Một số vấn đề lí luận thích ứng

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn mĩ thuật cho một số trường tiểu học thành phố sơn la (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CỦA SINH VIÊN

1.2. Một số vấn đề lí luận thích ứng

Thuật ngữ “thích ứng” xét về mặt ngữ nghĩa được hiểu dưới nhiều phạm vi, góc độ, khác nhau:

*Tiếng Anh: “Thích ứng” là adapt; adaptation; adjustment

* Theo cuốn từ điển Advance Learner’s Encyclopedic Dictionary:

- Động từ “adapt” có nghĩa là làm cho phù hợp với hoàn cảnh mới, điều kiện mới hay cách thức sử dụng mới.

- Danh từ “Adaptation” là thuật ngữ của sinh học dùng để chỉ hành động hoặc quá trình thích nghi, thích ứng.

* Hệ thống từ điển Việt Nam định nghĩa về “ thích ứng” nhƣ sau:

- Từ điển Tiếng Việt ( Minh Tâm, Phạm Thành Nghị): Thuật ngữ “Thích ứng” có nghĩa là:

+ Một là, có những thay đổi phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới;

+ Hai là, có nghĩa nhƣ thích nghi, tức là có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới.

- Từ điển Tiếng Việt:

+ Thích nghi: có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh môi trường mới…

+ Thích ứng: 1. Có những thay đỏi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới.

2. Nhƣ thích nghi [13]

* Hệ thống từ điển tâm lý cũng có định nghĩa về “thích nghi” và “thích ứng” - Từ điển tâm lý của Nguyễn Khắc Viện, 1991 [6]

+ Thích nghi và thích ứng đƣợc để chung một mục và có nghĩa là: Một sinh vật sống được trong môi trường có nhiểu biến động, bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân hoặc tìm cách thay đổi môi trường. Bước đầu là điều chỉnh những phản ứng sinh

lý (như thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm) sau này là thay đổi cách ứng xử, đây là thích nghi tâm lý.

+ Thích nghi xã hội: Một cá nhân tiếp nhận đƣợc các giá trị của một xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy.

- Từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, năm 2008 [16]:

+ Thích nghi: Sự thích nghi về cấu tạo và chức năng cơ thể, bao gồm cả cơ quan và tế bào của nó, đối với điều kiện của môi trường.

Thích nghi xã hội: 1. Quá trình thích nghi tích cực của cá nhân với những điều kiện của môi trường xã hội mới. 2. Kết quả của quá trình trên. Nội dung tâm lý – xã hội của thích nghi xã hội là gần gũi về mục đích và định hướng giá trị của cả nhóm tới mỗi thành viên, ý thích của cá nhân về các tiêu chuẩn, truyền thống và văn hoá tinh thần trong nhóm, sự hoà nhập của người đó vào cấu trúc vai trò của nhóm.

+ Thích ứng: Phản ứng của cơ thể với những thay đổi của môi trường. về nguyên tắc, có hai phương thức thích ứng khác nhau của cơ thể đối với những thay đổi các điều kiện của môi trường.

Một là, thích ứng bằng cách thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức; đây là phương thức phổ biến đối với động và thực vật.

Hai là, thích ứng bằng cách thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức; phương thức nàu chỉ chỉ đặc trưng cho động vật và gắn liền với sự phát triển tâm lý; phương thức này được phân chia thành hai hướng khác nhau:

+ Thay đổi chậm những hình thức hành vi đƣợc kế thừa – bản năng, mà sự tiến hoá của những bản năng này diễn ra dưới sự ảnh hưởng của những thay đổi đổi môi trường với tốc độ chậm;

+ Phát triển năng lực học tập của cá nhân, năng lực “hành động hợp lý” - những thay đổi nhanh của hành vi, “sáng tạo” ở mức độ nhất định những phương thức hành vi mới để đáp lại những thay đổi nhanh của môi trường mà bản năng bị bất lực; những hoạt động này không nhất thiết phải cố định, di truyền, vì sự ƣu việt của chúng là tính mềm dẻo cao; vì vậy, chỉ có những khả năng hành động quy định thứ bậc cao của tổ chức tâm lý của sinh vật mới đƣợc di truyền.

Như vậy, theo các quan niệm trên thì “Thích ứng” được hiểu tương đồng với

“thích nghi”. Xét về mặt từ loại thì “thích nghi” và “thích ứng” đƣợc hiểu là danh từ và động từ. Là động từ khi chỉ quá trình biến đổi của sinh vật để phù hợp với điều kiện

sống mới; là danh từ khi chỉ kết quả của quá trình trên. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, thích ứng là một quá trình tâm lý phức tạp, nó không đơn giản chỉ là quá trình biến đổi một cách thụ động theo hoàn cảnh sống mà còn bao hàm cả tính tích cực chủ động của chủ thể nhằm cải tạo bản thân và hoàn cảnh, tạo ra sự phù hợp tối ƣu để đạt hiệu quả cao trong hoạt động.

