CHƯƠNG 3 CÁC HỆ PHÁI ISLAM GIÁO TRÊN THẾ GIỚI
3.2. Nhận thức về cách thực hành tôn giáo của đạo Bà ni
Những nghiên cứu trước đây đã so sánh thực hành tôn giáo của đạo Bà ni với phái Sunni, đồng thời nhìn nhận từ góc độ chủ thể tiếp nhận nên cho
104
rằng đạo Bà ni là Islam giáo suy thoái, hoặc là biến thể của Islam giáo, hoặc bị bản địa hóa,.... Tuy nhiên, như chúng tôi đã trình bày ở trên, trong thế giới Islam giáo, có ít nhất 3 hệ phái/dạng thức chủ yếu biểu đạt niềm tin tôn giáo do Nhà tiên tri Muhammad tạo lập và gắn với đó là những thực hành tôn giáo khác nhau. Vì vậy, không thể coi những cách thực hành tôn giáo ngoài Sunni là phi Islam giáo. Vấn đề này đã được Jamal J. Elias, (người có nhiều năm giảng dạy nhập môn Islam giáo ở Amherst College, Mỹ và đã nghiên cứu điền dã nhiều nơi trong thế giới Islam giáo) xác nhận:
Có vô vàn cách biểu hiện Islam khác nhau nhưng người ta vẫn phân biệt được cộng đồng Muslim với các cộng đồng khác. Những nét dị biệt trong thế giới Islam giáo là do liên quan đến ngôn ngữ, chủng tộc, tộc người, kinh nghiệm gắn với từng thời kỳ, tình trạng kinh tế, vị trí xã hội, đặc trưng giáo phái, v.v... Không thể đưa ra một tuyên bố nào mang tính phổ quát về niềm tin của người Muslim. Nét đặc trưng để nhận ra một cộng đồng Muslim chính là sự giống nhau trong thực hành nghi lễ. Đó là việc sử dụng gần như phổ biến ngôn ngữ Arab trong cầu nguyện và nghi lễ tế lễ bắt buộc; đó là đặt niềm tin vào Thượng đế (Allah) - người đã truyền Thiên khải bằng lời, gọi là Qur’an, qua một sứ giả tên là Muhammad [84].
Cho đến nay, như chúng tôi đã đề cập, hầu như các nghiên cứu có liên quan đến đạo Bà ni đều nhắc đến hai đặc trưng trên. Như vậy, nếu như đạo Bà ni không thuộc về hệ phái Islam Sunni thì cách thực hành tôn giáo của đạo Bà ni và những yếu tố Islam có trong đạo Bà ni có sự tương đồng nào với những cách thực hành tôn giáo của các hệ phái khác (Shiah và Sufi) hay không?
Từ thực hành tôn giáo và những yếu tố Islam giáo trong cộng đồng Chăm Bà ni như đã trình bày trong Chương 2, đặt trong sự đa dạng về hệ phái Islam giáo trên thế giới cũng như ở Đông Nam Á, đồng thời tìm hiểu vai trò của các tu sỹ Sufi hoặc dòng tu Sufi trong quá trình truyền giáo Islam giáo ở
105
Đông Nam Á và nhìn nhận vấn đề từ góc độ chủ thể truyền giáo (chứ không phải từ chủ thể tiếp nhận), chúng tôi cho rằng, cách thực hành tôn giáo của đạo Bà ni và cộng đồng tôn giáo gắn với cách thực hành này có sự tương đồng với cách thực hành tôn giáo của hệ phái Sufi.
Những sở cứ bước đầu để chúng tôi đưa ra nhận thức trên được trình bày như dưới đây:
3.2.1. Về thực hành tôn giáo
Ở thế kỷ 12 Công lịch, khi các dòng tu Sufi dần trở nên có tổ chức và đóng vai trò truyền bá Islam giáo vượt ra ngoài phạm vi Trung Đông và Bắc Phi thì nhiều tín đồ Islam giáo cố gắng kết hợp thực hành tôn giáo của Sufi với sự chấp nhận 5 trụ cột thực hành tôn giáo và giáo lý Islam giáo quy chuẩn (nguyên văn tiếng Anh: ... various persons tried to combine Sufi practice with an acceptance of the five pillars and standard Islamic dogma) (standard Islamic dogma có thể được hiểu là phái Sunni - NB) [110, tr. 127].
