CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án
Acar: Tầng lớp tu sỹ trong đạo Bà ni và cũng là chức vị tu sỹ thấp nhất.
Allah: Thượng đế của người Islam giáo, trong Kinh Qur’an bản Việt ngữ thường viết là Rabb (tùy theo ngữ cảnh mà từ này được chú thành Allah hoặc Đấng Chủ tể). Trong các văn bản Việt ngữ viết về người Chăm Bà ni, Allah được phiên ra Latinh là Po/Pô Âuloah - thuật ngữ này được Luận án sử dụng tùy theo ngữ cảnh.
Chăm Bàlamôn: Cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận có những thực hành tôn giáo chịu ảnh hưởng từ Ấn giáo.
Chăm Bà ni: Cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận thực hành nhiều nghi lễ tôn giáo có nguồn gốc từ Islam giáo.
Chăm Islam: Cộng đồng người Chăm thực hành tôn giáo theo phái Islam Sunni Shafi’i ở các tỉnh Nam Bộ và tỉnh Ninh Thuận.
Dhikr/Zikr/Zekr: Thuật ngữ dùng để chỉ một cách thực hành tôn giáo của các dòng tu Sufi.
Đạo Bà ni: Thuật ngữ này được ghép từ đạo + Bà ni = đạo Bà ni. Từ
“đạo” được sử dụng theo nghĩa là đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội. Bà ni là từ bổ nghĩa cho từ
“đạo”. Luận án sử dụng thuật ngữ này là để ám chỉ cách thực hành tôn giáo của người Chăm Bà ni ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
Eid al-Fitr: Lễ kết thúc tháng Ramadan. Ở Việt Nam gọi là Lễ Xả chay.
Eid al-Adha: Lễ kết thúc mùa hành hương Hajj. Người Chăm thực hiện lễ này với tên gọi lễ Waha.
Hijra: Cuộc di trú của Muhammad và những người theo ông từ Mecca tới Medina năm 622 - về sau được chọn làm mốc mở đầu cho lịch Islam giáo.
Hanafi, Hanbali, Maliki, Shafi’i: Bốn trường phái giáo luật phái Sunni.
Hassan: một người con trai của Ali và Fatima, cháu ngoại Muhammad.
Husayn: Con trai thứ của Ali và Fatima, cháu ngoại Muhammad. Sự hi sinh của ông ở Karbala là điểm chú ý chủ yếu trong nghi lễ và niềm tin phái Shiah.
40
Hồi giáo/đạo Hồi: có nghĩa là đạo của người Hồi (Hui). Người Hồi là một tộc người thiểu số ở Trung Quốc ngày nay, nhưng vào những năm 616 - 840, họ có một quốc gia lấy tên là Hồi Hột, có thời điểm có biên giới phía Đông giáp Mãn Châu, phía Tây giáp Trung Á. Islam giáo theo chân các thương nhân trên Con đường Tơ lụa từ Trung Đông vào bắc Trung Quốc, tức vùng Tân Cương, và trở thành tôn giáo chính của dân tộc Hồi, vì vậy người Trung Quốc đã gọi Islam giáo ở dân tộc Hồi là Hồi giáo. Ở Việt Nam, từ Hồi giáo cũng được dùng cả về mặt quan phương và phi quan phương, tức là trong văn bản của Đảng, Nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ, cũng như cách nói thông thường khi nói đến bộ phận người Chăm theo Islam giáo ở Việt Nam.
Trong luận án này, tôi sử dụng thống nhất thuật ngữ Islam giáo cho phù hợp với tính chất của một nghiên cứu khoa học, tuy nhiên, thuật ngữ Hồi giáo cũng được sử dụng ở những văn cảnh cần trích dẫn nguyên văn.
Imam: Nghĩa đen là “lãnh tụ”, một thuật ngữ dành cho người hướng dẫn cầu nguyện ở Thánh đường. Quan trọng hơn, đó là chức danh người lãnh đạo hợp pháp cộng đồng Muslim phái Shiah.
