ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 108 - 112)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG

3.1. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công cuộc chuyển đổi số, nhiều ngân hàng bắt đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng số nhƣ: Vietcombank thử nghiệm mô hình kinh doanh số (Vietcombank digital); TPBank triển khai LiveBank giúp khách hàng đăng k vân tay, nhận diện khuôn mặt và định danh điện tử (eKYC) giúp khách hàng đăng ký , đăng nhập tài khoản; VIB ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào quy trình phát hành thẻ tín dụng dành riêng cho mua sắm trực tuyến Online Plus;

VPBank ra mắt ngân hàng số Yolo sau mô hình Timo; OCB ra mắt ngân hàng số OCB OMNI; Techcombank chú trọng phát triển trải nghiệm của khách hàng trên ngân hàng trực tuyến...

Biểu đồ 3.1: Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Biểu đồ 3.2: Số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành

Đơn vị tính: triệu thẻ

Biểu đồ 3.3: Giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC – Giá trị giao dịch

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến tháng 9/2021, số lượng tài khoản cá nhân của cả nước đạt 110,920 triệu tài khoản, tăng 15,41% so với cùng kỳ năm 2020; Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 121 triệu thẻ (trong đó có 100 triệu thẻ nội địa và 21 triệu thẻ quốc tế); Mạng lưới ATM/POS phủ sóng cả nước với 20.058 ATM (tăng 2,81% so với cùng kỳ năm 2020) và 297.995 POS (tăng 6,27% so với cùng kỳ năm 2020); Thanh toán qua POS đạt hơn 232 triệu món với 395,86 nghìn tỷ đồng; Giá trị giao dịch qua ATM đạt 513.657 tỷ đồng, qua POS đạt

139.126 tỷ đồng.

Như vậy, các ngân hàng Việt Nam đang bước vào thời kỳ chuyển đổi số với sự phát triển nhanh của các dịch vụ số, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực hơn trong cuộc đua này nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và sự phát triển bền vững theo xu hướng chung. Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Việt Nam là 98,6 triệu người với cơ cấu dân số trẻ, với mức thu nhập ngày càng tăng, khả năng tiếp cận với công nghệ, internet cao là thị trường đầy tiềm năng đối với các NHTM, thị trường này sẽ phát triển mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập của người dân. Một khi quỹ thu nhập của người dân tăng, thì khi đó quỹ chi tiêu thường ngày cũng tăng sẽ tạo điều kiện cho họ dễ dàng chấp nhận được những dịch vụ ngân hàng và phương tiện thanh toán mới. Để phát triển dịch vụ ngân hàng, thời gian qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm quản l và thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, bước đầu thiết lập hạ tầng pháp lý cho việc triển khai ngân hàng số. Điển hình nhƣ: Nghị định số 35 2007 NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Nghị định số 101 2012 NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 80 2019 NĐ-CP); Quyết định số 35 2007 QĐ-NHNN về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; Quyết định số 2545 QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2019-2020; Thông tƣ số 16/2020/TT-NHNN cho phép mở tài khoản thanh toán cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC); Thông tư số 09/2020/TT- NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng nhằm cập nhật các quy định mới của Luật An toàn thông tin mạng... Với việc hành lang pháp lý đang đƣợc hoàn thiện là cơ sở giúp các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng đƣợc thuận lợi. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin và viễn thông cũng đang có điều kiện để phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam là một cơ sở có tính then chốt tạo ra sự phát triển của dịch vụ thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các NHTM đã đƣợc đẩy mạnh và phát triển, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ thẻ và thanh toán.

Môi trường thương mại cũng đã và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, sự ra đời hàng loạt các trung tâm thương mại, dịch vụ, các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi… sẽ làm thay đổi dần tập quán tiêu dùng của người dân, tạo điều kiện để ứng dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tính cuối năm 2021, tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank ƣớc đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với cuối năm 2020. Trong đó, dƣ nợ tín dụng đạt hơn 963.000 tỷ, tăng gần 15% so với đầu năm, số dƣ huy động vốn tăng trưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hiện Vietcombank đang đạt tốc độ tăng trưởng tổng tài sản dẫn đầu và đang chuyển dịch mô hình kinh doanh theo định hướng Ngân hàng đa năng, hiện đại và bền vững; lấy khách hàng làm trọng tâm.

VCB đã và đang tiếp tục chủ động đầu tƣ, nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng.

Vị thế hiện tại của VCB cũng là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển dịch vụ thẻ trong những năm tới. Ngoài ra, do sự cạnh tranh về lãi suất huy động so với các ngân hàng trên thị trường nên VCB thu hút được một lượng khách hàng lớn và ổn định đến giao dịch, tạo cơ hội để bán chéo sản phẩm dịch vụ thẻ tới khách hàng, gia tăng lƣợng khách hàng, lƣợng thẻ phát hành và doanh số sử dụng thẻ.

Đồng thời, với lợi thế thương hiệu nên đối tượng khách hàng đều được xếp hạng tín nhiệm cao, là một thị trường tiềm năng để chi nhánh có thể đẩy mạnh các chỉ tiêu kinh doanh thẻ, đặc biệt là việc gia tăng doanh số thẻ tín dụng.

3.1.2. Những thách thức

Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi trên, việc chuyển đổi và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Việt Nam vẫn đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, cụ thể nhƣ:

- Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng Trong quá trình phát triển, dịch vụ thẻ được đánh giá là xu hướng tất yếu. Hiện nay, thị trường bán lẻ đã và đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng tại Việt Nam. Với sự ra đời và phát triển mạng lưới dày đặc của các ngân hàng trên cả nước bao gồm cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài đã tạo ra sức ép cạnh tranh khá lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của VCB. Thị phần khách hàng của Vietcombank đã bị chia sẻ với các ngân hàng khác.

- Khó khăn trong bảo mật thông tin khách hàng

Bên cạnh nhiều tiện ích mang lại cho khách hàng, phát triển dịch vụ thẻ đang đối mặt với vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, khi ngành ngân hàng luôn là mục tiêu số một của tội phạm công nghệ. Rất nhiều trường hợp xảy ra là do khách hàng sử dụng dịch vụ không đúng cách, bị lừa vào những trang ngân hàng giả mạo cung cấp thông tin thẻ… khiến cho kẻ gian lợi dụng và chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng. Điều này đặt ra không chỉ với ngân hàng mà cả với bản thân khách hàng phải tự trang bị kiến thức về công nghệ số để tránh rủi ro.

- Thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến

Bệnh dịch Covid-19 đang làm xáo trộn mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, song trong nguy có cơ. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng công nghệ vào trong các giao dịch thương mại, thanh toán, đã đem lại diện mạo mới cho hoạt động thẻ. Cùng với phát hành thẻ vật lý là sự xuất hiện của thẻ phi vật lý, với các hình thức thành toán mới mang lại sự thuận tiện và nhiều trải nghiệm cho người dùng. Hiện tại, các dịch vụ thẻ của ngân hàng hầu như phổ biến đối với người dân khu vực thành thị, đặc biệt đối với những người thường xuyên giao dịch, mua hàng online trên các nền tảng công nghệ nhƣ grab, shopee, la ada, tiki... Còn ở khu vực tỉnh và nông thôn thì do trình độ dân trí thấp hơn, hệ thống mạng lưới các ngân hàng thưa thớt nên người dân ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng; hay nhiều khách hàng trung niên, cao tuổi có tâm lý ngại thay đổi, trình độ sử dụng công nghệ hiện đại chƣa cao nên thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến. Vì vậy, việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân cũng đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)