Thực tế thì trước khi các tín đồ Islam giáo theo thuyết thần bí (Sufism) hình thành nên dòng tu thì cách thực hành tôn giáo của họ giống như các tăng sĩ Phật giáo, nghĩa là xuất thế, “cắt ái, ly gia” và tu tập ở các tu viện riêng biệt.
Tới thế kỷ 13, các thiết chế luật pháp và giáo dục của Islam giáo được chính thức hóa, cũng như có mối quan hệ giữa chính phủ với các học giả pháp luật và thần học. Vì thế, những người theo thuyết thần bí cũng cần có một hình thức tổ chức và đua tranh quyền thế và vị thế xã hội với các thiết chế và các phong trào tôn giáo khác [84, tr. 55]. Người có đóng góp quan trọng nhất trong việc đưa các trụ cột thực hành tôn giáo như của phái Sunni vào trong cách thực hành tôn giáo của Sufi là Al-Ghazali (một nhà luật học, thần học và là người theo thuyết thần bí Islam giáo - Sufism; tên đầy đủ của ông là Abu Hamid Muhammad ibn Muhammad At-tusi Al-ghazali, sinh năm 1058, mất năm 1111).
106
Al-Ghazali là tác giả cuốn The Revival of the Religious Sciences (tạm dịch Việt ngữ: Làm sống lại những tri thức tôn giáo; Ihyāʾʿulūm ad-dīn trong ngôn ngữ Arab) - một tác phẩm được đánh giá là hết sức tường tận về tinh thần của tín đồ Islam giáo và được đọc nhiều nhất sau Kinh Qur’an. Tác phẩm này bao gồm 4 phần, mỗi phần có 10 chương. Trong 40 chương này, Al- Ghazali đã giảng giải giáo lý và thực hành tôn giáo của Islam giáo, đồng thời chỉ ra những nội dung này có thể làm cơ sở cho một đời sống mộ đạo sâu sắc, dẫn dắt tới những giai đoạn cao hơn của thuyết thần bí Sufi và làm cho nó (Sufism) có thể chấp nhận một phần Islam giáo chính thống [86]. Cũng trong cuốn sách này, ông đã chỉ ra cách thức mà lối sống của Sufi có thể được kết hợp với sự tuân thủ hành động thờ phượng 5 lần/ngày và các bổn phận cơ bản khác của một tín đồ Islam giáo. Những giảng giải của Al-Ghazali trong cuốn sách trên đã nâng mức độ phổ biến của thuyết thần bí ở nhiều nơi trong thế giới Islam giáo và khiến cho Islam giáo có thể thâm nhập sâu sắc hơn vào đời sống của những người dân mà cho đến nay họ chỉ là tín đồ Islam giáo trên danh nghĩa [110, tr. 128]. Nội dung cuốn sách Làm sống lại tri thức tôn giáo mà Al-Ghazali soạn thảo có 40 chương khiến chúng tôi cho rằng cuốn Kinh Qur’an mà người Chăm Bà ni đang sử dụng là cuốn sách của Al-Ghazali vì sách kinh này cũng chỉ có 40 chương và có thể tường minh phần nào tại sao người Chăm Bà ni tự nhận mình là “tín đồ Hồi giáo” nhưng cũng chỉ là trên danh nghĩa vì họ không phải thực hiện các bổn phận tôn giáo (cầu nguyện hằng ngày và kiêng nhịn tháng Ramadan, hành hương tới Thánh địa Mecca) như tín đồ Islam các hệ phái khác. Và cũng có thể thấy 5 trụ cột thực hành tôn giáo (như vẫn được coi là cách thực hành tôn giáo Islam chính thống, hơn 5 trụ cột này hoặc không đầy đủ 5 thì bị coi là không phải Islam giáo) là được cố gắng đưa vào thực hành tôn giáo của phái Sufi, và vì vậy việc tiếp nhận và tuân thủ nó như thế nào cũng còn tùy thuộc vào mỗi dòng tu và bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường,… nơi dòng tu đó có ảnh hưởng.
