Thực trạng thích ứng của sinh viên qua từng khía cạnh

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn mĩ thuật cho một số trường tiểu học thành phố sơn la (Trang 52 - 60)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng thích ứng của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học với hoạt động RLNVSP

3.2.2. Thực trạng thích ứng của sinh viên qua từng khía cạnh

Sự thích ứng của sinh viên chuyên ngành giáo dục Tiểu học đƣợc chúng tôi nghiên cứu trên ba khía cạnh: Nhận thức, thái độ, hành vi. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi, để nghiên cứu các biểu hiện trên khía cạnh của sự thay đổi.

3.2.2.1. Nhận thức của sinh viên với hoạt động RLNVSP

Nhƣ đã trình bày trong phần cơ sở lí luận, nhận thức trong thích ứng là hiểu biết về các biến đổi so với trước, về các yêu cầu mới, về các cách thức giải quyết vấn đề và khả năng của bản thân đối với các yêu cầu mới . Do đó để thích ứng đƣợc với hoạt động RLNVSP thì trước hết sinh viên cần phải thay đổi được nhận thức.

a. Nhận thức của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP

Để biết về mức độ đánh giá nhận thức của sinh viên về tầm quan với hoạt động RLNVSP chúng tôi điều tra và thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 3.3:

Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP Mức độ Quan trọng Bình thường Không quan trọng

SL 41 68 11

% 34,17 56,67 9,16

Nhƣ vậy: Chỉ có 41/120 sinh viên đƣợc hỏi cho rằng hoạt động RLNVSP là quan trọng, 68/120 sinh viên cho rằng hoạt động RLNVSP là bình thường. Và vẫn còn 11/120 sinh viên đánh giá là không quan trọng. Nhƣ vậy, nhận thức của sinh viên chuyên ngành GDTH về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP là ở mức bình thường nhưng vãn còn một số bạn chưa thấy được tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP trong quá trình rèn nghề.

Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động động RLNVSP đƣợc thể hiện ở biều đồ 1

Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP

Tóm lại: Muốn hoạt động được, con người phải có hiểu biết về hoạt động đó.

Nhận thức luôn là cơ sở cho mọi hành động. Nhận thức về hoạt động là chỉ số đầu tiên, quan trọng với sự hình thành của hoạt động.

b. Sự thay đổi trong nhận thức của sinh viên với các hoạt động RLNVSP Sự thay đổi về nhận thức với hoạt động sao cho phù hợp là vô cùng quan trọng.

Qua sự thay đổi nhận thức của sinh viên chuyên ngành giáo dục Tiểu học khoa Tiểu học - Mầm non trường Đại học Tây Bắc cho thấy: Đa số sinh viên đều có sự thay đổi nhận thức với hoạt động RLNVSP nhƣng sự thay đổi này chƣa nhiều. Thực tế này đặt ra vấn đề: Để sinh viên thích ứng nhanh chóng, dễ dàng, đúng đắn với hoạt động RLNVSP thì trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường, trước hết nhà trường cần phải quan tâm chú ý cung cấp tri thức về RLNVSP để giúp sinh viên có hiểu biết đầy đủ trước khi tiến hành hoạt động

Để tìm hiểu mức độ thay đổi nhận thức của sinh viên với hoạt động RLNVSP chúng tôi tiến hành điều tra và thu đƣợc kết quả nhƣ sau ( Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Sự thay đổi nhận thức của sinh viên với các hoạt động RLNVSP

STT Hoạt động RLNVSP Tổng điểm 𝑿 Thứ bậc

1 Có hiểu biết về kỹ năng giao

tiếp sƣ phạm 240 2,0 5

2 Có hiểu biết về viết bảng 247 2,05 3

34.17

56.67

1.4 0

Quan trọng BÌnh thường Không quan trọng

3 Có hiểu biết về thuyết trình

trước tập thể 232 1,93 7

4 Có hiểu biết về xử lý tình

huống sƣ phạm 245 2,04 4

5 Có hiểu biết về soạn giáo án 253 2,12 2

6 Có hiểu biết về giảng tập 259 2,15 1

7 Có hiểu biết về phát âm chuẩn 23 1,94 6

8 Có hiểu biết về làm đồ dùng

dạy học 212 1,77 9

9 Có hiểu biết về tâm lý học

sinh tiểu học 219 1,82 8

Nhìn vào số liệu thu đƣợc chúng tôi thấy; Nhìn chung đa số sinh viên đều có thay đổi nhận thức khi tham gia các hoạt động RLNVSP nhƣng sự thay đổi đó chƣa cao (𝑋 = 1,77 → 2,01). Trong đó, hoạt động “có hiểu biết về giảng tập” đƣợc các bạn cho là thay đổi nhiều nhất (𝑋 =2,04). Còn hoạt động ít thay đổi nhất là làm đồ dùng học tập (𝑋 =1,77).

