Khái quát thị trường xăng dầu

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III

2.1 Khái quát thị trường xăng dầu

2.1.1 Khái quát thị trường xăng dầu Việt Nam

2.1.1.1 Đánh giá nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nền kinh tế quốc dân Trong thời kỳ đổi mới xăng dầu được coi là thứ nhiên liệu quan trọng cho nhiều ngành như luyện thép, thuỷ tinh, xi măng, giao thông, quốc phòng… Nó được coi là “máu” của công nghệ và đời sống kinh tế, tự nó đã khẳng định vị trí mũi nhọn trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đưa nước ta tiến nhanh trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của đất nuớc những năm gần đây, nhu cầu sử dụng xăng dầu của nước ta ngày càng tăng, đáp ứng đầy đủ mọi phương tiện xe cơ giới, các nhà máy, công trường, lâm trường…Nhu cầu sử dụng xăng dầu hàng năm tăng hơn dự kiến (5,5% - 6%), do kinh tế tăng trưởng cao (6,7%). Giá nhập khẩu xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu tăng liên tục và hiện đang duy trì ở mức cao, cùng với việc khan hiếm nguồn tại nhiều thị trường sản phẩm dầu thế giới (cung nhỏ hơn cầu), dẫn đến việc nhập khẩu xăng dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước gặp nhiều khó khăn, khả năng tìm kiếm nguồn hàng không còn dễ dàng như nhiều thời kỳ trước đây, đặc biệt các mặt hàng thông dụng vẫn là tập quán tiêu dùng ở thị trường Việt Nam (Do1%, Mogas 83) nay đã trở nên khan hiếm do các nước trong khu vực và trên thế giới đã không còn sử dụng và hạn chế sản xuất vì lý do

môi trường. Để thấy rõ sự gia tăng nhu cầu xăng dầu trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, ta có số liệu sau:

Biểu 2.1. Nhu cầu xăng dầu từ năm 2002-2004 Năm Đơn vị tính Nhu cầu

2002 M3, tấn 7.400.000

2003 M3, tấn 9.230.000

2004 M3, tấn 10.076.000 (Nguồn Số liệu thống kê của Petrolimex)

2.1.1.2 Đánh giá về tình hình cung ứng xăng dầu trên thị trường

Đáp ứng nhu cầu về xăng dầu của đất nước ngày càng tăng cao, các nhà kinh doanh đã phải mở rộng mạng lưới bán lẻ trên tất cả các miền, vùng của đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, vận động theo đúng quy luật phát triển của nề kinh tế thị trường. Hiện nay trong cả nước có gần 1.600 cửa hàng và đại lý đóng trên đại bàn toàn quốc từ Lao Cai đến Minh Hải, đồng thời tái xuất một khối lượng xăng dầu đáng kể sang thị trường các nước lân cận.

Hiện nay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam có 69 thành viên là các công ty và chi nhánh tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu đóng trên tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước, trong đó có 5 công ty xăng dầu lớn đại diện cho 69 thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là: Công ty xăng dầu khu vực I (Đức Giang- Gia Lâm- Hà Nội), Công ty xăng dầu khu vực II (Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty xăng dầu khu vực III (Thành phố Hải Phòng), Công ty xăng dầu khu vực V (Thành phố Đà Nẵng) và Công ty xăng dầu B12 (Thành phố Hạ Long- Quảng Ninh).

Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đã nhanh chóng góp phần vào việc cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân, là dấu hiệu của một ngành kinh tế quan trọng- ngành xăng dầu Việt Nam dưới chế độ mới. Hàng năm Tổng công ty nhập khẩu hàng triệu tấn xăng dầu và doanh thu bán xăng dầu hàng năm của Tổng công ty gần 20 tỷ đồng (chiếm

hơn 60% lượng xăng dầu nhập khẩu và chiếm gần 80% sản lượng xăng dầu bán ra trên thị trường xăng dầu Việt Nam), với mức tăng trưởng hàng năm là 5-7%.

Ngoài ra, do mức độ cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ngày càng gay gắt, Nhà nước đã cho phép một số ngành, địa phương thành lập thêm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì vậy, tại thời điểm này có nhiều công ty, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Tư nhân được phép nhập khẩu, uỷ thác nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong đó có 4 tổ chức kinh tế được nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu có tiềm năng lớn đó là: Công ty PETEC, Công ty Sài gòn (PETRO), Công ty PDC, Công ty VINAPCO.

