PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
4. Trách nhiệm của học sinh
- Phải có hiểu biết đầy đủ về HIV
- Chủ động phòng tránh cho mình và gia đình.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
=> Người bị nhiễm HIV/AIDS rất cần sự chia sẻ của cộng đồng và sự quan tâm của Nhà nước, có nguồn tài chính là thuế để chăm lo và chia sẻ tới cuộc sống của người nhiễm HIV.
4. Củng cố:
GV: Tổ chức trò chơi giải đáp ô chữ bằng bảng phụ Từ khóa: ĐẠI DỊCH
Câu 1: Việc đưa giáo dục phòng chống nhiễm HIV vào đây là cần thiết? ( HỌC ĐƯỜNG)
Câu 2: Là một trong những con đường chính lây nhiễm HIV? (ĐƯỜNG MÁU) Câu 3: Giai đoạn cuối của HIV? (AIDS)
Câu 4: Một tệ nạn xã hội dẫn truyền HIV? ( MẠI DÂM) Câu 5: Tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch? (HIV)
Câu 6: Một hành động xấu mà những người nghiện ma túy nặng thường làm?
(TIÊM CHÍCH)
Câu 7: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gì với căn bệnh HIV( PHÒNG CHỐNG) HS: Trả lời cá nhân
GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học 5. Dặn dò:
Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK Tìm đọc các tài liệu nói về tai nạn vũ khí cháy nổ
Đọc trước bài 15:” Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại”./.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
...
Ngày soạn: 10 / 02 /2017 Ngày giảng: / 02 /2017 Tuần 23
Tiết 22 – Bài 15 :
PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
Giúp học sinh nhận dạng được các vũ khí thông thường,chất nổ,độc hại và tính chất gây nguy hiểm, tác hại của các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đó gây ra đối với con người và xã hội.
HS nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí,cháy,nổ và các chất độc hại.
Giáo dục cho học sinh khuyết tật, Treo bảng phụ có chữ cái to A, B, E….
2. Kỹ năng:
Biết tự phòng tai nạn của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
Thường xuyên đề phòng tai nạn vũ khí,cháy,nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.
Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vú khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
4.Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
-Năng lực giao tiếp
-Năng lực giải quyết vấn đề
-Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
5. Lồng ghép tích hợp: Tích hợp kỹ năng sống, an ninh quốc phòng.
II. CHUẨN BỊ:
GV: giáo án, bức tranh , bảng phụ, phiếu học tập.
HS:Đọc trước bài, đồ dùng học tập . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp :2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: HIV là gì? AIDS là gì? Tác hại và con đường lây truyền HIV?
Câu 2: Nêu mội số quy định của pháp luật về HIV? Liên hệ bản thân?
3. Bài mới:
:GV: Đưa thông tin trên bảng phụ
Ngày 02/05/2003 chiếc xe khách mang biển xố 29h 6538 bốc cháy,tại khu cổng chợ thôn Đại Bái-Huyện Gia Bình-Tỉnh Bắc Ninh. Nguyên nhân là do xe trở thuốc súng lam 88 người bị tai nạn do vụ cháy gây ra.
Theo em trong các tệ nạn xã hội đã học thì tệ nạn xã hội nào nguy hiểm nhất?
GV: Đặt câu hỏi.
Em có suy nghĩ gì về vụ tai nạn đó?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Chốt và chuyển nội dung bài học .
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học :
GV: Yêu cầu HS đọc thong tin HS: Đọc (nhóm nhỏ theo bàn)
GV: Nhận xét và chia làm ba nhóm lớn
HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.
N1: Nêu lý do vì sao hiện nay trong thời hòa bình vẫn có người chết do bom mìn?Thiệt hại ra sao?
N2: Thiệt hại về các vụ cháy trong thời gian 1998-2002 như thế nào?Hậu quả?
N3: Thiệt hại do ngộ độc thực phẩm gây ra 1999 - 2002 như thế nào?
Nguyên nhân?
GV: Nhận xét kết luận:
GV: Đặt câu hỏi HS: Trả lời cá nhân
C1: Em hãy kể tên một số loại vũ khí, chất nổ,chất độc hại thông thường ? Tác hại và tính chất gây nguy hiểm?
I.ĐẶT VẤN ĐỀ: