CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
4.1 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các mô hình từ các nghiên cứu của Ong Tze San & Teh Boon Heng(2012), Juvevio Antonio & Li Li(2014), Sufian và Chong (2008), Al Qudah & Ali Jaradat(2013) và Qinhua Pan & Meiling Pan(2014) kết hợp tình hình thực tế tại Việt Nam để thực hiện bài nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. Bài nghiên cứu áp dụng mô hình nghiên cứu như sau:
- Mô hình 1: ROAit= β0+ β1TAit +β2LAit +β3CAit + β4 LLPit +β5COSRit + β6DAit + β7M2t + β8INFt + εit
- Mô hình 2: ROEit= β0+ β1TAit +β2LAt +β3CAit + β4 LLPit+ β5COSRit + β6DAit + β7M2t + β8INFt + εit
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
-ROAit: Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản. Biến phụ thuộc ROA của ngân hàng i tại thời điểm t
-ROEit: Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. Biến phụ thuộc ROE của ngân hàng i tại thời điểm t.
Biến độc lập:
- TAit: Quy mô ngân hàng= Ln(tổng nguồn vốn) của ngân hàng i tại thời điểm t.
- CAit: Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn của ngân hàng i tại thời điểm t.
- LAit: Tổng cho vay khách hàng/tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t.
- DAit: Tổng tiền gửi/tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t.
- LLPit: Chi phí dự phòng rủi ro/tổng nợ của ngân hàng i tại thời điểm t.
- COSRit: Chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t.
- M2t: Cung tiền tại thời điểm t.
- INFt: Tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t.
- εit: Sai số ngẫu nhiên - β0: Hệ số chặn
***Giả thuyết nghiên cứu:
Biến TA: Quy mô ngân hàng= Ln(tổng tài sản)
Tổng tài sản ngân hàng đại diện cho quy mô(SIZE) của ngân hàng. Bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng LN(Tổng tài sản). Sự ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thường là tác động dương như trong nghiên cứu của Smirlock (1985), D.Alper và A.Anbar(2011),.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu trái ngược điển hình là nghiên cứu của Isik và Hassan(2002 ), Chen và cộng sự(2005) hoặc Akin và cộng sự(2009) đã cho thấy có sự tác động tiêu cực của quy mô đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Giả thuyết H1 : Quy mô ngân hàng tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Biến CA: Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn
Tỷ lệ này được xem là một trong những chỉ tiêu cơ bản về sức mạnh nguồn vốn.
Vốn chủ sở hữu càng cao thì ngân hàng sẽ có khả năng chịu đựng được những rủi ro tài chính, càng ít các nguồn tài trợ bên ngoài thì ngân hàng sẽ càng hoạt động hiệu quả hơn. Qua nghiên cứu của Demirguc-Kunt cùng cộng sự(1999),Pasiouras và Kosmidou(2007), Athanasoglou cùng cộng sự(2008) , Ong Tze San và Teh Boon Heng(2012) đã cho thấy sự tác động tích cực của vốn chủ sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoặc theo lý thuyết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro thì vốn chủ sở hữu tăng có thể làm giảm hiệu suất hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết H2 : Vốn chủ sở hữu tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Biến LA: Tổng cho vay khách hàng/tổng tài sản
Dư nợ cho vay khách hàng là một nguồn thu nhập lớn của ngân hàng, nó tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng nếu chất lượng khoản vay tốt.
Ngược lại nếu dư nợ cho vay lớn tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu tăng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng như nghiên cứu của Alper và Anbar(2011)
Giả thuyết H3 : Dư nợ cho vay khách hàng tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Biến DA: Tổng tiền gửi khách hàng/tổng tài sản
Tiền gửi khách hàng là nguồn tài chính chủ yếu các ngân hàng với chi phí thấp nhất. Các khoản tiền gửi huy động được chuyển thành các khoản vay với lãi suất cao hơn. Do đó tiền gửi ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng Javaid và cộng sự(2011), Gil và cộng sự (2011). Tuy nhiên nếu nguồn vốn huy động nhiều nhưng ngân hàng không thể cho vay dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn phải trả lãi nhiều hơn cho việc huy động mà nguồn thu từ cho vay lại thấp hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Davydenko(2010) Giả thuyết H4 : Tiền gửi tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Biến LLP: Chi phí dự phòng rủi ro/tổng dư nợ cho vay khách hàng
Chi phí dự phòng rủi ro đại diện cho rủi ro tín dụng càng cao nghĩa là các khoản nợ xấu gia tăng do đó sẽ ảnh hưởng làm giảm hiệu quả hoạt động ngân hàng do phải trích lập dự phòng. Một số các nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro tín dụng tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Miller và Noulas (1997), Sufian(2011), Sufian và Chong(2008), Athanasoglou và cộng sự(2008).
Giả thuyết H5 : Chi phí dự phòng rủi ro tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Biến COSR: Chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động
Tỷ lệ này đại diện cho chi phí vận hành ngân hàng so với mức thu nhập tương ứng. Các nghiên cứu của Kosmidou và cộng sự(2006), Ong Tze San và Teh Boon Heng(2012) cho thấy rằng tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động kinh doanh ngân hàng càng có hiệu quả.
Giả thuyết H6 : Chi phí hoạt động tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Biến M2: Cung tiền
Nguồn tiền càng lớn thúc đẩy hoạt động huy động vốn và cho vay dễ dàng do đó có thể làm tăng lợi nhuận ngân hàng. Mamatzakis và Remoundos(2003) chỉ ra rằng cung tiền tác động đáng kể lên hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Giả thuyết H7 : Cung tiền tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Biến INF: Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát tăng để kiềm chế nó buộc ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất do đó thu hút được tiền từ người dân gửi vào đồng thời lãi suất cho vay cũng tăng cao làm tăng lợi nhuận ngân hàng. Theo Mamatzakis và Remoundos (2003), Haron và Wan (2004), Kosmidou và cộng sự(2006), và Athanasoglou và cộng sự (2008) nhận thấy rằng lạm phát có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng.
Tuy vậy Pasiouras và Kosmidou (2007) đã chỉ ra rằng lạm phát có thể có một tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng.
Giả thuyết H8 : Tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều hoặc cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Bảng 4.1 Mô tả các biến và kỳ vọng của mô hình:
Biến Cách tính Kỳ vọng Các nghiên cứu liên quan đã sử dụng
TA LN(Tổng tài
sản)
+/- -Ong Tze San&Teh Boon Heng(2012) -Juvevio Antonio&Li Li(2014)
-Sufian&Royfaizal Razali(2008) -Al-Qudah&Ali Jaradat(2013)
CA Vốn chủ sở
hữu/tổng tài sản
+/- -Ong Tze San&Teh Boon Heng(2012) -Juvevio Antonio&Li Li(2014)
-Ali Mirzaei&Zeynab Mirzaei(2011) -Al-Qudah&Ali Jaradat(2013)
-Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang(2013)
-Hồ Thị Hồng Minh&Nguyễn Thị Cảnh(2015)
LA Tổng dư nợ cho
vay khách
hàng/tổng tài sản
+/- -Ali Mirzaei&Zeynab Mirzaei(2011) -Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang(2013)
-Hồ Thị Hồng Minh&Nguyễn Thị Cảnh(2015)
DA Tổng tiền gửi
khách hàng/tổng tài sản
+/- -Al-Qudah&Ali Jaradat(2013)
-Hồ Thị Hồng Minh&Nguyễn Thị Cảnh(2015)
LLP Chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ cho vay khách hàng
- -Ong Tze San&Teh Boon Heng(2012) -Juvevio Antonio&Li Li(2014)
-Sufian&Royfaizal Razali(2008) -Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà(2012)
COSR Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động
- -Ong Tze San&Teh Boon Heng(2012) -Juvevio Antonio&Li Li(2014)
-Petria,Capraru&Ihnatov(2015) -Ali Mirzaei&Zeynab Mirzaei(2011) -Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang(2013)
-Hồ Thị Hồng Minh&Nguyễn Thị Cảnh(2015)
M2 Cung tiền hàng
năm
+ -Al-Qudah&Ali Jaradat(2013) Qinhua Pan&Meiling Pan(2014) INF CPI hàng năm +/- -Juvevio Antonio&Li Li(2014)
-Sufian&Royfaizal Razali(2008) -Qinhua Pan&Meiling Pan(2014) -Hồ Thị Hồng Minh&Nguyễn Thị Cảnh(2015)