“Có hiểu biết về soạn giáo án” là một trong những kĩ năng sƣ phạm rất cần thiết của người giáo viên tương lai. Đa số các bạn cũng thay đổi nhận thức của mình với hoạt động này, thể hiện ở chỗ 𝑋 =2,12 xếp thứ bậc 2 . Tuy vậy tầm quan trọng của hoạt động này vẫn xếp sau hoạt động biết tập giảng. Sở dĩ nhƣ vậy là do

công việc chính của người giáo viên là truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.. cho học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng truyền đạt hướng dẫn để học sinh có thể hiều được nắm bắt được nội dung bài học. Còn hoạt động soạn giáo án chính là bước lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung cho bài giảng. Vì thế hai hoạt động này có sự thay đổi lớn trong nhận thức của sinh viên.

Nhƣ vậy: Sinh viên chuyên ngành giáo dục Tiểu học khoa Tiểu học-Mầm non có sự thay đổi về nhận thức với các hoạt động RLNVSP nhƣng nhận thức ở mức độ chƣa cao.

3.2.2.2.Sự thay đổi thái độ của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học với hoạt động RLNVSP

a. Thái độ của sinh viên với hoạt động RLNVSP

Để tìm hiểu thái độ chung của sinh viên với hoạt động RLNVSP nói chung

chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 3.5.

Bảng 3.5: Thái độ của sinh viên về hoạt động RLNVSP

Mức độ Rất thích Bình thường Không thích

SL 38 72 10

% 31,67 60 8,33

.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Chỉ có 38/120 (31,67%) sinh viên đƣợc hỏi là rất thích hoạt động RLNVSP và 72/120 (60 %) sinh viên có thái độ bình thường với hoạt động này. Nhƣ vậy mới chỉ có 91,67% sinh viên tỏ thái độ tích cực với hoạt động RLNVSP. Vẫn còn có một số sinh viên chƣa thật sự thích hoạt động này (10/120) sinh viên chiếm (8,33%)

Sở dĩ kết quả nhƣ vậy vì hiện nay sinh viên chủ yếu học là khối lƣợng học phần các môn học quá lớn, các bạn không có thời gian để RLNVSP. Sinh viên chủ yếu đƣợc RLNVSP trong năm cuối và trong các kỳ thực tập sƣ phạm, bên cạnh đó nhiều bạn chưa xác định được sau khi ra trường có tham gia hoạt động sư phạm hay không.

Đây là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các kỹ năng RLNVSP của sinh viên.

Nhƣ đã phân tích ở phần lý luận cho thấy một trong những biểu hiện tâm lý của sự thích ứng là chủ thể cảm thấy thoải mái, hài lòng, ham thích thực hiện hoạt động.

Do đó, sinh viên tỏ thái độ thích hay không thích là một phần biểu hiện tâm lý của sự thích ứng. Có 91,67% sinh viên đƣợc hỏi tỏ thái độ rất thích và thích với hoạt động RLNVSP chứng tỏ các bạn đã phần nào thích ứng đƣợc với hoạt động này. Vẫn còn 8,33% sinh viên đƣợc hỏi không thích hoạt động này, điều đó có nghĩa là số sinh viên này chƣa thích ứng đƣợc với hoạt động RLNVSP.

