CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đó là phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của đối tƣợng ấy. Để thực hiện đƣợc đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn cụ thể sau:
a. Phương pháp quan sát
* Mục đích:
- Kiểm tra độ tin cậy và bổ trợ cho phương pháp nghiên cứu chính.
- Thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu: khả năng thích ứng của sinh viên; nguyên nhân ảnh hưởng; những nhận thức, biểu hiện thái độ, hành vi của sinh viên; mối quan hệ của giảng viên với sinh viên trong giờ học; các điều kiện, phương tiện học tập.
Chúng tôi đã tiến hành quan sát hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên nhằm mục đích thu tập thông tin về nhận thức, thái độ và kết quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên có thêm cơ sở phân tích kết quả điều tra.
* Cách tiến hành:
- Trực tiếp lên lớp hoặc tiến hành dự giờ để thu thập số liệu quan sát.
- Nhờ sự cộng tác của giảng viên trực giảng dạy ở các lớp có sinh viên đƣợc nghiên cứu quan sát theo sự hướng dẫn của chúng tôi.
Việc quan sát với những hoạt động bên ngoài lớp học lầ rất phức tạp, khó khăn nên chúng tôi chỉ quan sát những biểu hiện thích ứng với hoạt động RLNVSP ở trên lớp.
b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài. Trong đề tài chúng tôi đã sử dụng 2 phiếu điều tra:
* Mục đích:
- Tìm hiểu khó khăn của sinh viên chuyên ngành GDTH với hoạt động RLNVSP - Khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động RLNVSP qua các mặt: nhận thức; thái độ; hành vi.
- So sánh mức độ thích ứng của sinh viên chuyên ngành GDTH với các biến số - Tìm hiểu những yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động RLNVSP.
* Cách tiến hành:
Để thu được kết quả điều tra khách quan, trước hết phải làm quen với sinh viên và giảng viên; tạo không khí cới mở thân thiện để cho mọi người hiểu đúng về mức độ và tính chất của cuộc điều tra, giúp học tự nguyện trả lời câu hỏi liên quan đến sự thích ứng với hoạt động RLNVSP. Khách thể nghiên cứu đƣợc độc lập trả lời theo suy nghĩ, thái độc của họ trong quá trình họ RLNVSP. Trong quá trình điều tra, người nghiên cứu cố gắng hỗ trợ đến mức cần thiết nhất đến người được điều tra mà không ảnh hưởng đến kết quả trả lời của họ.
Về bảng hỏi các câu hỏi đƣợc sắp xếp theo trật tự: khó khăn, nhận thức, thái độ, hành vi, các yếu tố ảnh hưởng.
Loại 1: Dành cho sinh viên để điều tra tổng thể nhằm đánh giá:
- Khó khăn của sinh viên với hoạt động RLNVSP. Bao gồm các câu hỏi (câu 1, câu 2).
- Sự thay đổi nhận thức của sinh viên với hoạt động RLNVSP. Bao gồm các câu hỏi (câu 3, câu 4).
- Sự thay đổi thái độ của sinh viên với các hình thức rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm.
Bao gồm các câu hỏi (câu 4, câu 5, câu 6, câu 7).
- Sự thay đổi hành vi của sinh viên với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm. Bao gồm các câu hỏi (câu 8, câu 9, câu 10).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của sinh viên với hoạt động RLNVSP. Bao gồm các câu hỏi (câu 11)
Loại 2: Dành cho giảng viên để thăm dò ý kiến đánh giá của họ về thực trạng sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên. ()
* Tiêu chí và thang đánh giá:
- Đánh giá khó khăn của sinh viên khi RLNVSP: sinh viên đánh giá về sự thay đổi nhận thức của mình khi RLNVSP. Khó khăn đó được đánh giá ở 3 mức
độ:
+ Khó khăn: 3 điểm + Bình thường: 2 điểm + Không khó khăn: 1 điểm
Điểm trung bình của mỗi item được tính bằng tổng điểm của mỗi khó khăn chia cho tổng số sinh viên được điều tra (khách thể nghiên cứu). Chúng tôi đáng giá dựa và điểm trung bình (2,4 ≤ 𝑋 ≤ 3)
- Đánh giá sự thay đổi nhận thức với hoạt động RLNVSP:
+ Đánh giá nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP.
