Cách thực hiện quyền khiếu nại tố cáo

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 NĂM 2017 (Trang 88 - 93)

PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

2. Cách thực hiện quyền khiếu nại tố cáo

- Trực tiếp

- Gián tiếp ( Gửi đơn, thư…).

III. BÀI TẬP:

Bài tập 1:

- Em sẽ giúp đỡ bạn bằng cách là : Khuyên bạn , động viên bạn không nên theo bạn xấu, đồng thời báo cho gia đình nhà trường giúp đỡ bạn trành xa bộn xấu, sau đó báo cho cơ quan công an để kịp thời xử lý.

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi?

Theo em khiếu nại tố cáo thì có ý nghĩa gì không?

HS: Trả lời cá nhân (Đem lại lợi ích cho bản thân, cho xã hội) GV: Nhận xết kết luận nội dung bài .

5.Dặn dò:

Học nội dung bài học làm các bài tập SGK.

Tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại tố cáo.

Chuẩn bị tiết sau luyện tập./.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

Ngày soạn: 10 / 03 /2017 Ngày giảng: / 03 /2017 Tuần 27

Tiết 26

KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học.

2. Kỹ năng:

Có kĩ năng giải quyết các tình huống trong thực tế.

3. Thái độ:

Có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.

Phê phán mọi hành vi vi phạm pháp luật.

4.Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

-Năng lực giao tiếp

-Năng lực giải quyết vấn đề

-Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống 5. Lồng ghép tích hợp: Tích hợp kỹ năng sống.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, đề bài, đáp án.

HS: Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

GV nhắc nhở trước khi làm bài.

3. Bài mới:

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (4 điểm)

Kể tên các loại vũ khí, cháy nổ, chất nổ, chất độc hại thông thường mà em biết? Nêu mội số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ các chất độc hại?

Trình bày tình hình thực hiện các quy định vệ phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại tại địa phương trong dịp tết Nguyên Đán vừa qua? Liên hệ bản thân?

Câu 2: (3 điểm)

Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Nêu nội dung quyền sở hữu tài sản?

Câu 3: (3 điểm)

Thế nào là tài sản Nhà nước? Công dân có nghĩa vụ đối với tài sản Nhà nước như thế nào?

ĐÁP ÁN:

Câu 1: (4 điểm)

*Một số các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại thông thường(0,5 điểm) + Vũ khí: Súng, đạn, bom, mìn...

+ Chất nổ: Thuốc nổ,thuốc làm, pháo, ga...

+ Chất cháy: Xăng, dầu, ga...

+Chất độc hại: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, axit, thủy ngân...

*Các quy định của pháp luật(1,5 điểm)

-Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chấy cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên trở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

-Cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

*Liên hệ bản thân và địa phương: Vẫn có hiện tượng đốt pháo giấy trong đêm giao thừa, không có hiện tượng bi cháy, nổ, ngộ độc thực phẩm...(2 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

*Quyền sở hữu tài sản của công dân: Là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.(1 điểm )

*Nội dung quyền sở hữu tài sản: .(2 điểm)

- Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.

- Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng của tài sản đó.

- Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như: mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ…Đây là quyền quan trọng nhất vì nó bao gồm cả hai quyền trên…

Câu 3: (3 điểm)

• Tài sản Nhà nước: Bao gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, vùng trời, nguồn lợi ở vùng biển, các công trình VHXH...(0.5 điểm)

• Lợi ích công cộng: Là lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. (0.5 điểm)

• Nghĩa vụ của công dân đối với tài sản Nhà nước: (2 điểm). Tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nước và lời ích công cộng; không được xâm phạm lấn chiếm, phá hoại sử dụng vào mục đích cá nhân; khi được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, tiết kiệm, có hiệu quả không tham ô lãng phí. Tài sản Nhà nước cũng do nhân dân đóng góp qua tiền nộp thuế mà có. Vì vậy cần phải tài sản Nhà nước như tài sản của chính mình.

Nhà nước quản lý tài sản bằng cách:

- Ban hành tổ chức thực hiện quy định của pháp luật.

• - Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nước.

4. Củng cố:

GV : Thu bài nhận xét giờ làm bài.

5. Dặn dò:

Ôn lại nội dung các bài đã học.

Đọc trước bài 18:”Quyền khiếu nại tố cáo của công dân”./.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

Ngày soạn: 17 / 03 /2017 Ngày giảng: / 03 /2017 Tuần 28

Tiết 27 – Bài 19 :

QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận, và những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Giáo dục cho học sinh khuyết tật, Treo bảng phụ có chữ cái to A, B, E….

2. Kỹ năng:

Biết cách phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn và lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu. Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.

3. Thái độ:

Có thái độ tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người. Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận.

4.Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

-Năng lực giao tiếp

-Năng lực giải quyết vấn đề

-Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống 5. Lồng ghép tích hợp: Tích hợp kỹ năng sống.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, bức tranh, bảng phụ, sổ tay kiến thức pháp luật.

HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày trách nhiệm của Nhà nước về quyền khiếu nại tố cáo? So sánh điểm giống và khác nhau?

3. Bài mới:

: Giới thiệu bài

GV: Đưa ra thông tin

Theo Điều 69 – HP 1992 quy định:” Công dân có quyền tự do ngôn luận,, tự do bảo chí...”. Trong đó tự do báo chí thể hiện quyền làm chủ của công dân...

GV: Chuyển nội dung bài học .

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

GV: Đưa câu hỏi trên bảng phụ

Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

a.HS thảo luận bàn biện pháp vệ sinh trường lớp.

b. Tổ dân phố họp bàn về công tác an ninh địa phương.

c. Giử đơn kiện ra toàn đòi quyền thừa kể.

d. Góp ý vào dự thảo luật

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

Thế nào là quyền tự do ngôn luận?

GV: Yêu cầu HS thảo luận theo cặp HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời

? Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.

GV: Nhận xét câu trả lời của các cặp và bở xung.

GV: Đặt câu hỏi HS: Trả lời cá nhân

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận như thế nào ?

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 NĂM 2017 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w