107
Một chi tiết khác có thể tăng thêm sự thuyết phục cho nhận thức của chúng tôi là trong số các dạng thức thực hành tôn giáo của các dòng tu Sufi có một dạng nghi lễ cầu nguyện tập thể không phải là bổn phận thực hành tôn giáo bắt buộc, được gọi là Hadra (ký âm từ ngôn ngữ Arab). Lễ cầu nguyện này thường được tiến hành vào các tối thứ Năm sau lễ cầu nguyện tối, vào các ngày thứ Sáu sau lễ cầu nguyện trưa, hoặc vào các tối Chủ nhật và cũng có thể vào các lễ hội đặc biệt và ở các nghi lễ chuyển tiếp. Hadra có thể thực hiện ở nhà, ở thánh đường,.... Hadra có rất nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các bài thuyết giáo, sự mặc tưởng tập thể, tụng đọc kinh Qur’an và các đoạn trích (đặc biệt là các đoạn trích mang tính chất cầu nguyện như hát thánh ca, ca tụng và cầu xin Thượng đế, thúc đẩy tình cảm tôn giáo, ca tụng Nhà tiên tri Muhammad,... [88].
So sánh với nghi lễ cầu nguyện nêu trên, chúng tôi thấy rằng ở đạo Bà ni cũng có những lễ cầu nguyện tương đồng với dạng nghi lễ Hadra. Bằng cớ là trong các nghi lễ cầu nguyện ở thánh đường trong tháng Ramadan, họ cũng có một lễ cầu nguyện vào ngày thứ Năm, vào giờ lễ cầu nguyện tối với tên gọi là lễ kinh ngày thứ Năm (Pôk Jip). Lễ cầu nguyện này tiến hành như các lễ cầu nguyện khác trong tháng Ramadan, nhưng không có giảng kinh như lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu. Tuy nhiên, họ sẽ tụng đọc thêm 5 bài kinh để cầu nguyện cho tổ tiên. 5 bài kinh này thường dùng trong lễ cúng gia tiên hoặc ở lễ tảo mộ. Và họ cũng có ít nhất 4 lần lễ cầu nguyện vào ngày thứ Sáu, cũng vào sau giờ cầu nguyện trưa với tên gọi cho loại lễ cầu nguyện này là lễ kinh ngày thứ Sáu (Harẽi Jamưăh) với hình thức vị Katip sau khi hướng dẫn lễ cầu nguyện, bước lên Minbar (người Bà ni gọi là Karong), tay phải chống gậy thần, tay trái cầm cuốn kinh viết bằng tiếng Arab, đọc to cho cả thánh đường cùng nghe. Kết thúc lễ cầu nguyện, tín đồ dâng lễ vật bằng xôi, chè, chuối. Vị Katip ngồi chính giữa thánh đường, các vị khác ngồi hai bên và tụng một hồi kinh trước chén lửa bốc lên hương trầm nghi ngút.
108
Thêm nữa, khi kết thúc mỗi lễ đọc kinh trong tháng Ramadan, theo khảo cứu của Thập Liên Trưởng, thì toàn bộ tu sỹ Bà ni trong thánh đường ngồi thành vòng tròn, vòng trong vòng ngoài, đến bắt tay các vị vừa tham dự lễ kinh, hai bàn tay để dọc, đan xen vào nhau, rồi dùng bàn tay phải đưa lên mũi. Hành động này để thể hiện lòng thỏa nguyện sau buổi lễ, tất cả tín đồ Bà ni đều là anh em ruột thịt [72]. Tuy cách giải thích của tu sỹ Bà ni là như vậy, nhưng so với hành động kết thúc lễ cầu nguyện của dòng tu Sufi Mevlevi (một dòng tu Sufi phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Balkan thuộc Đế quốc Ottoman ở thế kỷ 13) thì cũng có thể cho rằng hành động kết thúc lễ cầu nguyện ở người Bà ni là nét riêng biệt trong thực hành tôn giáo của đạo Bà ni nếu như coi đó là một dạng dòng tu Sufi. Hành động kết thúc lễ cầu nguyện của dòng tu Sufi Mevlevi được mô tả:
Những người tham gia lễ cầu nguyện (sau khi thực hiện xong việc cầu nguyện) đứng thành các vòng tròn với cánh tay dang rộng ngang vai, lòng bàn tay phải ngửa, lòng bàn tay trái úp, đồng thời cơ thể quay tít ngược chiều kim đồng hồ, sử dụng chân trái làm trụ.
