CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.3.2. Phát triển mạng lưới
3.3.2.1. Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ
Mạng lưới ĐVCNT là một chủ thể không thể thiếu trong quy trình thanh toán thẻ, là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là nơi bắt đầu nghiệp vụ thanh toán thẻ. Do đó, khi càng có nhiều ĐVCNT tại nhiều nơi, thuộc nhiều loại hình kinh doanh khác nhau thì sự tiện ích của việc sử dụng thẻ ngày càng tăng. Hơn nữa, nhận thức của các tầng lớp dân cƣ ngày càng tiến bộ, họ đã nhận thấy sự tiện lợi của việc sử dụng thẻ thanh toán. Vì vậy, Vietcombank muốn cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng khác về loại hình dịch vụ này thì cần tập trung các tiêu chí sau đây:
Một là, Lựa chọn các ĐVCNT phải đảm bảo các điều kiện
ĐVCNT phải có đăng ký sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam, sản xuất kinh doanh ổn định có lãi, sản phẩm dịch vụ uy tín trên thị trường.
Cơ sở đóng trên địa bàn thuận lợi về giao thông, đông dân cƣ, mật độ khách du lịch cao. Giá trị bình quân mỗi giao dịch (bán hàng, cung ứng dịch vụ) trong ngày không nhỏ hơn 25 USD/ giao dịch. Bên cạnh dó, Ngân hàng cũng không nên lựa chọn các ĐVCNT thuộc danh sách ĐVCNT có độ rủi ro cao hoặc đã bị chấm dứt hoạt động trong hoạt động thanh toán thẻ do các tổ chức quốc tế cung cấp.
Hai là, Củng cố lại các ĐVCNT hiện có
Vietcombank nên củng cố rà soát lại các ĐVCNT hiện có và đặc biệt giữ vững
hợp đồng phát hành và thanh toán thẻ Amex để phát huy lợi thế cạnh tranh, dành lấy các ĐVCNT chưa chấp nhận thanh toán thương hiệu thẻ này và phối hợp các đơn vị này nâng cao trình độ nhân viên giao dịch, tăng chất lƣợng phục vụ, đồng thời giám sát việc thực hiện. Ngân hàng nên có những khuyến khích bằng vật chất đối với những ĐVCNT có doanh số thanh toán cao. Việc tập trung vào những ĐVCNT có doanh số cao cũng hết sức quan trọng nên Ngân hàng cần có những chính sách hợp lý để toàn bộ các ĐVCNT này chỉ thanh toán qua Vietcombank, không sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác nữa, đảm bảo không phải đầu tƣ thêm mà lại tăng đáng kể doanh số nguồn thu phí. Chẳng hạn, ngân hàng nên dành cho họ những ƣu đãi trong hoạt động cho vay, thanh toán … Không những vây, khi ký hợp đồng với các ĐVCNT có thể thực hiện giảm giá với tỷ lệ phần trăm nào đó cho KH sử dụng thanh toán tại ĐVCNT bằng thẻ Vietcomban phát hành. Tiếp đó ngân hàng sẽ b giá cho ĐVCNT, ghi Có vào tài khoản của ĐVCNT toàn bộ số tiền hàng hóa dịch vụ theo giá gốc, khi đó ĐVCNT sẽ tăng đƣợc doanh thu từ KH là chủ thẻ của Vietcombank phát hành và lƣợng khách hàng tới làm thẻ tại Vietcombank cũng sẽ tăng để mua hàng hóa với giá rẻ, Khi đó thẻ của Vietcombank sẽ đƣợc phát hành nhiều hơn, người dân biết đến thẻ Vietcombank một cách rộng rãi và nhận biết đƣợc các tiện ích do thẻ Vietcombank mang lại. Sau đó ngân hàng sẽ dần điều chỉnh mức b giá cho ĐVCNT và tiến tới sẽ không b giá nữa đồng thời bắt đầu thu phí dịch vụ thanh toán từ ĐVCNT và thu phí khác của chủ thẻ để công tác phát hành – thanh toán thẻ của Ngân hàng thực sự đem lại lợi nhuận. Với chung cả mạng lưới ĐVCNT, Chi nhánh căn cứ vào các vào việc tổng hợp doanh số thanh toán của các ĐVCNT hàng tháng, quý, năm Vietcombank có thể phân loại đơn vị hoặc cho nhân viên của đơn vị có doanh số cao và ổn định như tiền thưởng, tặng phẩm, các chuyến du lịch, cộng điểm thưởng với ĐVCNT hoạt động hiệu quả. Qua đó nhằm khuyến khích đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ qua máy EDC của Vietcombank nhiều hơn.
Ngoài ra, Vietcombank cần tiếp cận, thiết lập mối quan hệ với những ĐVCNT tiềm năng để mở rộng mạng lưới trong tương lai, như mở rộng các ĐVCNT sang các ngành nghề khác, xây dựng một mạng lưới ĐVCNT vệ tinh, phục vụ cho nhu cầu
sử dụng thẻ.