+ Sự thay đổi nhận thức đối với hoạt động RLNVSP: Sinh viên tự đánh giá về sự thay đổi nhận thức của mình về các hoạt động RLNVSP. Sự thay đổi đó được đánh giá ở 3 mức độ:
+ Nhiều: 3 điểm + Ít thay đổi: 2 điểm + Không thay đổi: 1 điểm
Điểm trung bình của mỗi item được tính bằng tổng điểm của mỗi hoạt động chia cho tổng số sinh viên được điều tra (khách thể nghiên cứu). Chúng tôi đáng giá dựa và điểm trung bình (2,4 ≤ 𝑋 ≤ 3).
- Đánh giá về sự thay đổi thái độ:
+ Đánh giá thái độ của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP + Sự thay đổi thái độ đối với hoạt động RLNVSP. Sinh viên tự đánh giá về sự thay đổi nhận thức của mình về các hoạt động RLNVSP. Sự thay đổi đó được đánh giá ở 3 mức độ:
+ Nhiều: 3 điểm + Ít: 2 điểm
+ Không thay đổi: 1 điểm
Điểm trung bình của mỗi item được tính bằng tổng điểm của mỗi hoạt động chia cho tổng số sinh viên được điều tra (khách thể nghiên cứu). Chúng tôi đáng giá dựa và điểm trung bình (2,4 ≤ 𝑋 ≤ 3).
- Về sự thay đổi hành vi:
+ Sự thay đổi hành vi đối với hoạt động RLNVSP. Sinh viên tự đánh giá về
sự thay đổi nhận thức của mình về các hoạt động RLNVSP. Sự thay đổi đó được đánh giá ở 3 mức độ:
+ Nhiều: 3 điểm
+ Bình thường: 2 điểm + Ít: 1 điểm
Điểm trung bình của mỗi item được tính bằng tổng điểm của mỗi hoạt động chia cho tổng số sinh viên được điều tra (khách thể nghiên cứu). Chúng tôi đáng giá dựa và điểm trung bình (2,4 ≤ 𝑋 ≤ 3).
- Đánh giá thích ứng chung của sinh viên trên cả 3 mặt: nhận thức, thái độ, kỹ năng với các hoạt động RLNVSP. Tổng hợp trung bình chung của cả 3 mặt để tìm ra mức độ thích ứng của sinh viên với các hoạt động này.
+ Thích ứng cao: 2,4 ≤ 𝑋 ≤ 3
+ Thích ứng trung bình: 1,6 ≤ 𝑋 ≤ 2,39 + Thích ứng kém: 𝑋 ≤ 1,59
Với kết quả chung ta thấy:
+ Nếu 𝑋 tiến gần đến 3 thì mức độ thích ứng cao + Nếu 𝑋 tiến gần đến 0 thì mức độ thích ứng kém c. Phương pháp phỏng vấn
* Mục đích
- Để hỗ trợ cho phương pháp điều tra và phương pháp quan sát, đồng thời để kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã trao đổi ý kiến với sinh viên và giảng viên về nội dung và các thực hiện, về nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm.
. - Thông qua kết quả nghiên cứu của phương pháp này chúng tôi thu thập được những thông tin cần thiết và khách quan về bản thân sinh viên nhƣ: điều kiện học tập, nhu cầu, sở thích... từ đó, khai thác đƣợc các khía cạnh cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
* Cách tiến hành
Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các sinh viên, giảng viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm... về các vấn đề có liên quan đến thích ứng với hoạt động RLNVSP, các khó khăn thường gặp phải, nguyên nhân, giải pháp để thích ứng tốt hơn.