Cách thực hành này được giải thích là biểu hiện cho sự tiếp nhận những ân phước thánh thần, vừa biểu hiện cho việc truyền dẫn những ân phước đó tới loài người [84, tr. 57].
Về bổn phận hành hương, so sánh thực hành tôn giáo của dòng tu Sufi M.T.O Shahmaghsoudi - một dòng tu do Oveys Gharani sáng lập ở thế kỷ VII Công lịch với các “trụ cột” thực hành niềm tin của phái Islam Sunni, Shiah 12 vị Imam (Shiah Twelver ), Shiah 7 vị Imam (Shiah Ismailis) thì chỉ có 2 điểm tương đồng là cầu nguyện và kiêng nhịn trong tháng Ramadan, trong đó đáng chú ý là thực hành tôn giáo của dòng tu M.T.O Shahmaghsoudi không có bổn phận hành hương (bổn phận hành hương ở đây là ám chỉ hành hương đến Thánh địa Mecca) - một điểm tương đồng với đạo Bà ni.
109
Bảng 3.1. Đa dạng về thực hành tôn giáo Islam giáo Thực hành tôn
giáo của Islam Sunni
Thực hành tôn giáo của Islam Shiah Twelver
Thực hành tôn giáo của Islam Shiah Ismailis
Thực hành tôn giáo của Dòng tu M.T.O Shahmaghsoudi) 1. Tuyên xưng
đức tin
2. Cầu nguyện 3. Kiêng nhịn trong tháng Ramadan
4. Từ thiện 5. Hành hương
1. Cầu nguyện 2. Thực hành tháng Ramadan 3. Hành hương 4. Từ thiện 5. Bảo vệ đức tin
6. Dẫn dắt người khác tới việc thiện
7. Dẫn dắt người khác tránh xa điều ác
8. Nộp thuế thu nhập (20% thu nhập hằng năm sau khi khấu trừ các chi phí thương mại và gia đình)
9. Yêu thương đồng đạo
10. Tách bạch với những người phản đối Allah [91].
1. Trách nhiệm bảo vệ hoặc giám hộ
2. Cầu nguyện 3. Kiêng nhịn tháng Ramadan 4. Bảo vệ đức tin 5. Sự thuần khiết 6. Từ thiện
7. Hành hương [91]
1. Tamarkoz = Meditation (tạm dịch: Thiền định):
nghĩa là tập trung các khả năng tạo ra trạng thái cân bằng và hòa hợp theo các chiều kích của thực tại.
2. Zekr = Dhikr 3. Cầu nguyện 4. Kiêng nhịn trong tháng Ramadan [100]
Tuy nhiên, trong Islam giáo, bên cạnh hình thức hành hương của tín đồ Islam giáo tới Mecca (Hajj) phổ biến như cả thế giới đã biết thì cũng còn một hình thức hành hương khác, gọi là Ziyarah (theo ngôn ngữ Arab, nghĩa là thăm viếng) hoặc Ziyarat (theo ngôn ngữ Ba Tư, nghĩa là hành hương). Tất nhiên, ở các quốc gia có tín đồ Islam giáo khác nhau, nói các ngôn ngữ khác nhau thì thuật ngữ này cũng viết khác nhau. Hình thức hành hương này được xếp vào phân loại thực tôn giáo của Sufi [96]. Hành hương theo kiểu Ziyarah
110
là việc thăm viếng các địa điểm liên quan đến Nhà tiên tri Muhammad, các thành viên và hậu duệ trong gia đình của ông (bao gồm các Imam phái Shiah), những người đồng hành cùng Muhammad và các nhân vật tôn kính khác trong Islam giáo, như: các Nhà tiên tri, các vị thánh Sufi và các học giả Islam giáo.
Địa điểm hành hương bao gồm các thánh đường, các phần mộ, chiến trường xưa, các ngọn núi và các hang động. Không thấy có quy định cụ thể về thời gian thực hiện loại hành hương này.
Đa số các học giả phái Sunni xác nhận rằng, mục đích của việc thăm viếng nơi an táng, nghĩa trang và mộ phần chỉ là để nhớ lại người đã khuất và người chết được chôn cất ở đó trong khi các lời thỉnh cầu lại hướng tới Allah.
Họ chỉ ra các nguồn tài liệu của phái Sunni cho thấy rằng loại hành hương kiểu này (Ziyarat) được phép và đã luôn luôn được thực hành.