Theo đó, có thể phân tích sự khác nhau giữa khái niệm “thích ứng” và “thích nghi” nhƣ sau:

Thích nghi: +) Có nguồn gốc sinh học, thiên về thể hiện những phản ứng có tính chất sinh học của cơ thể, những biến đổi của cơ thể động vật gắn liền với sự biến đổi một cách lâu dài trong quá trình tiến hóa của sinh vật.

+) Không nhấn mạnh đến tính tích cực, chủ động của cá thể trước sự thay đổi của môi trường.

Thích ứng: +) “Thích” có nghĩa là thích hợp, “ứng” có nghĩa là phản ứng, ứng phó. Thích ứng là hệ thống các phản ứng, ứng phó thích hợp của con người trước sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh sống

+) Khái niệm thích ứng nhấn mạnh tính xác định về phản ứng của cơ thể trong một hoàn cảnh cụ thể, môi trường cụ thể; chủ thể phải chủ động, tích cực trước sự thay đổi của môi trường.

Nhƣ vậy, khái niệm “thích ứng” hẹp hơn khái niệm “thích nghi”. Khái niệm

“thích nghi” dùng cho mọi đối tƣợng sinh vật, gắn với quá trình sinh học; Khái niệm

“thích ứng” chỉ dùng cho con người, gắn với quá trình tâm lý – xã hội.

Để xem xét rõ bản chất của “thích ứng” có thể xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau. Nếu nhìn nhận theo quan điểm của tâm lý học hoạt động, thì hoạt động vừa là đối tượng, vừa là phương thức của thích ứng. Con người chỉ có thể thích ứng khi tham gia vào các hoạt động cụ thể và khi chủ thể thực sự tự giác, tích cực chủ động trong hoạt động thì con người mới thích ứng đưuọc với sự thay đổi của điều kiện sống và môi trường. Tức là con người phải có sự thay đổi về cả ba mặt : ý thức,thái độ, hành vi trong quá trình tham gia hoạt động. Hoạt động sẽ có kết quả nếu con người có sự thích ứng trên 3 mặt ấy

Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể định nghĩa khái niêm “Thích ứng”

nhƣ sau: Thích ứng là sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với những biển đổi (hoặc yêu cầu mới) của môi trường (hay hoạt động), giúp cho họ tiến hành

hoạt động có hiệu quả.

1.2.2. Đặc trưng cơ bản của thích ứng

Thích ứng của con người có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Thích ứng là quá trình chủ thể tích cực tác động qua lại với môi trường sống.

- Thích ứng nảy sinh khi khi xuất hiện kích thích từ môi trường sống mới. Khi điều kiện sống thay đổi, các kích thích mới tác động vào chủ thể, những đặc điểm cơ thể, đặc điểm tâm lý không còn thích hợp để phản ứng thích hợp với môi trường sống mới buộc chủ thể phải có sự thay đổi tâm lý bên trong, trên cơ sở đó điều chỉnh hành vi mới cho phù hợp với điều kiện kích thích mới.

- Sự thích ứng của con người được biểu hiện bằng sự thay đổi hệ thống các thành tố trong cấu trúc tâm lý, ý thức của con người bao gồm: nhận thức, thái độ, hành vi. Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất, khách quan nhất là thay đổi hành vi.

- Sự thích ứng giúp con người hoà nhập với cuộc sống mới, đem lại sự thoả mái trong đời sống kinh tế xã hội và sinh hoạt của con người.

1.2.3. Các mặt biểu hiện của thích ứng

Thích ứng đƣợc hình thành và phát triển trong hoạt động giao tiếp và đƣợc biểu hiện qua 3 mặt: Nhận thức, thái độ, hành vi.

1.2.3.1. Mặt nhận thức trong thích ứng

Với đời sống tâm lý nói chung, và với quá trình thích ứng nói riêng thì nhận thức luôn đƣợc coi là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất. trong cuộc sống, tiến hành các hoạt động khác nhau, con người luôn phải nhận thức thế giới xung quanh và nhận thức cả bản thân. Trong “Bút kí triết học”, Lenin viết: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới tự nhiên bởi con người. Nhưng đó không phải là một sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn toàn; quá trình này là cả một chuỗi những sự trừu tƣợng, những sự cấu thành, những sự hình thành ra các khái niệm, quy luật… và các khái niệm, quy luật này… (tƣ duy, khoa học, “ý niệm logic”) cũng bao quát một cách tương đối, gần đúng những quy luật phổ biến của thế giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển”.

