Một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học với hoạt động RLNVSP

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn mĩ thuật cho một số trường tiểu học thành phố sơn la (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học với hoạt động RLNVSP

3.2.4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học với hoạt động RLNVSP

3.2.4.1. Nâng cao nhận thức cho sinh viên về hoạt động RLNVSP

Thực tế cho thấy sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học khoa Tiểu học Mầm non trường ĐH Tây Bắc nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP đối với việc học tập và rèn luyện để trở thành người giáo viên tương lai.

Điều đó dẫn đến khả năng thích ứng với hoạt động RLNVSP chƣa tốt. Vì vậy, việc cung cấp hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP sẽ là một trong những khuyến nghị quan trọng nhằm góp phần làm tăng mức độ thích ứng cho sinh viên với hoạt động này.

Để nâng cao nhận thức cho sinh viên về hoạt động RLNVSP, có thể:

- Giảng viên nên lồng ghép việc giáo dục tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP cho sinh viên trong các tiết học, các hoạt động RLNVSP.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các môn nghiệp vụ nhƣ tâm lí học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy chuyên ngành với giáo viên giảng dạy các môn khác để giúp cho sinh viên nắm đƣợc nội dug và cách thức tiến hành các hình thức hoạt động RLNVSP một cách đầy đủ, hệ thống.

- Thường xuyên tổ chức các buổi RLNVSP để qua đó sinh viên khắc sâu hơn những hiểu biết về tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP.

- Phân công cho những giảng viên có kinh ngiệm giảng dạy và hướng dẫn thực hành NVSP trực tiếp tổ chức các chương trình trên.

3.2.4.2. Phát triển hứng thú của sinh viên tham gia hoạt động RLNVSP Kết quả cho thấy sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học khoa Tiểu học Mầm

non trường ĐH Tây Bắc chưa có hứng thú cao với hoạt động RLNVSP. Nguyên nhân đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trinh thích ứng với hoạt động RLNVSP. Để khắc phục đƣợc điều đó, cần:

 Làm cho sinh viên thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện bản thân:

- Đưa hoạt động RLNVSP của tập thể lớp trở thành một hoạt động thường xuyên có tổ chức mà mỗi sinh viên là một thành viên quan trọng trong tổ chức đó.

- Làm cho mỗi nhiệm vụ đƣợc giao trở nên có giá trị đối với sinh viên

 Xây dựng niềm tin và những kì vọng tích cực cho sinh viên bằng cách:

- Bắt đầu công việc rèn luyện ở mức độ thực hiện đƣợc của sinh viên.

- Làm cho mục tiêu rèn luyện rõ ràng, cụ thể mà sinh viên có thể đạt tới đƣợc.

- Thông báo cho sinh viên thấy đƣợc rằng mức độ thích ứng với hoạt động RLNVSP có thể đƣợc nâng cao.

 Chỉ cho sinh viên thấy rõ giá trị của hoạt động RLNVSP đối với việc trở thành người giáo viên trong tương lai bằng cách:

- Kích thích tò mò, ham hiểu biết, ham thích luyện tâp bằng cách nêu vấn đề hoặc tình huống giả định. Làm cho việc luyện tập trở thành niềm vui của mỗi sinh viên - Giải thích rõ mỗi liên hệ giữa RLNVSP hiện tại và hệ thống kĩ năng sƣ phạm của người giáo viên dạy nghề sau này.

- Liên kết giữa các nội dung rèn luyện với nhu cầu của sinh viên.

 Giúp sinh viên tập trung cao vào hoạt động RLNVSP

- Tạo cơ hội cho sinh viên được thường xuyên thực hiện các nội dung RLNVSP.

- Giảng viên thường xuyên động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời đối với những tiến bộ của sinh viên trong từng lần luyện tập.

- Hướng dẫn cụ thể cách thức, kĩ thuật thực hiện các nội dung RLNVSP

3.2.4.3. Tạo tâm thế sẵn sàng cho sinh viên khi tham gia hoạt động RLNVSP.

Khi tham gia rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sinh viên có xu hướng là không muốn tham gia hoặc chƣa sẵn sàng tham gia. Nên vì vậy sinh viên cần có sự chuẩn bị toàn diện khi tham gia vào hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm.

- Trong vấn đề tạo tâm thế sẵn sàng cho sinh viên khi tham gia hoạt động RLNVSP cần quan tâm đặc biệt đến việc nuôi dƣỡng hứng thú lâu bền cho sinh viên và kích thích lòng mong muốn với hoạt động RLNVSP. Hoạt động RLNVSP phụ

thuộc khá lớn vào hứng thú, nhận thức. Giảng viên cần kích thích lòng ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo ở sinh viên. Để cho sinh viên thấy rằng RLNVSP rất thú vị và cần thiết.

