Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.2.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Cung tiền(M2) được đo lường bằng tổng lượng tiền trong một nền kinh tế.

Những thay đổi trong cung tiền có thể dẫn đến những thay đổi trong GDP danh nghĩa và mức giá. Mặc dù cung tiền cơ bản được xác định bởi chính sách của ngân hàng trung ương, nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi của các hộ gia đình và các ngân hàng. Nguồn cung tiền là thước đo quy mô thị trường, nếu lượng tiền trong nền kinh tế lớn thì các ngân hàng sẽ dễ huy động vốn và cho vay dễ dàng hơn từ đó thu được lợi nhuận nhiều hơn. Do vậy cung tiền ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Kosmidou (2008), Mamatzakis và Remoundos (2003).

2.2.2.2 Lạm phát

Lạm phát(INF) là tỷ lệ mà tại đó mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ gia tăng. Lạm phát làm bào mòn sức mua của người tiêu dùng. Pasiouras và Kosmidou (2007) cho rằng lạm phát có thể có một tác động ngược chiều hoặc cùng chiều đến lợi nhuận các ngân hàng. Mối quan hệ này phụ thuộc vào việc tỷ lệ lạm phát có thể dự kiến hoặc không dự liệu trước được. Nếu tỷ lệ lạm phát có thể tiên liệu trước, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất kịp thời. Qua đó, thu nhập tăng nhanh hơn chi phí và từ đó lạm phát có tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Mặt khác, nếu tỷ lệ lạm phát là không dự liệu trước được, các ngân hàng có thể không kịp điều chỉnh lãi

suất ngay tức thì do đó chi phí sẽ cao hơn so với thu nhập. Điều này sẽ có tác động ngược chiều đến lợi nhuận.

2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan 2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Bài nghiên cứu: Factors affecting the profitability of Malaysia commercial banks, African Journal of Business Management (Ong Tze San & Teh Boon Heng,2012) : Bài nghiên cứu về những yếu tố tác động đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Malaysia, trong giai đoạn 2003 đến năm 2009. Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy với ba chỉ số đại diện là: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thu nhập lãi cận biên (NIM) để đo lường các yếu tố tác động đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Malaysia.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thì ROA là chỉ tiêu đo lường lợi nhuận tốt nhất. Mô hình ROA cho R2 cao nhất và nó được giải thích tốt hơn bởi các yếu tố đặc trưng của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Sử dụng dữ liệu bảng được thu thập từ 20 ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng của Malaysia từ năm 2003 đến năm 2009. Bài nghiên cứu nhận định rằng các yếu tố như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản là một yếu tố quyết định quan trọng trong hoạt động lợi nhuận ngân hàng, ngân hàng có mức vốn hóa cao có thể chịu được rủi ro tài chính, ít gặp rủi ro thanh khoản và ít chi phí tài trợ từ bên ngoài, và do đó đạt được hiệu suất lợi nhuận cao hơn. Điều này làm tăng sự tự tin của người gửi tiền để tiếp tục gởi tiền cho ngân hàng. Một yếu tố quyết định mô hình ROA là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng nợ cho vay(LLR) có một mối quan hệ nghịch đảo với ROA. LLR cao có nghĩa là các ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn để dự phòng các khoản nợ xấu và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động(COSR) có một mối quan hệ nghịch biến và rất có ý nghĩa với mô hình ROA. Điều này gợi ý rằng COSR là một biến số cần thiết trong ROA để đo lường lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ có một COSR thấp và sẽ làm khả năng sinh lời cao hơn. Thanh khoản ngân hàng là yếu tố quyết định trong đo lường lợi nhuận ROA. Điều này ngụ

ý rằng thanh khoản cải thiện hiệu suất lợi nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng có tài sản thanh khoản cao sẽ hạ thấp nguy cơ phải phá sản vì chúng có thể chịu được rủi ro tài chính. Họ có thể làm giảm chi phí vay từ bên ngoài và kết quả lợi nhuận cao hơn. Do đó, Ngân hàng nên giữ đủ tài sản lưu động. Quy mô cũng là yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng. Nó ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng và ngụ ý rằng các ngân hàng quy mô lớn có nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng nhỏ. Bài viết còn cho thấy đối với các ngân hàng thương mại Malaysia, tăng trưởng GDP và lạm phát không tác động đến lợi nhuận trong cả hai mô hình với ROA, ROE, hay là NIM.

Bài nghiên cứu: Bank-Specific and Macroeconomic Factors Related to Bank Profitability and Stock Return in Thai Lan (Juvevio Antonio & Li Li, 2014): Bài viết nghiên cứu về mối quan hệ của các đặc trưng ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận ngân hàng và lợi nhuận của cổ phiếu của 11 ngân hàng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thái Lan. Dữ liệu lấy theo quý từ năm 2004-2013. Tác giả sử dụng các chỉ số ROA, ROE, NIM là biến phụ thuộc trong khi các biến đặc trưng ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô làm biến độc lập. Kết quả cho thấy quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tính thanh khoản có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi, hiệu quả quản lý, rủi ro tín dụng, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thực có mối quan hệ nghịch chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng và lợi nhuận của cổ phiếu. Chất lượng tài sản và tăng trưởng GDP không có ý nghĩa đến lợi nhuận của ngân hàng và lợi nhuận của cổ phiếu.