Imưm: Vị tu sỹ điều khiển các buổi lễ trưa thứ Sáu hằng tháng và trong tháng Ramưwan ở đạo Bà ni.
Islam: Nghĩa đen: “Thần phục” hoặc “Phục tùng”, tên một tôn giáo nhất thần liên quan gần gũi với Do Thái giáo và Kitô giáo; những người theo tôn giáo này được gọi là Muslim.
Islam giáo chính thống: Ám chỉ cách thực hành tôn giáo theo giáo luật và thần học phái Islam Sunni.
Ismailis: Một chi phái Shiah, có thời kỳ rất có ảnh hưởng ở Bắc Phi.
Katat: Lễ thành niên cho nam thiếu niên Chăm Bàni.
Karơh: Lễ thành niên cho nữ thiếu niên Chăm Bà ni.
Khotip: Vị tu sỹ giảng giáo lý vào lễ trưa thứ Sáu ở đạo Bà ni trong tháng Ramưwan.
Mihrab: Vị trí hướng dẫn cầu nguyện trong Thánh đường, nơi bức tường Qibla.
41
Minbar: Bục giảng kinh, một trong những đặc điểm kiến trúc bên trong thánh đường Islam.
Muhammad: Nhà tiên tri của cộng đồng Islam giáo. Tín đồ Islam giáo tin rằng, ông là người nhận được Thiên khải của Thượng đế, đồng thời là Nhà tiên tri cuối cùng trong số các Nhà tiên tri của Thượng đế. Tương tự như trên, Muhammad thường được viết là Muhamach hoặc Muhamet.
Muslim: Thuật ngữ sử dụng cho cách gọi tín đồ Islam giáo.
Mưdin/Mưduôn: Người thông báo giờ cầu nguyện trong thánh đường Bà ni.
Pô Gru: Chức vị Sư cả và là người đứng đầu một thánh đường của người Chăm Bà ni.
Qibla: Một bức tường thuộc thánh đường Islam giáo, nơi bài trí Mihrab và Minbar - hướng tượng trưng cho việc tín đồ khi cử hành nghi lễ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều hướng về ngôi đền Ka’ba ở Mecca.
Ramadan: Tháng thứ 9 theo lịch Islam giáo và là tháng để tín đồ thực hiện việc “kiêng, nhịn” trong suốt tháng và coi đó là một bổn phận thực hành tôn giáo.
Ramưwan = Ramadan: cũng là tháng thứ 9, tháng kiêng nhịn của người Chăm Bà ni.
Shiah/Shi’i/Shi’ite: Tên một phái Islam đối lập với phái Sunni và suy tôn Ali - con rể của Nhà tiên tri Muhammad - là người lãnh đạo cộng đồng Islam giáo, kế tục Muhammad.
Trong luận án, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Shiah. Thuật ngữ Shi’i được sử dụng ở những chỗ theo văn cảnh trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo.
Sufism: Các biểu hiện lòng mộ đạo thần bí trong Islam giáo, ngoài ra, cũng có nghĩa chỉ các dòng tu Sufi.
Sunni: Có nguồn gốc từ Sunna/Sunnah. Sunna có nghĩa là thực hành tôn giáo theo thường lệ, đó là bản tập hợp những lời nói, việc làm của Nhà tiên tri Muhammad và trở thành một khuôn mẫu thực hành tôn giáo và tập quán pháp
42
của cộng đồng Islam giáo. Sunna được kết hợp với bản tập hợp những việc được Nhà tiên tri Muhammad chấp thuận (Hadith) trở thành giáo luật Islam giáo (Shari’ah). Các tín đồ Islam giáo tuân theo Sunna được gọi là Sunni và về sau được coi là Islam giáo chính thống.
Twelver Shiah: Một chi phái lớn trong phái Shiah. Chi phái này rất có ảnh hưởng ở Iran.
Zaydis: Một chi phái Shiah có ảnh hưởng chủ yếu ở Yemen.
43 CHƯƠNG 2