- Chuẩn bị cho sinh viên về mặt tri thức. Tri thức ở đây là những hiểu biết nhất định của sinh viên về các hoạt động của rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm nhƣ rèn viết bảng, soạn giáo án, thuyết trình trước tập thể... Khi sinh viên có những hiểu biết cơ bản về các hoạt động này thì khi tham gia hoạt động RLNVSP sẽ tự tin và sẵn sàng hơn rất nhiều.

3.2.4.4. Khuyến khích nhiều sinh viên “nhút nhát, thiếu tự tin” tham gia vào hội thi RLNVSP.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sự tin vào bản thân có thể hình thành từ khi còn rất nhỏ và sẽ tăng lên mỗi khi học đƣợc một kỹ năng mới hay vƣợt qua một mốc quan trọng trong cuộc đời.Người ta thường nói “chỉ cần tự tin là giành được 50%

thành công”. Chính sinh viên phải thay đổi bản thân mình để thích ứng tốt hớn với các hoạt động RLNVSP Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu tự tin, nhút nhát. Sau đây là một số khuyến nghị:

- Với những sinh viên thiếu kỹ năng và hiểu biết với các hoạt động RLNVSP thì sẽ dẫn đến việc thiếu tự tin nhƣ vậy giảng viên và lớp cần quan tâm đến một số sinh viên này để có nhiều cơ hội tham gia các cuộc thi hơn.

- Các giảng viên khi lựa chọn các sinh viên tham gia các cuộc thi cũng chƣa quan tâm nhiều đến các sinh viên nhút nhát, thiếu tự tin.

- Giảng viên cần quan tâm đến sinh viên nhiều hơn để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên để có thể khuyến khích sinh viên hơn. Vì vậy cần khuyến kích các sinh viên đó mạnh dạn và tự tin để tạo “bước ngoặt cá nhân trong RLNVSP”

3.2.4.5. Nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động RLNVSP cho sinh viên dân tộc thiểu số.

Hoạt động RLNVSP của sinh dân tộc thiểu số cơ bản gặp nhiều khó khăn hơn dân tộc Kinh. Các sinh viên này phải trải qua đầy khó khăn do thay đổi môi trường sống học tập và phổ thông đến đại học. Sau khi phỏng vấn sinh viên dân tộc thiểu số về khó khăn mà các bạn hay gặp phải, đa số các bạn đều cho biết “Khó khăn của bọn mình khi tham gia RLNSP là về khả năng phát âm chuẩn, do thói quen và ảnh hưởng từ mọi người xung quanh nên bọn mình phát âm sai rất nhiều”. Nhiều sinh viên dân

tộc thiểu số phát âm một số âm tiết còn chƣa chuẩn sẽ khiến những sinh viên này thiếu tự tin nên sinh viên cần tự sửa những phát âm chƣa chuẩn của mình. Chính vì vậy cần:

- Tạo ra những môi trường và cơ hội để những học sinh dân tộc thiểu số tham gia nhiều hơn vào các cuộc thi hơn.

- Chú trọng sửa các lỗi phát âm, chính tả cho sinh viên dân tộc thiểu số trong quá trình học tập các học phần.

- Tạo niềm tin cho các sinh viên là người dân tộc thiểu số trong quá trình RLNVSP nhất là trong khâu thuyết trình, giao tiếp sƣ phạm.

3.2.4.6. RLNVSP gắn với thực tiễn giáo dục phổ thông.

Khi rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cần chú ý chặt chẽ với thực tiễn để giúp sinh viên có thể ứng dụng vào đƣợc nghề nghiệp.

- Chú trọng nâng cao kỹ năng giải quyết các tình huống sƣ phạm cho sinh viên.

- Để khắc phục tình trạng sinh viên bị phó thác hoàn toàn cho trường phổ thông khi đi thực tập sƣ phạm, làm cho việc đánh giá kết quả thực tập của sinh viên không đúng thực chất.

- Đồng thời khoa cần tăng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng và am hiểu thực tế trường phổ thông đi hướng dẫn thực tập sư phạm cho sinh viên.

- Nên cho sinh viên xuống trường tiểu học RLNVSP ngay từ năm thứ nhất. Sinh viên chỉ đi dự giờ, quan sát để liên hệ kiến thức môn học với thực hành ở phổ thông.

Điều này giúp sinh viên nhanh nhẹn, hoạt bát, giảm lý thuyết tăng thực hành.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn mĩ thuật cho một số trường tiểu học thành phố sơn la (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)