Theo đó, nhận thức luôn là yếu tố đầu tiên, là cơ sở để định hướng thái độ, hành vi của cá nhân. Nhờ nhận thức, con người làm chủ được thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình. Trong đó, các biểu hiện về mặt nhận thức trong thích ứng tâm lý đó là: các khái niệm, thông tin, tri thức, về đối tƣợng đƣợc nhận thức. Những tri thức ấy có thể được con người biết được qua quát trình nhận cảm tính hay lý tính. Nếu như

con người càng có nhiều thông tin, tri thức về đối tượng thì con người càng dễ dàng thích ứng hơn trong sự biến đỏi của hoàn cảnh mới, điều kiện làm việc mới. Bởi lẽ, khi ấy con người luôn phải trả lời được các câu hỏi: môi trường có thay đổi gì? Vì sao có thay đỏi thay đổi ấy? Sự thay đổi ấy có phù hợp hay không phù hợp? Mình phải thay đổi nhƣ thế nào cho phù hợp? Thay đổi cái gì? (nhận thức? thái độ? hành vi?). Thay đổi bằng cách nào? Thay đổi ở đâu?... Nếu trả lời đƣợc những câu ấy tức là cá nhân đã nhận thức đƣợc cần phải thích ứng. Điều này, rõ ràng là có mức độ biểu hiện khác nhau ở những cá nhân khác nhân và các lứa tuổi tuổi khác nhau. Do trình độ nhận thức của con người là khác nhau. Thậm chí, mặt nhận thức trong cùng một con người cũng có thể có sự khác nhau trong quá trình tương tác qua lại giữa chủ thể và môi trường sống. Mặt nhận thức trong thích ứng là yếu tố đầu tiên, tiên quyết chỉ đạo toàn bộ quá trình thích ứng của con người. Nếu không có nhận thức đúng, con người khó có thể thích ứng đƣợc.

Nhận thức trong thích ứng chính là hiểu biết về các biến đổi so với trước, về các yêu cầu mới, về các cách thức giải quyết vấn đề và khả năng của bản thân đối với các yêu cầu mới.

1.2.3.2. Mặt thái độ trong thích ứng

Các nhà tâm lý học phương Tây cho rằng: thái độ là một thiên hướng trí thông minh cụ thể về một kinh nghiệm sắp trải qua, nhờ đó kinh nghiệm đó đƣợc thay đổi, hoặc là một điều kiện sẵn sàng cho một hoạt động nhất định.

Thái độ của cá nhân là nền tảng cho hành vi của họ và dựa trên cơ sở nhận thức tốt. Mặt thái độ tạo ra động cơ tích cực cho cá nhân trong quá trình thích ứng. Mặt thái độ thể hiện thể hiện cảm xúc tích cực của cá nhân trong quá trình thích ứng. Nếu cá nhận thích ứng tốt có nghĩa là cá nhân ấy có khát vọng, sự quyết tâm, tự giác, năng động cao trong quá trình tham gia hoạt động. Nhưng đôi khi, có trường hợp ban đầu cá nhân chƣa có thái độ tích cực tiếp nhận sự thay đổi, sau do tác động của hoàn cảnh, của môi trường sống có thể thay đổi thái độ, tích cực hơn trong quá trình thích ứng.

Mặt thái độ trong thích ứng bao gồm: thái độ với các yêu cầu mới; thái độ với việc cần thay đổi; thái độ sẵn sàng hay không sẵn sàng thay đổi.

Như vậy, thái độ trong thích ứng chính là sự sẵn sàng hay không sẵn sàng đáp ứng, thực hiện các yêu cầu, công việc mới của con người.

1.2.3.3. Mặt hành vi trong thích ứng

Hành vi là việc làm cụ thể, là một mặt quan trọng cấu thành nên đời sống tâm lý con người. Dưới góc độ tâm lý học hoạt động, hành vi được xem là hình thái bên ngoài của hoạt động, trong đó có sự điều khiển của ý thức. Trong cuộc sống, để thích ứng với sự thay đổi của điều kiện mới, con người phải thay đổi hành vi cho phù hợp. Hành vi đƣợc hình thành trên cơ sở tri thức, nhận thức về đối tƣợng. Đƣợc biểu hiện ra bên ngoài bằng các thao tác. Theo chúng tôi, khi đánh giá sự thích ứng của con người, cần xem mặt hành vi là mặt quan trọng nhất trong ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, con người có nhận thức nhưng chưa chắc đã có hành vi phù hợp do thói quen truyền thống. Chính vì thế, để khẳng định một người có sự thích ứng hay không, quan trọng là dựa trên hành vi của họ có thay đổi không, có phù hợp không. Đương nhiên, nếu họ có hành vi tốt thì họ có nhận thức và thái độ tốt rồi. Từ đó mới có thể thích ứng, hòa nhập với cuộc sống mới, nhiều biến đổi hơn so với cái cũ. Rõ ràng, hành vi trong thích ứng là mặt bên ngoài của hành động, đƣợc thể hiện rõ bằng thao tác của hành động. Hành vi là biểu hiện rõ nét, và là thành phần sinh động nhất trong cấu trúc của sự thích ứng.

Hành vi thích ứng là hành vi được thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu mới và đem lại kết quả phù hợp.

Tóm lại, ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi trong thích ứng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng không thể tách rời nhau trong quá trình con người thích ứng. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở kết quả hoạt động của cá nhân và nhóm. Kết quả tốt có nghĩa là sự thích ứng tốt và ngƣợc lại. Sự thống nhất giữa ba mặt nhận thức – thái độ - hành vi chính là cầu nối để thực hiện hoạt động có kết quả trong quá trình thích ứng của con người.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn mĩ thuật cho một số trường tiểu học thành phố sơn la (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)