Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 34 - 37)

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cần thực hiện các biện pháp chính sau:

1.1.6.1 Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh

Nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với những sự biến động đó, xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh năng động. Chỉ trên cơ sở chiến lược đó, doanh nghiệp mới có thể phát hiện và tận dụng các thời cơ, đồng thời phát hiện và đề ra những biện pháp thích hợp để chống lại các mối đe doạ từ môi trường bên ngoài. Chiến lược kinh doanh phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải xây dựng gắn với thị trường, trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và khai thác tối đa

các thời cơ, các thuận lợi, các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Đồng thời, chiến lược phải có tính linh hoạt cao, không chỉ đề ra những vấn đề cụ thể mà nhằm đề ra hướng đi cho doanh nghiệp trên thị trường.

+ Trong chiến lược phải đề ra các mục tiêu then chốt, những vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu đó.

+ Chiến lược kinh doanh phải bao trùm và hài hoà giữa chiến lược kinh doanh chung và các chiến lược kinh doanh bộ phận (chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả...)

1.1.6.2 Nâng cao trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động:

Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần đầu tư thoả đáng để phát triển quy mô bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động cũng như đội ngũ cán bộ có tri thức chất lượng cao trong doanh nghiệp của mình: nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến.

Đối với các cán bộ quản lý đặc biệt phải tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết, am hiểu về các kiến thức xã hội, văn hoá, quản lý, tâm lý, kinh tế, pháp luật,...tổng hợp những tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng những kiến thức đó vào tổ chức và ra quyết định trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.6.3 Tăng cường công tác quản trị và tổ chức sản xuất:

Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có cơ chế ra quyết định nhanh chóng là một mẫu doanh nghiệp thích ứng với nền kinh tế thị trường với nhiều biến động. Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, cần phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. Có như thế, hoạt động của doanh nghiệp mới được thực hiện đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa chức năng và nhiệm

vụ của các bộ phận, duy trì và bảo đảm sự cân đối trong hoạt động của bộ máy.

Trong công tác quản trị không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, hệ thống này bao gồm các thành phần liên quan mật thiết đến nhau từ khâu thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và ra quyết định. Hệ thống thông tin của doanh nghiệp phải được thường xuyên cập nhật, bổ sung, được thiết kế phù hợp với khả năng khai thác của doanh nghiệp và đảm bảo vận hành với chi phí thấp nhất.

1.1.6.4 Đổi mới công nghệ, kỹ thuật:

Đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp là điều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp trong cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật ngày nay; Tuy nhiên, công tác đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị cần có những điểm lưu ý sau:

+ Dự đoán đúng nhu cầu của thị trường.

+ Lựa chọn được công nghệ phù hợp, tránh sử dụng những công nghệ lạc hậu hoặc quá hiện đại.

+ Có giải pháp huy động vốn hợp lý, hiệu quả: vốn cần cho đổi mới công nghệ rất lớn, vì vậy cần sử dụng vốn hợp lý, đầu tư đúng công nghệ cần thiết cho doanh nghiệp.

1.1.6.5 Tăng cường mở rộng quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội:

Cùng với sự phát triển của xã hội, mối quan hệ giữa các thành phần trong xã hội ngày càng chặt chẽ, doanh nghiệp cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế các khó khăn của môi trường bên ngoài:

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng.

+ Tạo sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, cung ứng: làm giảm áp lực vốn đối với doanh nghiệp, tăng cường xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.

+ Hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.

Đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là có ý nghĩa sống còn, nó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tích luỹ được nguồn vốn để tái đầu tư phát triển doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố hình ảnh của mình trên thị trường, tăng khả năng thích ứng với các biến động của môi trường kinh doanh. Đây chính là việc mà mỗi doanh nghiệp đều phải tích cực thực hiện nếu muốn tiếp tục đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)