Bài nghiên cứu: Determinants of banks’ profitability: evidence from EU 27 banking systems (Petria, Capraru and Ihnatov, 2015): Trong nghiên cứu này, Các tác giả xác định các yếu tố quyết định chính đến lợi nhuận của 27 ngân hàng trong hệ thống của EU trong giai đoạn 2004-2011. Tác giả chia các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng trong hai nhóm lớn: Các đặc trưng ngân hàng và đặc trưng ngành(các yếu tố nội bộ) và yếu tố kinh tế vĩ mô (bên ngoài). Biến phụ thuộc là ROAA và ROAE. Sử dụng mô hình FEM, các kết quả thực nghiệm cho

thấy rủi ro tín dụng ( NPL/tổng dư nợ) và rủi ro thanh khoản (Tổng dư nợ/Tiền gửi khách hàng), hiệu quả quản lý(chi phí/thu nhập), đa dạng hóa kinh doanh, tập trung thị trường / đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế có tác động đến lợi nhuận ngân hàng, cả trên ROAA và ROAE. Quy mô của các ngân hàng không quan trọng trong trường hợp của ROAE và có một ảnh hưởng nhỏ đến ROAA. Là một kiến nghị chính sách cho các cơ quan, nhóm tác giả đề nghị một sự giám sát tốt hơn cho rủi ro tín dụng và thanh khoản của các ngân hàng và khuyến khích cạnh tranh ngân hàng. Đối với các nhà quản trị ngân hàng nên theo dõi các chỉ số rủi ro tín dụng và thanh khoản, đa dạng hóa các nguồn thu và giảm thiểu chi phí.

Bài nghiên cứu: Determinants of bank profitability in a developing economy: Empirical evidence from the Philippines (Fadzlan Sufian and Royfaizal Razali Chong, 2008): Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 24 ngân hàng ở Philippines giai đoạn 1990-2005. Tác giả sử dụng mô hình FEM để đo lường tác động của các biến đặc trưng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận ngân hàng thông qua chỉ số ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các yếu tố đặc trưng ngân hàng đều có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận ngân hàng trong đó quy mô, rủi ro tín dụng và chi phí có ảnh hưởng nghịch chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, trong khi thu nhập ngoài lãi và vốn có tác động cùng chiều. Kết quả cũng cho thấy rằng lạm phát có ảnh hưởng nghịch chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, trong khi các tác động của tăng trưởng kinh tế, cung tiền, và vốn hóa thị trường chứng khoán thì không có ý nghĩa thống kê.

Bài nghiên cứu: Bank-specific and macroeconomic determinants of profitability in Middle Eastern banking( Ali Mirzaei & Zeynab Mirzaei, 2011):

Nghiên cứu các yếu tố quyết định lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng Trung Đông.

Tác giả sử dụng các đặc trưng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô để đo lường lợi nhuận ngân hàng thông qua chỉ số ROAA và ROAE trong giai đoạn 1999-2008 ở 12 nước khu vực Trung Đông. Sử dụng cả hai phương pháp OLS và GMM. Kết quả từ mô hình động cho thấy một mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô và khả năng sinh lời của ngân hàng. Những yếu tố bên trong ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến lợi nhuận

ngân hàng là chi phí/lợi nhuận. vốn/tổng tài sản, dư nợ cho vay/ tổng tài sản, chi phí/tổng tài sản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ. Qua đó tác giả cho thấy rằng sức mạnh vốn, thanh khoản, và hiệu quả là yếu tố quyết định chính của lợi nhuận. Ngoài ra kết quả ước lượng cho thấy không có mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và lợi nhuận ngân hàng. Tăng trưởng dân số có ảnh hưởng đáng kể vào lợi nhuận. Cuối cùng, tác động của các hoạt động ngoài bảng cân đối về lợi nhuận ngân hàng là tiêu cực.

Bài nghiên cứu: The impact of macroeconomic variables and banks characteristics on Jordanian Islamic banks profitability: Empirical Evidence( Al- Qudah và Ali Jaradat 2013): Nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến lợi nhuận các ngân hàng ở Jordan giai đoạn 2000-2011. Tác giả sử dụng mô hình FEM và GLS cho dữ liệu bảng để kiểm định các giả thuyết. Kết quả cho thấy các yếu tố bên trong như: vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, quy mô ngân hàng tác động thuận chiều đến ROE và ROA trong khi chỉ số tổng tiền gửi/tổng tài sản tác động ngược chiều đến ROE và ROA, Tổng dư nợ/tổng tiền gửi không ảnh hưởng đến ROA nhưng ảnh hưởng ngược chiều đến ROE. Các yếu tố bên ngoài như: chỉ số chứng khoán, cung tiền tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Bài nghiên cứu: The impact of macro factors on the profitability of China’s commercial banks in the decade after WTO accession (Qinhua Pan, Meiling Pan, 2014):Bài viết nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Trung Quốc trong những thập kỷ sau khi gia nhập WTO, nghiên cứu này được phân tích thực nghiệm trên một bảng dữ liệu bất cân xứng của 10 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1998- 2012. Mô hình này với ROA là biến phụ thuộc và có GDP, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng cung tiền, lãi suất và tổng vốn hóa thị trường của cổ phiếu là biến độc lập. Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để chọn một trong hai mô hình REM và FEM để tìm ra mô hình tối ưu, kết quả mô hình REM phù hợp hơn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất cho vay dài hạn và tăng trưởng cung tiền có ảnh hưởng

cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi tổng vốn hóa thị trường chứng khoán có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Trong số các biến kinh tế vĩ mô được lựa chọn, ảnh hưởng của tăng trưởng cung tiền là rõ ràng nhất.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)