Thái độ của sinh viên với hoạt động RLNVSP đƣợc thể hiện trên biểu đồ 2 Biểu đồ 2: Thái độ của sinh viên với hoạt động RLNVSP

b. Sự thay đổi thái độ trong thích của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học với hoạt động RLNVSP

Để tìm hiểu sự thay đổi thái độ của sinh viên chuyên ngành giáo dục Tiểu học khoa Tiểu học – Mầm non trường Đại học Tây Bắc với các hoạt động RLNVSP, chúng tôi tiến hành điều tra và thu đƣợc kết quả bảng 3.6

Bảng 3.6: Sự thay đổi thái độ của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học với các hoạt động RLNVSP

STT Hoạt động RLNVSP Tổng điểm 𝑿 Thứ Bậc

1 Thích luyện kỹ năng giao tiếp

sƣ phạm 258 2,15 1

2 Thích viết bảng 205 1,7 9

3 Thích thuyết trình trước tập

thể 225 1,87 6

4 Thích xử lý tình huống sƣ

phạm 254 2,11 2

5 Thích soạn giáo án 234 1,95 5

6 Thích tập giảng 247 2,05 3

7 Thích rèn kỹ năng phát âm

chuẩn 243 2,02 4

8 Thích làm đồ dùng dạy học 215 1,79 8

Rất thích Bình thường Không thích

9 Quan tâm tìm hiểu tâm lý học

sinh tiểu học 219 1,82 7

Nhận xét: Đa số sinh viên đã thay đổi với hoạt động RLNVSP, tuy nhiên sự thay đổi đó không đồng đều và đƣợc xếp thành thứ bậc

- “Thích luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm” đƣợc sinh viên đánh giá là hoạt động thay đổi nhiều nhất (𝑋 =2,15)

- “Thích xử lý tình huống sư phạm” đƣợc sinh viên đánh giá là thay đổi thứ 2 (𝑋 =2,11)

- “ Thích tập giảng” đƣợc xếp hạng thứ 3 (𝑋 =2,05)

Sở dĩ sinh viên có sự thay đổi thái độ cao với 3 hoạt động trên bởi vì:

+ Khi tham gia RLNVSP là dịp giúp các bạn thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình. Qua trao đổi, các bạn sẽ học được cách trình bày ngôn ngữ lưu loát trôi trảy, và phải có trình bày sao cho học sinh dễ nghe, dễ hiểu bài, mang tính sƣ phạm. Do đó đa số các bạn thay đổi thái độ với hoạt động này.

+ “Thích xử lý tình huống sƣ phạm” là một hình thức hoạt động hấp dẫn với nhiều tình huống phong phú, đa dạng, đòi hỏi người giáo viên tương lai phải có cách giải quyết hợp lí. Đây là dịp để các bạn sinh viên thể hiện những hiểu biết của mình vào việc giải quyết tình huống thực tiễn.

+ Giảng dạy là hoạt động chính của người giáo viên. Khi tập giảng các bạn đƣợc thực hành và đƣợc đóng vai làm thầy cô giáo, điều này sẽ tạo hứng thú cho sinh viên.

Sinh viên có sự thay đổi thái độ thấp nhất với hoạt động viết bảng (𝑋 =2,1,7).

Hoạt động này thay đổi nhận thức của sinh viên ít bởi vì :

+ Nhiều sinh viên do thói quen và chƣa có sự luyện tập nên chữ viết của các bạn chưa phù hợp với yêu cầu của người giáo viên Tiểu học.

+ Đa phần các bạn nam thường gặp khó khăn với hoạt động viết bảng vì đây chính là hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, khéo léo. Sau khi phỏng vấn 10 sinh viên nam “bạn có thích làm đồ dùng dạy học không” có 8/10 bạn trả lời rằng “không thích.

Những việc đó phù hợp với sinh viên nữ hơn”. Do đó hầu hết các bạn đều tỏ thái độ bình thường với hoạt động này hoặc ít thay đổi.

3.2.2.2. Sự thay đổi kỹ năng của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học với hoạt động RLNVSP

Để tìm hiểu mức độ thay đổi hành vi của sinh viên với các hoạt động RLNVSP chúng tôi đã tiến hành điều tra sự thay đổi kĩ năng với các hoạt động RLNVSP. Kết quả thu đƣợc ở bảng 3.7

Bảng 3.7: Sự thay đổi kỹ năng của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học với các hoạt động RLNVSP