Ba là, Đa dạng hóa và mở rộng thị trường kinh doanh thẻ
Hiện tại, các ĐVCNT chấp nhận thẻ của Vietcombank chủ yếu là các siêu thị, nhà hàng, khách sạn nhưng thị trường này cũng bị các ngân hàng khác khai thác đến mức bão hòa. Một siêu thị có đến ba, bốn ngân hàng c ng đặt máy thanh toán thẻ khiến việc đầu tƣ trở nên lãng phí. Vietcombank cần phải đẩy mạnh phát triển mạng lưới ĐVCNT sang cả các loại hình đơn vị vốn không phải là truyền thống như điện tử, quần áo thời trang, mỹ phẩm, trung tâm ngoại ngữ, bệnh viện,... Thời gian đầu, chắc chắn hiệu quả hoạt động của các đơn vị chấp nhận thẻ này không thể cao bằng các đơn vị chấp nhận thẻ cho khách nước ngoài như khách sạn, cửa hàng lưu niệm.
Nhƣng phải quan niệm rằng đầu tƣ vào các đơn vị chấp nhận thẻ là phục vụ thẻ trong nước, phục vụ người Việt Nam mới là cách đầu tư lâu dài, bền vững và cũng là đầu tư để phát triển thị trường thẻ, phát triển số người sử dụng thẻ.
Bốn là, Kiểm tra định kỳ chất lƣợng các thiết bị Viecombank lắp đặt tại các ĐVCNT
Bên cạnh việc phát triển về diện rộng, chính sách phát triển về chiều sâu cũng cần đƣợc quan tâm. Ngân hàng cần định kỳ cử cán bộ xuống các ĐVCNT để khảo sát, kiểm tra và bảo dƣỡng máy, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc để kéo dài thời gian sử dụng và để xem thực tế ĐVCNT sử dụng thiết bị đó có hiệu quả không, có vướng mắc gì trong việc thanh toán thẻ. Cũng cần hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên của ĐVCNT về cách sử dụng máy, cập nhật những thông tin mới về tình hình thẻ giả mạo...để nâng cao hiệu quả của ĐVCNT.
3.3.2.2. Phát triển mạng lưới ATM
- Cần quy hoạch việc lắp đặt ATM để khai thác hiệu quả hơn công suất máy.
Phải nghiên cứu, khảo sát kỹ trước khi lắp máy. Ưu tiên lắp đặt trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nơi có số lượng lớn học sinh, sinh viên tương đối ổn định qua các năm, các trung tâm du lịch, trung tâm thương mại… thậm chí có thể đặt thành cụm máy nơi thường xuyên có đông người thực hiện giao dịch, nhất là vào các kỳ lương, tết, lễ hội…. tạo
sự nhanh chóng không phải mất thời gian chờ đợi, chỗ đặt máy ATM phải thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đƣợc bảo đảm an toàn, có bảo vệ, có camera theo dõi.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của máy: Nghiên cứu nâng cấp cấu hình của ATM, cũng nhƣ phần mềm xử lý giao dịch để tăng tốc độ giao dịch, giảm bớt các thao tác cho khách hàng. Hầu hết các máy ATM xử lý lƣợng giao dịch rất lớn và cần đƣợc bảo trì đúng cách để đảm bảo sự chính xác trong giao dịch của khách hàng. Cần đảm bảo các module phân phối tiền mặt, hệ thống liên lạc, hệ thống thẻ, màn hình, bàn phím đƣợc bảo trì đúng cách, các thiết bị lỗi cần đƣợc phát hiện sớm và thay thế, đảm bảo mạng đƣợc duy trì và hoạt động tốt.
- Công tác tiếp quỹ (tiếp tiền, thay biên lai, nhật ký giao dịch...) phải đƣợc chú trọng, hạn chế tối đa tình trang máy hết tiền, ngừng giao dịch do hết giấy.
Cần phải phân loại và kiểm tra tiền cẩn thận trước khi cho vào hộp tiền tránh để xảy ra trường hợp trả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng.
Về xử lý các sự cố liên quan tới ATM: Đôi khi ATM có thể gặp sự cố làm máy không hoạt động nhƣ nghẽn mạch, hết giấy nhật ký…, khi đó Ngân hàng cần phải có bộ phận thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của các ATM để kịp thời có biện pháp khắc phục bảo đảm ATM hoạt động thông suốt. Theo xu hướng phát triển của nhiều nước như Singapore, Malaysia thì các Ngân hàng thường sử dụng các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc ATM để nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ATM, thay vì phải sử dụng một bộ phận trong Ngân hàng để thực hiện việc này. Từ kinh nghiệm đó thì Ngân hàng nên thành lập một bộ phận trực thuộc hệ thống Ngân hàng để chuyên môn hóa công tác chăm sóc máy ATM, nâng cao và đảm bảo chất lƣợng dịch vụ của các máy ATM.