trăn trở.
Những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, vấn đề tôn giáo, đức tin, thân phận con người vẫn là những vấn đề nhức nhối, loài người không một lối thoát trong một trật tự thế giới đang ngày càng bất an hơn. Nỗi thống khổ tận tâm can của ông cũng là những vấn đề nhân loại đang ngày đêm hứng chịu và chưa bao giờ vượt thoát qua được. Cái đau khổ, day dứt, suy tư, hoài nghi của nhà văn hiện sinh thể hiện sự hòa