STT Hoạt động RLNVSP Tổng điểm 𝑿 Thứ Bậc

1 Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm 267 2,23 3

2 Kỹ năng viết bảng 248 2,06 7

3 Kỹ năng thuyết trình trước

tập thể 276 2,3 2

4 Kỹ năng xử lý tình huống sƣ

phạm 254 2,11 5

5 Kỹ năng soạn giáo án 257 2,14 4

6 Kỹ năng tập giảng 288 2,4 1

7 Kỹ năng phát âm chuẩn 252 2,1 7

8 Kỹ năng làm đồ dùng dạy học 214 1,78 9

9 Kỹ năng tìm hiểu tâm lý học

sinh tiểu học 233 1,9 8

Số liệu thu đƣợc cho thấy kĩ năng của sinh viên thay đổi không đồng đều. Kỹ năng tập giảng đƣợc sinh viên thay đổi nhiều nhất (𝑋 =2,4 xếp bậc thứ 1). Qua trao đổi các bạn cho biết “hoạt động chủ yếu của người giáo viên tiểu học là giảng dạy truyền đạt kiến thức vì vậy hoạt động tập giảng là một trong những kỹ năng quan trọng của người giáo viên”. Đây là hoạt động được các bạn quan tâm và rèn luyện nhiều nên kỹ năng có sự thay đổi nhiều hơn.

Tiếp đến là “kỹ năng thuyết trình trước tập thể” (𝑋 =2,3 xếp thứ bậc 2). Giảng viên khoa Tiểu học - Mầm non luôn quan tâm và tổ chức các hoạt động báo cáo, thuyết trình … trong giờ giảng dạy của mình để giúp sinh viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn và rèn kỹ năng thuyết trình trước tập thể. Tuy nhiên thời gian trong một tiết học có hạn, giảng viên không thể bao quát hết sinh viên, một số bạn nhút nhát vẫn còn ỉ lại chƣa tích cực rèn luyện.

Xếp thứ bậc ba là “kỹ năng giao tiếp sư phạm” (𝑋 =2,23). Sinh viên đƣợc học

phần tự chọn “Giao tiếp sƣ phạm”, học phần này đƣợc khá nhiều sinh viên lựa chọn.

Điều này giúp đỡ rất nhiều cho khả năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên.

Sinh viên thay đổi ít nhất với kỹ năng làm đồ dùng học tập (𝑋 =1,78, xếp thứ bậc 9) do đây là hoạt động đòi hỏi năng khiếu, khéo léo, sự tỉ mỉ mà không phải sinh viên nào cũng có.

Tóm lại, sinh viên chuyên ngành GDTH khoa Tiểu học Mầm non đều có sự thay đổi về nhận thức, thái độ, kỹ năng trong RLNVSP. Tuy nhiên sự thay đổi đó không đồng đều giữa 3 mặt. Sự thay đỏi trong kỹ năng là nhiều nhất (𝑋 =2,11) và sự thay đổi thái độ là ít nhất (𝑋 =1,96).

3.2.3. So sánh mức độ thích ứng của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học với các biến số.

3.2.3.1. So sánh mức độ thích ứng của sinh viên có trình độ đào tạo hệ ĐH và CĐ với hoạt động RLNVSP

Sau khi tiến hành điều tra, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 3.9

Bảng 3.9: Mức độ thích ứng của sinh viên hệ ĐH và CĐ chuyên ngành giáo dục tiểu học với hoạt động RLNVSP

STT

Lớp

Các mặt của thích ứng

ĐH

𝑋 TB 𝑋 TB

1 Nhận thức 2,25 2 2,19 2

2 Thái độ 2,1 3 2,08 3

3 Kỹ năng 2,39 1 2,28 1

Chung 𝑋 2,24 2,18

Dựa vào bảng 3.9 ta nhận thấy có sự khác biệt trong sự thích ứng với hoạt động đào tạo của ĐH và CĐ. Sinh viên hệ ĐH có mức độ thích ứng cao hơn của sinh viên cao đẳng nhƣng sự chênh lệch này không đáng kể (0,06). Sinh viên đào tạo hệ đại học có điểm đầu vào cao hơn so với sinh viên cao đẳng nên mặt bằng chung của sinh viên ĐH là ngang nhau, tạo nên môi trường rèn luyện cao hơn. Sinh viên ĐH được đào tạo trong thời gian lâu hơn sinh viên CĐ. Điều đó tạo ra mức độ thích ứng khác nhau của sinh viên ĐH và CĐ.

Nhƣ vậy, sinh viên hệ đào tạo ĐH có mức độ thích ứng cao hơn so với sinh viên CĐ.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn mĩ thuật cho một số trường tiểu học thành phố sơn la (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)