BIỂU 2.2. THỊ PHẦN NHẬP XĂNG DẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU NĂM 2004

STT Đơn vị

Lượng nhập (1000 tấn)

Thị phần (%) 1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 5.858 60

2 Công ty PDC 1.475 15,04

3 Công ty Sài gòn (Petro) 1.609 16,42

4 Công ty Vinapco 559 5,7

5 Công ty Petec 279 2,84

Cộng 9.800 100

(Nguồn Số liệu thống kê của Petrolimex) 2.1.2 Khái quát thị trường xăng dầu trên địa bàn Hải Phòng

2.1.2.1 Đánh giá nhu cầu sử dụng xăng dầu trên đại bàn Hải Phòng

Năm 2004 và những năm tới nhu cầu sử dụng xăng dầu trên địa bàn Hải Phòng tăng mạnh, không những chỉ tăng trong khu vực các nhà máy xí nghiệp lớn mà còn ngay cả trong đời sống xã hội. Số lượng các phương tiện vận tải thuỷ, bộ ngày càng tăng làm cho nhu cầu sử dụng xăng dầu cho các phương tiện vận tải tăng nhanh. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình ngày một nâng cao, vì vậy số lượng xe máy tăng nhanh ở nhiều hộ gia đình làm tăng

nhu cầu sử dụng xăng ôtô cho sinh hoạt hàng ngày trong dân cư trên địa bàn.

Nhu cầu sử dụng xăng dầu của các khách hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như: Công ty Xi măng Hải Phòng: nhu cầu tiêu thụ loại hàng Mazut 22.000 tấn/năm tương ứng 1.833 tấn/tháng; Khu công nghiệp Nomura: nhu cầu Diesel 9.600 m3/tháng; Công ty Ximăng Hoàng Thạch: nhu cầu tiêu thụ Mazut 12.000 tấn/năm; Công ty vật tư than Hòn Gai: Nhu cầu tiêu thụ 7.200 m3 Diesel/năm,…

Điều đó chứng tỏ nhu cầu sử dụng xăng dầu trên địa bàn Hải Phòng đang tăng lên do sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Thành phố.

2.1.2.2 Đánh giá tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn Hải Phòng Chúng ta đã biết, thị trường xăng dầu ở Hải Phòng gồm hai vùng thị trường chính: trên đất liền và sông biển. Mỗi vùng thị trường đó đều có những nét đặc trưng và độ phức tạp khác nhau.

Về mặt hành chính, thành phố Hải Phòng có 5 quận nội thành,7 huyện ngoại thành trong đó có 1 huyện đảo. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Hải Phòng bao gồm: Đường 5 nối liền Hải Phòng- Hà Nội; đường 10 nối liền từ Quảng Ninh, qua Hải Phòng đi Thái Bình; đường 14 từ trung tâm Hải Phòng đi khu du lịch Đồ Sơn và các đường liên huyện. Trên các tuyến đường hiện đang có trên 80 điểm bán xăng dầu của 6 doanh nghiệp bố trí xen kẽ và gần 50 đại lý bán xăng dầu phủ khắp các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hải phòng; Riêng mạng lưới cửa hàng của công ty xăng dầu khu vực III có 31 cửa hàng. Có những tuyến đường như Lạch Tray, chỉ trong cự ly 4 km có tới 3 cửa hàng bán xăng dầu. Trên thị trường sông biển có tới 15 trạm bán xăng dầu cố định và di động. Tình hình tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn Thành phố Hải Phòng (không đề cập đến việc xuất bán hàng qua đường ống) như sau:

Biểu 2.3 : Thị phần xăng dầu của các đối thủ cạnh tranh chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2004

Đơn vị tính: tấn,m3

Mặt hàng Lượng

Xăng ôtô

Diezel Dầu hoả

Dầu FO Cộng

Tỷ lệ (%)

Vị trí

Tổng lượng tiêu thụ 72.423 183.227 6.523 187.682 449.855 100

C.ty XD khu vực III 43.454 109.936 3.914 112.609 269.913 60 1 Cty v.tải XD đ.thuỷ I 19.411 44.980 - 44.474 108.865 24,2 2

Công ty Petec 4.252 23.023 1.095 4.020 32.390 7,2 3 Xí nghiệp XD K131 1.965 4.843 - 15.235 22.043 4,9 4

Công ty PDC 2.250 - 1.000 7.367 10.617 2,36 5

C.ty c.ứng XD đ.biển 1.091 445 514 3.977 6.027 1,34 6 (Nguồn Phòng kinh doanh xăng dầu Công ty xăng dầu khu vực III ) Điều đó cho ta thấy thị trường xăng dầu Hải Phòng tuy phạm vi không lớn nhưng mức độ cạnh tranh khá lớn. Qua số liệu của biểu 2.3 cho thấy mặc dù trên địa bàn thành phố Hải Phòng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nhưng sản lượng tiêu thụ do công ty xăng dầu khu vực III chiếm 60% thị phần số còn lại là do các công ty khác đảm nhận. Điều đó đã khẳng định vị trí số 1 của công ty xăng dầu khu vực III trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu mà công ty là đại diện của Petrolimex kinh doanh các loại xăng dầu, gas... trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)