Theo quan điểm của phái Shiah (ít nhất là theo quan điểm của hai nhà lãnh đạo Iran thời hiện đại là Ayatullah Borujerdi và Ayatullah Khomeini) thì có nhiều lý do để tín đồ Shiah tham gia hành hương kiểu Ziyarat, nhưng không có lý do nào cho phép thờ cúng người được chôn trong các ngôi mộ.
Tuy nhiên, tín đồ Shiah thực sự thích Ziyarat vì họ tin rằng những người được chôn cất có vị thế rất lớn trong cách nhìn của Thượng đế và họ tin rằng lời cầu xin của họ được hồi đáp qua những người này. Ví dụ, Imam thứ 10 của phái Shiah Twelve (phái Shiah 12 vị Imam) đã nói: Thượng đế có một số nơi mà Ngài muốn được cầu xin, và lời cầu xin được chấp nhận (ở những nơi đó);
Thánh đường và là nơi chôn cất Imam Husayin - vị Imam thứ ba của phái Shiah và là cháu ngoại của Nhà tiên tri Muhammad - ở thành phố Karbala, Iraq là một nơi như thế.
Theo quan điểm của phái Sufi thì mục đích của việc thăm viếng phần mộ theo kiểu Ziyarat là để đạt được sự hiểu biết thiêng liêng và để cầu nguyện cho người dưới mộ. Trong cuốn Làm sống lại tri thức tôn giáo của Al-Ghazali mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên, có viết: Thăm viếng mộ phần là một bổn phận được thực hiện vì ý muốn của Allah và thăm viếng mộ phần của cha và
111
mẹ vào một ngày thứ Sáu là phù hợp (Al-Ghazali, Ihya, IV, 711) [96]. Quy chiếu theo quan điểm này và căn cứ vào sự trùng hợp về số chương (40 chương) Kinh Qur’an của người Bà ni và tác phẩm Làm sống lại tri thức tôn giáo của Al-Ghazali (một tác phẩm rất có ảnh hưởng với thực hành tôn giáo và lối sống của các cộng đồng Sufi và tác giả của nó được thừa nhận là một tín đồ Islam giáo vĩ đại nhất sau Nhà tiên tri Muhammad), chúng tôi cho rằng Lễ tảo mộ (Ghurrăk) của người Chăm Bà ni vào những ngày cuối tháng Sakban (tháng thứ 8, trước tháng Ramadan theo lịch Islam giáo) chính là một kiểu hành hương Ziyarat theo quan điểm của phái Sufi. Thêm nữa, chúng tôi cũng cho rằng Kinh hội xoay vòng (Suk Yung) của giới tu sỹ Bà ni như đã đề cập trong hệ thống thực hành tôn giáo của người Chăm Bà ni ở Chương 2 cũng là một hình thức hành hương Ziyarat. Rất đáng tiếc, vùng đất Ninh - Bình Thuận dưới thời các chúa Nguyễn trải qua nhiều biến động, nên đến nay khó có thể tìm ra dấu vết trong thư tịch hoặc mộ phần của các bậc tiên khởi truyền Islam giáo tới người Chăm.
3.2.2. Về nguồn truyền giáo
Vấn đề nguồn gốc Islam giáo ở Đông Nam Á đều được các nhà nghiên cứu Islam phương Tây và phương Đông quan tâm bởi nó có ý nghĩa với việc xác định tính chất, đặc trưng tôn giáo, cũng như bản sắc Islam giáo ở khu vực này. Từ các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra các giả thuyết khác nhau về quá trình du nhập của Islam giáo vào Đông Nam Á. Có người tiếp cận từ góc độ Kinh tế học; có người tiếp cận từ góc độ Bia ký học;
có người tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ, chữ viết và văn học,…. Nhìn chung,
“các cuộc tranh luận về nguồn gốc Islam ở Đông Nam Á hải đảo, hay ai là người đầu tiên có công đưa Islam tới đây, dường như chẳng bao giờ có kết thúc, song mối quan hệ trực tiếp giữa buôn bán và sự lan tỏa của Islam giáo trong khu vực thì ít ai phủ nhận” [80, tr. 36]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đi trước tuy đã cố gắng tìm hiểu tính chất, đặc trưng Islam giáo ở Đông Nam